Áp xe não: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Áp xe não là hiện tượng hình thành mủ trong mô não

Não là một cơ quan rất quan trọng. Não có chức năng tạo ra và quản lý các hoạt động sống như nhìn nhận, phản xạ, suy nghĩ và tính toán… Bộ phận này giúp điều hành và liên kết toàn bộ cơ quan trong cơ thể, thống nhất ngôn ngữ và vận động. Là trung tâm điều khiển đặc biệt như vậy nên mọi ảnh hưởng đến não sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tổn thương đến nó là áp xe não. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu căn bệnh đó là gì và mối đe dọa nghiêm trọng đến từ nó. Từ đó, có cho mình những kiến thức kinh nghiệm phòng tránh hợp lý.

1. Khái niệm

Áp xe não là một khu vực tập hợp mủ tế bào chết, tế bào bị nhiễm khuẩn và các vật khác tạo nên hiện tượng nhiễm trùng trong não (thường do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra). Căn bệnh này có xu hướng hay xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi não bị xâm nhập và tổn thương sẽ ảnh hưởng đến tất cả hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây tỉ lệ tử vong cao.

Áp xe não là hiện tượng hình thành mủ trong mô não
Áp xe não là hiện tượng hình thành mủ trong mô não

2. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân chính gây áp xe não là: người bị chấn thương ở đầu, mặt, cổ, nhiễm khuẩn ở gần não như viêm xoang trán, viêm xoang sàng, viêm tai giữa, viêm xương chũm, nhiễm khuẩn theo đường máu. Khi bệnh nhân mắc các viêm mủ màng phổi, viêm màng trong tim, viêm tủy xương, áp xe gan mụn nhọt… nhiễm trùng xảy ra ở một nơi khác trong cơ thể. Các vi sinh vật truyền nhiễm có thể đi qua dòng máu, vượt qua hàng rào máu não và xâm nhập, lây nhiễm vào não gây áp xe. Nhưng cũng có trường hợp bệnh áp xe não không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn phát bệnh đầu tiên.

Đặc điểm bệnh áp xe não theo đường máu rất khó nhận biết là ổ áp-xe là ở sâu trong tổ chức não. Chúng có thể tập trung một chỗ hay phân bố ở nhiều chỗ khác nhau. Cơ thể phát bệnh do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng nhiễm bẩn gây nên. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, nấm cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ổ áp xe có thể ở các vị trí ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong não.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến áp xe não
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến áp xe não

Gần như bất cứ ai cũng có thể bị áp xe não, nhưng một số nhóm người nhất định có nguy cơ cao hơn những người khác như:

  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm do HIV hoặc AIDS
  • Ung thư và các bệnh mãn tính khác
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Chấn thương đầu hoặc vỡ hộp sọ
  • Viêm màng não
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, như những thuốc điều trị ung thư
  • Xoang mạn tính hoặc viêm tai giữa
  • Một số dị tật bẩm sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn/nấm/virus di chuyển đến não dễ dàng hơn thông qua răng và ruột như tứ chứng Fallot …

3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh

 Quá trình hình thành áp xe não có 4 giai đoạn:

Giai đoạn viêm não cục bộ (3-5 ngày)

Vi khuẩn gây bệnh tạo ra ổ viêm ở một chỗ hoặc các vùng xung quanh theo đường máu. Khiến khu vực trung tâm mủ hoại tử phù nề hóa lỏng mạnh, vùng lân cận có một số nguyên bào sợi, ngoài cùng là vùng phù nề lan rộng.

Giai đoạn viêm tiến triển tạo mủ (5-14 ngày)

Vùng hoại tử là trung tâm ổ viêm dần tiến rộng lan ra xung quanh, có các tế bào viêm như bạch cầu hạt xen lẫn với tế bào hoại tử và bắt đầu tạo mủ.

Giai đoạn hình thành bao áp xe (vài tuần)

Để tạo thành bao áp xe, các mạch máu được vận chuyển đến, bổ sung nhiều hơn để ngăn chặn, bao vây ổ mủ không cho trải rộng ra xung quanh tạo thành một vòng vây vững chắc. 

4. Triệu chứng và dấu hiệu

Thông thường, áp xe não gồm những dấu hiệu chính sau đây: 

Hội chứng nhiễm trùng 

Bệnh nhân thường có, hội chứng nhiễm khuẩn, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn, sụt cân nhanh. Người có dấu hiệu sốt cao từ 30-40 độ C. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu  tăng cao.

Hội chứng tăng áp lực nội 

Đi lảo đảo như người say rượu, đầu đau âm ỉ. Tình trạng đau đầu tăng lên về đêm hoặc khi người bệnh thay đổi tư thế, kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Bệnh càng để lâu, người bệnh nôn càng nhiều, nôn không kiểm soát, soi đáy mắt có phù gai thị, cổ cứng, phản ứng tinh thần chậm chạp, lú lẫn mất phương hướng, gặp khó khăn trong giao tiếp, giảm vận động do mất chức năng cơ bắp, thay đổi tính cách và hành vi, thậm chí là hôn mê.

Hội chứng thần kinh khu trú

Đối với ổ áp xe ở một bên bán cầu, người bệnh sẽ bị liệt nửa người, ở hai bên bán cầu, người bệnh sẽ bị liệt tứ chi. Liệt dây thần kinh sọ não, có các cơn động kinh cục bộ.

Với áp xe ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng thì khi ấn hoặc gõ lên vùng xương viêm bệnh nhân rất đau

Ngoài ra đối với trẻ sơ sinh có thể có thêm các triệu chứng khác như phồng thóp, nôn ói, khóc thét, co cứng ở tay chân.

Não là cơ quan quan trọng cần được bảo vệ
Não là cơ quan quan trọng cần được bảo vệ

5. Phương pháp trị liệu

Các phương pháp điều trị áp xe não hiện nay gồm dùng thuốc và phẫu thuật.

Phương pháp trị liệu bằng thuốc.

 Có một số trường hợp phải dùng thuốc chữa trị vì sẽ gặp rủi ro nếu như phẫu thuật, hoặc bệnh mới ở giai đoạn mới phát, thể trạng bệnh nhân yếu. Thuốc đặc trị áp xe não chỉ được khuyến cáo sử dụng nếu như bạn rơi vào những trường hợp sau:

  • Áp xe nhỏ (dưới 2cm)
  • Ổ áp xe chưa hình thành quá nhiều.
  • Áp xe ẩn sâu trong não, không thể phẫu thuật.
  • Viêm màng não (nhiễm trùng màng bảo vệ quanh não).
  • Não úng thủy (tích tụ chất lỏng trong não).
Điều trị áp xe não như thế nào?
Điều trị áp xe não như thế nào?

Phương pháp trị liệu bằng phẫu thuật

Tùy vào kích thước, số ổ áp xe, nguyên nhân gây nên mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Đây là các trường hợp thường được chỉ định phẫu thuật hút áp xe cơ bản.

  •  Áp xe lớn hơn 2cm
  • Ổ áp xe không phản ứng với thuốc
  • Có khí trong áo xe
  • Có nguy cơ áp xe vỡ

Phương pháp phẫu thuật áp xe được thực hiện bằng cách chụp CT để xác định vị trí áp xe, sau đó chọc hút để dẫn lưu mũ, lấy toàn bộ bọc áp xe não. Quá trình này thường kéo dài 1 giờ đồng hồ.

Ngoài ra còn có phương pháp điều trị áp xe não bằng cách phẫu thuật mở hộp sọ được khuyến nghị khi áp xe không phản ứng lại với thuốc hoặc tái phát liên tục.Trong quá trình mở hộp sọ, bác sĩ sẽ phải lấy đi một phần nhỏ chân tóc. Loại bỏ một mảnh xương sọ nhỏ để có thể tiến vào não. Áp xe sau đó sẽ được hút mủ hoặc loại bỏ hoàn toàn. Biện pháp phẫu thuật này thường mất 4 giờ ( đã tính thời gian gây mê).

Yếu tố trị bệnh quan trọng là bản thân người bệnh phải tự điều trị bệnh bằng mọi cách có thể làm được ở nhà. Được chăm sóc kĩ càng, hợp lí. Hợp tác, tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ, giữ vững tinh thần thoải mái, vui vẻ để điều trị bệnh có hiệu quả.

6. Biện pháp phòng tránh

Bệnh áp xe não có cách nào phòng tránh được không?
Bệnh áp xe não có cách nào phòng tránh được không?

Áp xe não là một bệnh rất nặng, có tỉ lệ tử vong cao. Muốn phòng bệnh cần tránh các nguyên nhân gây áp xe như ở trên. Ngoài ra, có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Cần chăm sóc răng miệng thường xuyên khi ngủ dậy và sau các bữa ăn để hạn chế nhiễm khuẩn tai mũi họng và răng miệng. Nếu các triệu chứng của xoang hoặc nhiễm trùng răng vẫn tồn tại dai dẳng, người bệnh cần đến cơ sở Y tế khám và sử dụng thuốc. Đặc biệt phòng tránh tai nạn chấn thương bằng cách: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; sử dụng các trang bị bảo hộ lao động trong các ngành nghề như thợ xây, thợ mộc, công nhân vận hành máy móc…

Não là bộ phận quan trọng điều hành sự sống và mọi vận động của cơ thể. Khi có dấu hiệu gây bệnh áp xe não, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt. Điều trị áp xe não đúng cách và kịp thời có thể giảm bớt nguy cơ tử vong và các biến chứng sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *