Bạch hầu: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bạch hầu: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Người xưa thường ví sức khỏe là vàng mười, một câu nói ví von khá hay nhưng rất đúng nghĩa đúng không các bạn? Nếu chúng ta không có sức khỏe thì mọi việc, mọi dự định đều trở lên vô nghĩa. Hiện nay với sự phát triển của khoa học, nhiều loại bệnh đã được chữa khỏi. Tuy nhiên nó chưa phải là tuyệt đối bạn nhé. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho mình là phòng bệnh. Một căn bệnh mà chúng ta phải lưu ý đó là bạch hầu. Bạn đã biết gì về căn bệnh này? Nếu chưa biết, bạn hãy dành một chút thời gian để tham khảo bài viết này nhé.

1. Vậy bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu theo tiếng Anh người ta gọi căn bệnh này là Diphtheria. Một căn bệnh có tính truyền nhiễm rất cao. Nguồn gốc tên tiếng Anh này lại xuất phát từ tiếng Hy Lạp bạn nhé. Dịch nghĩa là “miếng da động vật”. Là căn bệnh có khả năng nhiễm khuẩn cấp tính rất nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát ở tuyến họng, hầu, mũi, thanh quản, hạnh nhân. Đây là căn bệnh vừa có khả năng gây ra hiện tượng nhiễm độc và nhiễm khuẩn cho bệnh nhân. 

Một căn bệnh rất nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn
Một căn bệnh rất nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn

Để có thể hiểu thêm hơn nữa về nó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh như thế nào. Tìm hiểu kỹ về loại bệnh này, bạn sẽ dễ dàng bảo vệ được sức khỏe của mình và những người thân của bạn một cách dễ dàng.

2. Những nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân gây ra bệnh thì có rất nhiều, tuy nhiên đây là một căn bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Con đường gây ra bệnh rất nguy hiểm với mức độ lây lan khá cao đúng không các bạn. Vậy những nguyên chủ yếu nào gây ra bệnh này?

  • Thứ nhất đó là bạn tiếp xúc với người bị bệnh bạch hầu. Trong quá trình tiếp xúc, chúng ta chẳng may hít phải loại vi khuẩn gây bệnh này. Đây là một nguyên nhân mà chúng ta ít khi để ý đúng không bạn. Ví dụ như bạn đang trong một đám đông chẳng hạn.
  • Thứ hai là bạn không được tiêm vắc xin phòng bệnh theo quy định của bộ y tế. Phương pháp tiêm vaccine phòng bệnh là phương pháp an toàn nhất mà bạn lại chủ quan. Điều này quả là rất đáng tiếc bạn nhé.
  • Thứ ba là bạn tiếp xúc với những vật dụng trung gian của người mắc bệnh bạch hầu như: Rửa khăn mặt chung, uống nước chung chẳng hạn…
Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh
Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh

Đây được coi là những nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh nguy hiểm này. Bạn cần lưu tâm và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình mình một cách tốt nhất nhé. Phòng bệnh cho người khác cũng chính là cách phòng bệnh cho chính mình. Bạn nên nhớ nguyên tắc nhân văn này.

3. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh 

Triệu chứng ban đầu

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh bạch hầu chính là bị sốt nhẹ, kèm theo đó là bị viêm họng và đau đầu. Chính điều này dẫn tới hiện tượng bị khó thở và chán ăn. Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết thêm một số dấu hiệu khác như: Giọng bị khàn, ho, sổ mũi và hơi thở có mùi hôi. 

Ngoài những dấu hiệu nhận biết về họng, mũi và hơi thở thì bạn cũng có thể nhận biết qua làn da như: Da bị sạm đen kèm theo đó có thể thấy sự bất bình thường trong tâm lý người bị bệnh như lo lắng, hồi hộp và nhịp thở nhanh.

Một số triệu chứng cụ thể theo từng vị trí

Những biểu hiện trên xảy ra trong khoảng thời gian từ 2-5 ngày thì một triệu chứng mới sẽ xuất hiện đó là: Có một lớp màng giả màu trắng ngà trong thanh quản, trong họng và trong mũi. Lớp màng này khá dính và hơi dai, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Tuy nhiên mỗi một vị trí phát sinh bệnh sẽ có những biểu hiện hoàn toàn khác nhau như:

  • Bạch hầu ở mũi: Trường hợp này khá giống với hiện tượng viêm đường hô hấp trên. Triệu chứng như: Chảy nước mũi, lâu dần nước mũi sẽ bị đặc quánh kèm theo đó là máu bạn nhé. Chính điều này làm cho bạn bị tổn thương vùng môi ở bên trên và hơi thở có mùi hôi rất khó chịu. Nếu soi kỹ bạn có thể nhìn thấy một lớp màng trắng xung quanh hốc mũi. Thông thường hiện tượng này xảy ở trẻ đang còn bú mẹ. 
  • Bệnh bạch hầu xảy ra ở họng và amidan: Đây là trường hợp phổ biến nhất. Dấu hiệu thường chán ăn, viêm họng, sốt và tâm trạng không ổn định. Trường hợp này lớp màng giả xuất hiện khá sớm chỉ sau 1-2 ngày nhiễm bệnh. Hạch cũng nổi lên ở vùng cổ dẫn tới bị phù nề và thường người ta ví là cổ con bò. Ngoài ra còn xuất hiện hiện tượng xuất huyết dưới da, và đi tiểu ra máu. Khả năng biến chứng đối với trường hợp này xảy ra rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn tới tử vong.
Sốt là dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh bạch hầu
Sốt là dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh bạch hầu
  • Trường hợp thứ 3 phải kể đến đó là bạch hầu trong thanh quản: Triệu chứng là thở mạnh đôi khi còn nghe thấy tiếng rít khi thở và giọng nói bị khàn. Phần xương ức, xương sườn và thượng đòn có sự co kéo rất rõ rệt. Đôi khi bạn còn bị khó thở, do lớp màng giả đã bít đường hô hấp của bạn. Điều này rất dễ dẫn tới tử vong ngay lập tức.

4. Phương pháp điều trị cho bệnh

Có 3 phương pháp điều trị bệnh bạch hầu mà bạn cần biết và tìm hiểu để điều trị bệnh cho bản thân và những người thân yêu của mình. Cụ thể là:

Bạch hầu một căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ em
Bạch hầu một căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ em

Điều trị bằng kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh bạch hầu là thuốc Erythromycin. Bạn có thể uống hoặc tiêm tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Với liều lượng là 40 mg/kg/ngày, có thể dùng tối đa là 2 g/ngày. Đồng thời điều trị liên tục trong 14 ngày. Một dấu hiệu đáng mừng đó là bệnh hoàn toàn không thể lây sang người khác khi bạn đã điều trị kháng sinh được 48 giờ. Phương pháp điều trị này sau khi đã khỏi, bác sĩ sẽ cấy lại bệnh phẩm để có thể xác định vùng tổn thương đã sạch vi khuẩn.

Điều trị bệnh bằng kháng độc tố

Mẫu phẩm này lấy từ huyết thanh của ngựa. Nó thường được dùng để phòng bệnh là chủ yếu. Bởi kháng độc tố không có khả năng trung hòa độc tố trong cơ thể. Bởi vì nó chỉ có tác dụng là ngăn ngừa mầm bệnh không để nó có khả năng tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên dùng kháng độc tố cũng tiềm ẩn nguy cơ đó là hiện tượng sốc phản vệ bạn nhé. Bạn nên lưu tâm vấn đề này.

Điều trị bệnh bằng phương pháp dự phòng

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì tốt nhất là bạn nên cho người thân tiêm ngay vacxin bạch hầu cho an toàn. Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh đúng không các bạn? Nên chọn cho mình phương pháp an toàn nhất bạn nhé.

5. Cách phòng bệnh 

  • Bạn cần đảm bảo nhà ở, lớp học, cơ quan…luôn thoáng mát và sạch sẽ. Ánh sáng cũng là yếu tố rất cần thiết để loại bỏ vi khuẩn ẩn nấp và phát triển. 
  • Vệ sinh chân, tay thật sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn. Vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý bạn nhé. Bên cạnh đó cần giữ cho mình ý thức vệ sinh khi giao tiếp như: Che miệng khi ho, hay hắt hơi, sổ mũi…Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc bị nghi ngờ bị bệnh.
  • Cần cách ly ngay người bệnh để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh khi phát hiện ra bệnh. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế để chữa bệnh để bác sĩ có phác đồ điều trị sớm nhất. 
  • Cuối cùng là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng bệnh đó là tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu
Tiêm vaccine là cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất
Tiêm vaccine là cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất

Đây có thể coi là những phương pháp cơ bản an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân của mình. Mỗi chúng ta hãy tự là bác sĩ của chính mình, đó mới là cách phòng bệnh tốt nhất. Để làm được điều này bạn phải có kỹ năng và kiến thức đúng không nào?

Có thể nói bệnh tật luôn là nỗi lo của con người không chỉ riêng bệnh bạch hầu đúng không các bạn. Có được vốn kiến thức để phòng bệnh sẽ là rất tốt. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề phòng và chữa bệnh cho bản thân và gia đình bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *