Áp xe vú: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Nguyên nhân gây ra căn bệnh áp xe vú

Áp xe vú là một căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, do một loại vi khuẩn gây lên khi bị nhiễm trùng ở vú. Đặc biệt là đối với các chị em trước và sau thời kỳ thai sản, căn bệnh này lại diễn ra phổ biến hơn. Vậy áp xe vú có gây nguy hiểm gì không và cách phòng chống bệnh ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Khái niệm

Áp xe vú là bệnh gì?
Áp xe vú là bệnh gì?

Đối với một số người thì khái niệm áp xe vú còn khá mới, họ không biết đó là căn bệnh gì. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, áp xe vú là một căn bệnh nhiễm trùng ở vú. Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra. Khi mắc bệnh, bầu vú có hiện tượng sưng đỏ, nổi hạch. Khi ấn vào thấy đau và có dịch mủ tích tụ lại. Bệnh thường gặp ở những chị em phụ nữ trong thời kỳ thai sản.

Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi đã ở giai đoạn tạo áp xe. Người bệnh phải chịu những tổn thương đau đớn nặng nề ở vùng ngực và dần có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân. Bệnh áp xe ở vú nếu không được phát hiện kịp thời có thể khiến người phụ nữ mất đi chức năng tiết sữa để nuôi con hoặc hoại tử, biến chứng nhiễm trùng huyết. Nặng hơn nữa có thể gây suy thận hoặc hay hoại tử chi. 

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra căn bệnh áp xe vú
Nguyên nhân gây ra căn bệnh áp xe vú

Bệnh áp xe vùng vú thông thường do vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus gây nên. Cụ thể, có các nguyên nhân dẫn đến bệnh apxe vú như sau:

  • Vi khuẩn tấn công tạo nên một ổ viêm ở trong tuyến vú của phụ nữ
  • Tuyến sữa tiết ra bất thường khi phụ nữ ở giai đoạn nuôi con
  • Không vệ sinh sạch đầu vú sau khi cho trẻ bú
  • Tại thời điểm sau sinh, không day đều các tia sữa
  • Do hiện tượng ứ đọng sau khi cho trẻ bú. Nếu chị em phụ nữ không vắt bỏ hết phần sữa thừa này và làm sạch đầu vú thì rất dễ mắc bệnh áp xe vú
  • Do các yếu tố ngoại cảnh, ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài. Ví dụ như trời trở lạnh làm dòng sữa khó lưu thông, bị tắc nghẽn.

Triệu chứng và biểu hiện

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh

Bệnh apxe vú nếu phát hiện kịp thời có thể chữa trị dứt điểm. Trường hợp để lâu, bệnh phát triển đến giai đoạn nặng sẽ để lại những hậu quả rất khó lường trước. Áp xe có thể gây hoại tử tuyến sữa hoặc nhiễm trùng cơ thể. Các bạn, nhất là chị em phụ nữ trong thời kỳ thai sản, hãy chú ý đến các triệu chứng và biểu hiện của bệnh để kịp thời đến gặp bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh apxe vú phụ thuộc vào vị trí mắc bệnh áp xe, giai đoạn bệnh phát triển cũng như một số yếu tố khác. Bệnh apxe vú có hai giai đoạn phát triển quan trọng sau:

Giai đoạn đầu của bệnh apxe vú

Trong giai đoạn đầu, người bệnh có các dấu hiệu sau:

  • Bệnh khởi phát một cách đột ngột đi kèm với sốt cao. Người bệnh mệt mỏi, thường xuyên bị mất ngủ. Tinh thần uể oải.
  • Người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng sâu phía trong tuyến vú.
  • Vùng da phía bên ngoài vú có thể vẫn bình thường trong trường hợp ổ viêm ở sâu bên trong của tuyến vú. Còn nếu ổ viêm ở nông thì có thể vùng da sẽ có dấu hiệu sưng đỏ và nóng.

Giai đoạn tạo thành apxe

Giai đoạn tạo áp xe là lúc bệnh đã phát triển lên một bậc. Lúc này, các triệu chứng đã rõ ràng và nặng hơn. Người bệnh mệt mỏi và cảm nhận bệnh rõ hơn. Các triệu chứng lúc này bao gồm:

  • Vùng da phía ngoài ổ áp xe đã nặng hơn, có dấu hiệu trở nên nóng, căng lên và sưng đỏ
  • Bên cạnh các triệu chứng nhiễm khuẩn như ở giai đoạn 1 thì các biểu hiện cũng rõ ràng hơn. Người bệnh sốt cao, ớn lạnh, có triệu chứng buồn nôn, ói.

Phương pháp điều trị bệnh

Phương pháp điều trị bệnh áp xe vú
Phương pháp điều trị bệnh áp xe vú

Khi phát hiện ra bệnh áp xe vùng vú, cần tiến hành điều trị ngay để đạt được kết quả tốt nhất. Phương pháp điều trị căn bệnh này bao gồm sử dụng thuốc uống và chích rạch. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt. 

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều. Đối với bên ngực bị áp xe thì tuyệt đối không cho trẻ bú
  • Cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Thức ăn cần đảm bảo dinh dưỡng để người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe 
  • Nếu người bệnh đang nuôi con nhỏ thì chỉ cho bú bên không bị áp xe. Hoặc cẩn thận hơn, bạn có thể vắt sữa để tránh em bé cũng bị nhiễm khuẩn.
  • Chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tránh làm người bệnh đau. Chườm nóng và tiến hành vắt bỏ sữa thường xuyên để cho các tuyến sữa được lưu thông dễ dàng. 
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng một cách tùy tiện.
  • Nếu sử dụng thuốc kháng sinh không thể điều trị tận gốc và triệt để bệnh thì tiến hành trích rạch bên vú bị áp xe để lấy mủ. Trường hợp này chỉ có thể áp dụng với cùng có áp xe nông. Sau khi giải phóng được lượng mủ, người bệnh sẽ được đặt ống dẫn lưu để bơm rửa các ổ dịch bằng loại dung dịch sát khuẩn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải dùng thuốc kháng sinh toàn thân.

Biện pháp phòng tránh bệnh

Biện pháp phòng bệnh áp xe
Biện pháp phòng bệnh áp xe

Bệnh áp xe vùng vú là một bệnh nguy hiểm, gây đau đớn và có thể để lại nhiều hậu quả. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúng ta cần chủ động đề phòng căn bệnh apxe bằng một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả như:

  • Sau khi cho con bú, các mẹ bầu nên mát xa vú nhẹ nhàng để các tuyến sữa được lưu thông. Các mẹ cũng chú ý nên cho trẻ sơ sinh bú sớm nhất có thể sau khi sinh. Cho con bú thường xuyên để các tuyến sữa được hoạt động hiệu quả. 
  • Cho trẻ bú đúng tư thế
  • Chú ý vệ sinh sạch núm vú trước và sau khi cho trẻ bú
  • Cho trẻ bú luân phiên hai bên bầu vú. Nếu chỉ cho trẻ bú quen một nên vú thì khả năng bên vú còn lại bị tắc tuyến sữa là rất cao. Đây là điều kiện để hình thành áp xe vú. Nếu trẻ chỉ chịu bú một bên thì bên còn lại các bạn cũng phải vắt bỏ sữa thường xuyên. Vắt hết sữa thừa mỗi khi trẻ bú xong
  • Nếu thấy các tia sữa bị tắc, phải gặp bác sĩ kịp thời để có phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Để tránh trường hợp tia sữa bị tắc tia sữa, các mẹ hãy xoa bóp bằng tay, chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại hay hút sữa bằng máy để các tia sữa luôn được lưu thông.
  • Các bạn hãy cẩn thận, tránh làm xây xát hoặc nứt núm vú. Đây là điều kiện để vi khuẩn gây nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể làm viêm tuyến sữa. Tương tự, bạn cũng tránh để da trong tình trạng bị khô nứt nẻ. 
  • Chọn size áo ngực phù hợp, vừa vặn và thoải mái với cơ thể. Nếu chọn size áo ngực quá chật có thể làm tổn thương vú. 
  • Không để trẻ cai sữa sớm. Muốn cai sữa cũng phải để cai từ từ, giảm dần về số lượng và số lần bú của trẻ.

Trên đây là những thông tin cần thiết về căn bệnh áp xe vú thường gặp. Các bạn hãy chú ý các triệu chứng của căn bệnh để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để lâu làm bệnh trở nặng, gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Bên cạnh đó, luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh hợp lý để căn bệnh apxe không tìm đến mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *