Bệnh bàn chân phẳng: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh bàn chân phẳng: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh bàn chân phẳng hay còn gọi là bệnh bàn chân bẹt, là một căn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến dây thần kinh và đời sống của người bệnh. Theo thống kê thì số lượng bệnh nhân mắc phải bệnh này ngày một tăng cao. Có rất nhiều người hoang mang khi nghe đến căn bệnh này, nhất là phụ huynh có em bé. Vì khi trẻ mắc phải căn bệnh này thì khả năng vận động, đi lại, kể cả dây chằng và dây thần kinh cũng sẽ bị tác động rất nhiều.

Theo bạn bệnh bàn chân phẳng là gì?

Mặc dù chúng ta vẫn thường truyền tai nhau hay nghe ở đâu đó nhắc đến bệnh bàn chân phẳng nhưng nhiều người vẫn chưa hình dung được đó là căn bệnh như thế nào? Thực tế, chúng ta có thể hiểu đó là phần vòm ở dưới lòng bàn chân bị phẳng thay vì có hình vòm cung. Người mắc căn bệnh này, khi đứng lên thì toàn bộ lòng bàn chân đều áp sát xuống sàn. Căn bệnh này xảy ra ở mọi đối tượng mà không phân biệt giới tình hay tuổi tác.

Tìm hiểu về bệnh bàn chân phẳng
Tìm hiểu về bệnh bàn chân phẳng

Nguyên nhân gây ra bệnh

Bất kỳ căn bệnh nào cũng có nguyên nhân của nó, tuy nhiên không phải căn bệnh nào cũng dễ dàng tìm ra nguồn gốc phát sinh. Thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể phân tích cụ thể nguyên nhân của căn bệnh bàn chân phẳng, tuy nhiên các bác sĩ cũng đưa ra một số lý do dẫn đến căn bệnh này như:

  • Do từ bé có thói quen đi chân đất hoặc mang những đôi dép, giày sử dụng phần đế có miếng lót khá bằng phẳng.
Thói quen đi chân đất từ bé làm tăng nguy cơ bệnh bàn chân phẳng
Thói quen đi chân đất từ bé làm tăng nguy cơ bệnh bàn chân phẳng
  • Một vài trường hợp mắc phải căn bệnh này là do phần bàn chân có gen xương khớp mềm. Có thể xem đây là nguyên nhân mang tính di truyền.
  • Ngoài ra, bệnh có khả năng cao đối với những người bị gãy xương hay những bệnh nhân đang mắc một số bệnh liên quan đến béo phì, dây thần kinh, đái tháo đường.

Trên đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến căn bệnh không mong muốn là bàn chân phẳng. Do đó, bản thân mỗi chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh để có những biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Triệu chứng và biểu hiện bệnh

Bản thân mỗi người cần hiểu rõ căn bệnh và có sự quan tâm đến cơ thể của mình để dễ dàng phát hiện được những triệu chứng và biểu hiện của bệnh. Khi phát hiện bệnh sớm thì khả năng chữa trị và hồi phục sẽ cao hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết mình đang mắc bệnh bàn chân phẳng? Dưới đây là những chia sẽ rất hữu ích dành cho bạn:

  • Với người lớn thì dễ dàng nhận diện bệnh này với những triệu chứng như lòng bàn chân phẳng, dép bị mòn đều và nhanh, bàn chân yếu đi và thường bị co cứng hoặc tê, khi mang dép size vừa thường bị đau,v.v.
  • Với em bé thì khả năng phân biệt có phần khó hơn. Vì ở trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi thì phần lòng bàn chân khá phẳng. Tuy nhiên đến khoảng 2 – 3 tuổi thì vòm bàn chân sẽ dần hình thành. Do đó, phụ huynh của trẻ cần quan sát bé để nhận diện được bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bàn chân phẳng
Dấu hiệu nhận biết bệnh bàn chân phẳng

Biện pháp chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Thông thường khi có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân sẽ đi gặp bác sĩ để khám và tư vấn. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng nhiều cách. Cách đơn giản thông thường là quan sát. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng bằng các ngón chân, quan sát phần trước và sau chân. 

Ngoài ra, với nền công nghệ hiện đại, nhiều năm gần đây bệnh bàn chân phẳng đã có thể chẩn đoán bằng những cách tiên tiến với máy móc như:

  • Xem hình ảnh của khớp và xương của bàn chân để tìm ra dấu hiệu của bệnh bằng cách chụp hình X-quang.
  • Quan sát hình ảnh các mô mềm bằng cách siêu âm.
  • Kiểm tra chi tiết các góc độ khác nhau của khung xương và khớp của bàn chân bằng cách chụp CT.
  • Biết rõ mô mềm và mô cứng của bàn chân như thế nào bằng cách chụp cộng hưởng từ MRI.
Phương pháp chẩn đoán bệnh qua quan sát thông thường
Phương pháp chẩn đoán bệnh qua quan sát thông thường

Việc phát hiện bệnh rất dễ thông qua quan sát bằng mắt thường hoặc những phương pháp sử dụng hình ảnh để chẩn đoán. Nếu bạn cảm thấy bàn chân mình có nhiều dấu hiệu trùng với triệu chứng của bệnh bàn chân phẳng thì hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành chẩn đoán, đưa ra kết quả chính xác nhất. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho thời gian chữa trị được rút ngắn và đạt hiệu quả tốt hơn.

Phương pháp điều trị

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu mắc bệnh bàn chân phẳng, bạn nên đi khám và chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Ngoài ra, bạn nên thực hiện một số liệu pháp bổ sung như:

  • Giảm tê nhức bằng cách tập luyện các bài tập căng gân.
Cách luyện tập điều trị bệnh bàn chân phẳng hiệu quả
Cách luyện tập điều trị bệnh bàn chân phẳng hiệu quả
  • Khuyến khích sử dụng những giày hỗ trợ như giày có đế nâng vòm chân để giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
  • Với những bệnh nhân béo phì thì nên có chế độ ăn kiêng, tập luyện nhằm giảm cân cũng như giảm áp lực lên đôi bàn chân.
  • Ngoài ra, bệnh bàn chân phẳng cũng có thể phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này còn tùy thuộc nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Bất kỳ căn bệnh nào cũng cần có sự kiên nhẫn và phối hợp nhiều cách trị liệu thì mới có thể tăng khả năng bình phục cũng như đạt được kết quả tốt nhất. Do đó, trong quá trình điều trị, nếu mức độ phục hồi chậm bạn cũng cố gắng kiên trì nhé.

Biện pháp phòng tránh

Bệnh bàn chân phẳng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, thần kinh cột sống và tinh thần của bản thân. Do đó, khi mắc bệnh chúng cần tích cực chữa trị. Với những ai may mắn không mắc bệnh thì cũng không nên ỷ lại và cần có thực hiện một số biện pháp phòng tránh. Để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh chúng ta nên:

  • Hình thành nếp sống với chế độ sinh hoạt phù hợp. Việc ăn uống, nghỉ ngơi, giấc ngủ không chỉ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể mà nó còn có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe của chính mình. Do đó, các bạn cần sắp xếp thời gian học tập, làm việc, nghỉ ngơi và giải trí cho hợp lý để xây dựng lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
  • Không mang vác quá nặng hay luyện tập quá sức. Việc mang quá nặng hoặc tính chất công việc phải khiêng, vác nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ xương và sức khỏe, tuổi thọ của bạn.
  • Giữ khối lượng cơ thể ở một mức hợp lý, tránh tăng cân quá mức dẫn đến béo phì.
  • Xây dựng thói quen tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng, đi bộ, đạp xe đạp hoặc bơi lội. Tập thể dục giúp cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và các hệ cơ, xương cũng được phát triển tốt, hạn chế lão hóa.
Luyện tập thể thao ngăn ngừa bệnh bàn chân phẳng
Luyện tập thể thao ngăn ngừa bệnh bàn chân phẳng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy các bạn đừng quên lưu lại những phương pháp phòng ngừa bệnh trên đây. Chúng tôi tin rằng, khi thực hiện những biện pháp trên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bàn chân phẳng cũng như những căn bệnh khác cho bản thân.

Xưa nay, người lớn vẫn thường cho rằng những người có lòng bàn chân phẳng là người có số sướng, cuộc sống thoải mái không âu lo. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những lời truyền miệng của những người già thời xa xưa, khi mà y học chưa được phát triển. Ngày nay, mặc dù cuộc sống phát triển cao hơn nhưng cũng phát sinh nhiều căn bệnh lạ, điển hình như bệnh bàn chân phẳng. Do đó, mỗi chúng ta cần tự giác quan tâm nhiều hơn đến cơ thể và sức khỏe của mình nhằm xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *