Áp xe phổi: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Biểu hiện của bệnh apxe phổi 

Bệnh áp xe phổi hay apxe phổi là một loại bệnh lý nhiễm trùng ở phổi. Mô phổi bị tổn thương hoặc hoại tử do bị viêm nhiễm cấp tính. Các trường hợp như người bệnh mắc viêm phổi hay viêm màng phổi thì cũng có thể bị hình thành các dịch mủ và các khoang chứa mủ. Đây được gọi là các apxe phổi. Trong áp xe có chứa dịch mủ, xác bạch cầu hay vi khuẩn. Các ký sinh trùng cũng có thể gây lên bệnh áp xe phổi, tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Khái niệm

Bệnh áp xe phổi là gì?
Bệnh áp xe phổi là gì?

Bệnh áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng ở phổi. Bệnh do nhiều tác nhân gây ra khiến phổi bị tổn thương và các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, tạo thành các áp xe chứa mủ. Apxe phổi chiếm tới 4,8% các bệnh thường gặp về phổi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất là ở độ tuổi trung niên. Hiện nay, do khoa học công nghệ phát triển nên việc chẩn đoán và phát hiện bệnh đã trở nên dễ dàng hơn.

Bệnh áp xe phổi có hai loại phổ biến. Cụ thể là: 

  • Apxe phổi nguyên phát: Đây là sự hình thành apxe trên một lá phổi lành, chưa bị tổn thương hay có bệnh lý trước đó. 
  • Apxe phổi thứ phát: Đây là trường hợp apxe hình thành trên một lá phổi đã có sẵn các tổn thương như hang lao, nang phổi hay giãn phế quản.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng, ví dụ như:

  • Ho ra máu do mạch máu bị vỡ. Nhất là các trường hợp khối apxe ở gần rốn phổi. Trường hợp này không được cứu chữa kịp thời sẽ rất nguy hiểm
  • Tràn mủ màng phổi. Trường hợp này xảy ra khi ổ apxe thông với màng phổi bị vỡ. Khi đó mủ trong ổ apxe bị tràn vào màng phổi.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu vi khuẩn trong apxe xâm nhập vào máu sẽ gây nhiễm trùng máu. Trường hợp này sẽ gây sốc nhiễm trùng và khả năng tử vong rất cao.
  • Bên cạnh đó, apxe phổi còn có thể gây ra xơ phổi, áp xe não hay giãn phế quản.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe phổi
Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe phổi

Có nhiều nguyên nhân từ trực tiếp đến gián tiếp gây ra bệnh apxe phổi. Có thể kể đến các nguyên nhân thường gặp sau:

  • Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh áp xe phổi. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm sẽ sinh sôi và phát triển gây ra viêm nhiễm, mưng mủ, hình thành ổ apxe. Các tác nhân này thường theo đường khí quản để vào phổi.
  • Các loại vi khuẩn kỵ khí từ vùng răng miệng chiếm đến 89%. Chúng phát triển được ngay cả trong môi trường thiếu oxy và gây ra mùi hôi thối. Các loại vi khuẩn này gây nên áp xe phổi lan tỏa.
  • Tụ cầu vàng: Người mắc tụ cầu vàng có thể bị tổn thương phổi, gây suy hô hấp cấp tính cùng với nhiễm trùng độc. Từ đó hình thành nên các ổ áp xe.
  • Ký sinh trùng: Amip thứ phát sau áp xe gan, ruột là điều thường gặp nhất. Người bệnh có biểu hiện khạc đờm màu nâu kèm theo máu.
  • Các loại nấm gây bệnh như Mucoraceae, Aspergillus spp,…
  • Di vật: Các dị vật được đưa vào phổi gây viêm phổi hít là tiền để để tạo nên các apxe.
  • Bệnh lý nền tài phổi: Trường hợp những bệnh nhân mắc u phổi, ung thư phổi, nhồi máu phổi, giãn phế quản, kén phổi bẩm sinh hay lao phổi có hang thì đều có thể mắc apxe phổi.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh 

Biểu hiện của bệnh apxe phổi 
Biểu hiện của bệnh apxe phổi

Các triệu chứng của bệnh nhân khi mắc apxe phổi thường được phát triển trong nhiều tuần. Bệnh nhân sẽ mệt mỏi, yếu ớt, không còn muốn ăn và nhanh chóng sút cân. Người bệnh thường sốt cao, người ớn lạnh, đổ mồ hôi. Khi ho có mùi hôi, nước bọt thì có vị khó chịu. Các triệu chứng của bệnh gồm:

  • Ổ mủ kín: Đối với các ổ apxe kín, người bệnh sẽ ho khan, sốt cao có thể lên tới 39-40 độ. Người chán ăn, mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở.
  • Ộc mủ: Lúc này, người bệnh đã có triệu chứng ho và đau ngực dữ dội hơn. Căn bệnh đã phát triển thêm một bậc. Người bệnh ho ra các ộc mủ đặc quánh. Nếu các mủ có màu nâu là do amip. Nếu mủ có mùi hôi là nguyên nhân do vi khuẩn kỵ khí. Còn mủ màu xanh là do liên cầu. Người bệnh đổ nhiều mồ hôi và mệt mỏi. Khi ho được ra mủ thì cơ thể dễ chịu hơn. 
  • Ổ mủ hở thông phế quản: Người bệnh vẫn có biểu hiện ho nhưng khạc ra ít mủ hơn.

Phương pháp điều trị bệnh apxe phổi

Điều trị bệnh áp xe phổi
Điều trị bệnh áp xe phổi

Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh cải thiện tình hình tốt hơn. Các biện pháp để chẩn đoán bệnh thường là các xét nghiệm cận lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán bằng hình ảnh:

  • Công thức máu: bạch cầu tăng ưu thế so với bạch cầu trung trúng
  • Tốc độ lắng máu tăng
  • Cấy đờm hoặc hút dịch từ phế quản để xác định chính xác vi khuẩn để làm kháng sinh đồ.
  • Xquang phổi: Đây là biện pháp để xác định chính xác vị trí của ổ apxe

Khi đã chẩn đoán chính xác mắc áp xe phổi thì cần tiến hành điều trị. Để đạt hiệu quả tốt nhất thì người ta thường kết hợp nhiều phương pháp. Có thể điều trị bằng thuốc, điều trị can thiệp, phẫu thuật hay điều trị hỗ trợ.

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp này được lựa chọn tùy vào từng trường hợp. Việc lựa chọn thuốc cũng có thể được thay đổi để đáp ứng được lâm sàng của người bệnh hay kết quả của kháng sinh đồ.

Điều trị bằng can thiệp

Có thể dùng các biện pháp can thiệp như:

  • Dẫn lưu ổ áp xe
  • Dùng ống soi phế quản hút mủ ở phế quản
  • Chọc dẫn lưu mủ qua da. Trường hợp này chỉ có thể áp dụng với các ổ apxe ở sát thành ngực và không thông với phế quản.

Phẫu thuật

Trường hợp phải phẫu thuật nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng. Các trường hợp phải phẫu thuật gồm:

  • Ổ áp xe lớn hơn 10cm
  • Apxe phổi mãn tính, điều trị lâu không có kết quả
  • Ho ra máu và tái phát nhiều lần
  • Áp xe và giãn phế quản khu trú nặng
  • Rò phế quản, khoang màng phổi
  • Có triệu chứng u phổi hay ung thư phổi

Điều trị hỗ trợ

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên thì bệnh nhân cần có một chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng, cung cấp lượng lớn protein và vitamin. Chú ý duy trì cân bằng điện giải, cân bằng toan kiềm. Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thở oxy nếu có triệu chứng khó thở, suy hô hấp cấp. Đây tuy chỉ là các biện pháp điều trị hỗ trợ nhưng không nên coi thường. Nó giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục của các bạn.

Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Chủ động phòng bệnh áp xe phổi
Chủ động phòng bệnh áp xe phổi

Để có một lá phổi lành mạnh, không bị áp xe thì chúng ta cần chú ý những điểm sau:

  • Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên và đảm bảo sạch sẽ
  • Nghiêm túc thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị tận gốc, dứt điểm các bệnh lý vùng tai mũi họng và răng miệng. Tránh làm các bệnh trở nặng rồi ảnh hưởng đến phổi.
  • Khi cho người bệnh ăn qua ống sonde dạ dày phải thật cẩn thận
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và trái cây nhiều vitamin C vào thực đơn hằng ngày
  • Khi có thấy các biểu hiện và triệu chứng của bệnh áp xe như ho, đau tức ngực,… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh áp xe phổi, nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị cũng như triệu chứng và những biện pháp phòng tránh. Các bạn hãy lưu ý và thực hiện thật tốt để tránh được căn bệnh nguy hiểm, quái ác này cho mình cùng người thân nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *