Bạch cầu cấp: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bạch cầu cấp: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bạch cầu cấp thường được biết đến với tên gọi ung thư máu đem lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh bạch cầu cấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng vẫn chưa  có biện pháp phòng ngừa triệt để. Vì thế hãy chuẩn bị cho mình những hiểu biết thật đúng đắn để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.

Bạch cầu cấp là bệnh gì?

Bệnh bạch cầu cấp hay còn gọi là ung thư các mô có vai trò tạo máu gồm có tủy xương cùng với hệ thống mạch bạch huyết. Trường hợp bạn mắc bệnh bạch cầu nói chung hay bạch cầu cấp nói riêng sẽ thấy xuất hiện những tế bào bạch cầu bất thường tạo ra bởi xương tủy. Những tế bào này sẽ không làm nhiệm vụ tương tự như những tế bào bạch cầu bình thường khác mà lại tăng trưởng nhanh chóng mà không có dấu hiệu dừng lại. 

Nếu như người bệnh không phát hiện và tiến hành chữa trị sẽ khiến các tế bào này ngưng tụ trong tủy xương và làm ảnh hưởng quá trình sản xuất tế bào máu. Với sự phát triển nhanh chóng này, căn bệnh sẽ kéo theo các cơ quan khác bị ảnh hưởng dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.

Bạch cầu cấp có thể dẫn đến tử vong
Bạch cầu cấp có thể dẫn đến tử vong

Theo y học, căn bệnh này được phân chia dựa trên tiêu chí tốc độ làm hại và loại tế bào bạch cầu nào bị tác động, gồm có:

  • Bạch cầu cấp tính: loại bạch cầu này có tốc độ phát triển nhanh và khiến người bệnh cảm giác mệt mỏi ngay tức thời.
  • Bạch cầu mạn tính: loại bạch cầu này ngược lại với bạch cầu cấp tính bởi tốc độ phát triển chậm rãi và không có triệu chứng nào xuất hiện trong thời gian dài.
  • Bạch cầu dòng lympho: loại bạch cầu này do các tế bào bạch cầu lympho tác động xuất hiện phổ biến ở trẻ em.
  • Bạch cầu dòng tủy: đây là loại phổ biến nhất của bệnh bạch cầu do các tế bào hạt, các tiểu cầu, và các hồng cầu gây ảnh hưởng.
Bạch cầu cấp dòng tủy
Bạch cầu cấp dòng tủy

Nguyên nhân gây bệnh 

Bạch cầu cấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến một số nguyên nhân như:

  • Nhiễm phóng xạ liều cao

Các loại hóa chất như benzen, phenylbutazone, chloramphenicol… nếu bị nhiễm với liều lượng > 100 rads dẫn đến bạch cầu cấp

  • Di truyền

Đối với các bệnh nhân mắc hội chứng Down thì tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu so với người thường là hơn 20 lần.

  • Nhiễm siêu vi

Nếu bạn bị nhiễm các loại siêu vi như siêu vi B hoặc virus C-RNA sẽ dễ mắc bạch cầu cấp.

  • Do tổn thương

Những tổn thương mắc phải dễ dẫn đến bạch cầu cấp thường xuất hiện ở tế bào máu gốc. Những tổn thương xảy ra khi tế bào máu gốc chưa có sự chuyên biệt hóa trong sản xuất thì hồng cầu và tiểu cầu đều bị tổn thương. Quá trình sản xuất cũng như sự trưởng thành của bạch cầu bị rối loạn nếu các tổn thương diễn ra. Những bạch cầu này không được trưởng thành khiến quá trình sống của chúng lâu hơn bình thường dẫn đến việc chúng ứ đọng và xâm nhập vào cơ quan tạo máu.

Triệu chứng và biểu hiện bệnh 

Triệu chứng của bạch cầu cấp có rất nhiều, dưới đây là một số biểu hiện mà các bác sĩ chuyên khoa tổng hợp cho mọi người. Việc ghi nhớ và quan sát giúp phát hiện kịp thời bệnh tình thì cơ hội cứu sống sẽ cao hơn.

Thể trạng yếu và mệt

Đây chính là biểu hiện phổ biến nhất của bạch cầu cấp. Nếu cơ thể thiếu máu kèm theo sự kiệt sức sẽ xuất hiện những biểu hiện này. Trong mọi trường hợp phát bệnh, các cơn mệt mỏi diễn ra theo từng cấp độ và đều diễn ra nghiêm trọng theo theo thời gian.

Khó thở

Khi cơ thể bệnh nhân bị yếu và mệt sẽ dẫn đến tình trạng khó thở do thiếu máu và còn bởi khối u nằm trên ngực. Người bệnh sẽ cảm thấy kiệt sức và thậm chí là rơi vào tình trạng gần như hết hơi. Ngay cả việc đi quanh ở trong nhà, trong phòng cũng là việc khó khăn.

Máu chảy bất thường

Người bệnh cần chú ý các biểu hiện như chảy máu cam, chân răng, ruột một cách bất thường là dấu hiệu tình trạng thiếu tiểu cầu và đông máu.

Chấm xuất huyết

Triệu chứng này là tình trạng xuất hiện chấm đỏ trên da. Những chấm nhỏ này thường không được nhiều người để ý vì nó khá nhỏ, không khiến bệnh nhân bị đau. Chúng thường xuất hiện ở phần chi dưới chứng tỏ tiểu cầu bị suy giảm số lượng báo hiệu bệnh bạch cầu. Các chấm xuất huyết này tập trung chủ yếu vùng mắt cá chân do trọng lực cơ thể dồn lên đôi bàn chân suốt ngày.

Bầm tím tự phát

Những vết bầm tím xuất hiện thường không rõ nguyên do 
Những vết bầm tím xuất hiện thường không rõ nguyên do

Khi quan sát trên cơ thể người bệnh sẽ vô tình phát hiện nhiều vết bầm tím nhưng không hề xảy ra bất cứ chấn thương hay va đập nào cũng không thể biết nó xuất hiện khi nào. Tương tự như chấm xuất huyết hiện tượng này do số lượng tiểu cầu bị giảm đi hoặc gặp vấn đề liên quan đến đông máu. Vết bầm tím xuất hiện khắp nơi trên cơ thể không chừa bộ phận nào nhưng chủ yếu nhất là tay chân.

Sưng nướu răng và phì đại

Triệu chứng nướu tăng lên về kích thước xuất hiện ở bệnh nhân bạch cầu cấp, được xem là triệu chứng rõ rệt nhất. Khi tiến hành chẩn đoán bạch cầu, bác sĩ  sẽ cho kiểm tra vùng miệng để quan sát vùng nướu có to hơn không. Người bệnh sẽ có cảm giác bó chặt vùng miệng và nướu sưng to.

Cảm giác đầy bụng. 

Lách to, đầy bụng là biểu hiện của bạch cầu mạn tính và bạch cầu cấp tính. Bệnh nhân thường có cảm giác mau no và ăn rất ít.

Sốt hoặc ớn lạnh

Triệu chứng này hiếm gặp ở bệnh nhân bạch cầu cấp chỉ xảy ra với tỷ lệ ¼ các trường hợp mắc bệnh bạch cầu cấp

Cơ thể cực kỳ xanh xao

Tình trạng xanh xao bất thường diễn ra báo hiệu tình trạng thiếu máu của bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn cho thấy rằng bệnh đã vào giai đoạn nặng hầu như luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Cơ thể xanh xao báo hiệu tình trạng bạch cầu cấp
Cơ thể xanh xao báo hiệu tình trạng bạch cầu cấp

Sưng hạch

Hãy thường xuyên kiểm tra các bộ phận như nách, bẹn có hạch nổi hay không. Các hạch này sẽ thay đổi kích thước trong quá trình bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, phần hạch vẫn to ra và không dừng lại chứng tỏ bạn đã bị bạch cầu cấp hoặc có thể ung thư hạch.

Phương pháp điều trị

Hiện nay, y học thường phổ biến một số phương thức chữa trị như:

  • Hóa trị: đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân nhằm triệt tiêu tế bào gây ung thư.
Hóa trị là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhất
Hóa trị là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhất
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: đối với liệu pháp này bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc nhắm vào các mục tiêu chuyên biệt bị tổn thương ở các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp sinh học: liệu pháp này giúp hệ miễn dịch có thể nhận dạng và diệt trừ tế bào ung thư.
  • Xạ trị: đối với phương pháp xạ trị các bác sĩ sẽ sử dụng tia X hoặc năng lượng cao nhằm mục đích loại bỏ tế bào ung thư. Khi bước vào chu trình xạ trị, người bệnh sẽ nằm trên một cái bàn và có máy phát tia X vừa di chuyển quanh chiếc bàn vừa chiếu tia vào cơ thể bệnh nhân. Những vùng nào tập trung đông đúc các tế bào ung thư sẽ được cung cấp nhiều tia hơn. 
  • Ghép tế bào gốc: phương pháp này thực hiện bằng cách loại bỏ tủy xương bệnh và thay bằng tủy xương khỏe mạnh.

Biện pháp phòng tránh bệnh bạch cầu cấp

Không tiếp xúc hóa chất benzen

Đây là sản phẩm phụ của các loại than đá, dầu mỏ. Chúng được sử dụng nhiều trong xăng và có trong sơn, dung môi, thuốc tẩy rửa và thuốc trừ sâu. Vì thế những người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất các dòng sản phẩm này sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá dễ dẫn đến nguy cơ ung thư mà ở đây là bệnh bạch cầu cấp. Thuốc lá chứa rất nhiều các chất  gây ung thư đi qua phổi rồi truyền đến các mạch máu.

Không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe thật tốt
Không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe thật tốt

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Hãy bổ sung các loại rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, tránh dùng các loại thức ăn dầu mỡ, thức uống chứa cồn, nước ngọt có ga.

Thông qua bài viết này với những kiến thức bổ ích xoay quanh bệnh bạch cầu cấp hy vọng sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *