Bệnh đột quỵ: Khái niệm, dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đột quỵ: Khái niệm, dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

Nội dung

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới thì mỗi năm có khoảng 17 triệu ca bị đột quỵ và có khoảng 8 triệu ca tử vong vì căn bệnh này.

Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ đóng vai trò quan trọng quyết định tính mạng của người bệnh.

Bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ (còn gọi tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi người bệnh thiếu máu lưu thông lên não do bị vỡ mạch máu hoặc xuất hiện những cục máu đông ở trong mạch máu.

Nếu đột quỵ nguyên nhân gây ra là những cục máu đông thì người bệnh cần sử dụng thuốc tiêu huyết khối trong vài giờ hoặc vài phút cơn tai biến xảy ra.

Đây là biện pháp cần thiết sẽ gia tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân.

Biểu hiện đột quỵ bạn cần phải biết
Biểu hiện đột quỵ bạn cần phải biết

Xem thêm: Những tác dụng của xông hơi massage đúng cách

Những biểu hiện đột quỵ bạn cần phải biết

Cơn đột quỵ đến thường biểu hiện bằng những dấu hiệu, triệu chứng đột quỵ nhẹ, nặng như sau.

Vì thế bạn cần phải lưu ý và có biện pháp xử lý kịp thời nhất.
Bệnh nhân thường gặp khó khăn khi nói hoặc mất khả năng nói, nét mặt bị thay đổi, lú lẫn.

  • Người bệnh không còn nhìn rõ một hoặc cả hai bên mắt.
  • Chân, tay và mặt bị tê liệt hoặc yếu nhưng đa phần là ở một bên của cơ thể.
  • Triệu chứng này thường xuất hiện một cách đột ngột.
  • Bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
  • Có cảm giác mệt mỏi toàn thân.
  • Đột nhiên cảm thấy khó khăn đi lại.

Theo một cuộc khảo sát của tạp chí American Journal of Preventive Medicine năm 2003 cho thấy đàn ông thường lơ đãng với các dấu hiệu, triệu chứng của đột quỵ về tình trạng sức khỏe của mình hơn là phụ nữ.

Vì thế, tất cả mọi người cần phải được bổ sung trang bị đầy đủ kiến thức để có thể lưu ý và nhắc nhở người thân, bạn bè mình khi thấy xuất hiện dấu hiệu bị đột quỵ để đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi một người có dấu hiệu đột quỵ

Chính bản thân bệnh nhân không thể nào tự gọi được cấp cứu khi phát hiện mình có các dấu hiệu của đột quỵ. Vì họ không thể nhấc cách tay, không nói rõ ràng thậm chí rối loạn và mất nhận thức. Vì thế việc nhận ra các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn phát hiện ai đó đang có dấu hiệu đột quỵ thì cần phải tiến hành kiểm tra, xử lý khi bị tai biến:

Gương mặt: bạn nên kiểm tra xem họ có thể cười được không và cần phải gọi cấp cứu ngay nếu phát hiện một bên mặt của họ bị chảy xệ xuống so với bên mặt còn lại.

Cánh tay: yêu cầu họ giơ cánh tay lên và nếu một trong hai cánh tay bị chùng xuống phía dưới thì cần phải nhanh chóng gọi cấp cứu.

Khả năng nói chuyện: yêu cầu họ lặp lại một cụm từ đơn giản, trong quá trình họ nói bạn cần phải chú ý đến những lời khó hiểu hoặc nói lắp.

Bạn cần phải lưu ý không được tự lái xe chở bệnh nhân đến bệnh viện vì nhân viên y tế hiểu rõ những việc cần phải làm hơn bạn và họ có thể bắt đầu điều trị cho bệnh nhân ngay trên xe cấp cứu trên đường đến bệnh viện.

Cách xử lý khi một người có dấu hiệu đột quỵ
Cách xử lý khi một người có dấu hiệu đột quỵ

Các yếu tố, nguy cơ gây đột quỵ

1. Yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể kiểm soát

Một vài yếu tố, nguy cơ nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến bạn có thể kiểm soát lại được như:

  • Rung nhĩ
  • Chứng cao huyết áp
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát
  • Hút thuốc lá
  • Mỡ trong máu
  • Uống nhiều rượu
  • Béo phì, thừa cân
  • Đang mắc bệnh động mạch vành hoặc động mạch chủ.

Những người bị đột quỵ do một vài nguyên nhân này thì cần phải kìm hãm lại các yếu tố gây đột quỵ và có thể sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị những bệnh trên.

2. Yếu tố, nguy cơ tai biến không thể kiểm soát

Ngoài những yếu tố có thể kiểm soát được thì một vài người bị tai biến cũng do một vài yếu tố không thể nào kiểm soát được như:

  • Tuổi tác (đối với những người trên 65 tuổi).
  • Giới tính ( theo nghiên cứu mới nhất thì đàn ông thường bị đột quỵ nhiều hơn nữ giới, nhưng nữ giới lại gặp phải những cơn đột quỵ có khả năng tử vong nhiều hơn).
  • Chủng tộc (người Mỹ gốc Phi sẽ có nguy cơ bị tai biến cao hơn).
  • Tiền sử gia đình có người đã bị tai biến, có các triệu chứng đột quỵ não.

Ở trong trường hợp này thì cách tốt nhất để phát hiện bệnh đó là bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Và bạn cần phải báo cho bác sĩ tất cả các triệu chứng, yếu tố, nguy cơ gây tai biến.

Các bác sĩ cũng khuyên mọi người nên đi xông hơi 2 lần trong một tuần để giảm nhanh được các bệnh nhất là bệnh đột quỵ.

Xem thêm: Tác dụng của xông hơi đúng cách.

Bởi nhiệt độ được tạo ra từ máy xông hơi trong phòng xông giúp điều hòa cơ thể, thải độc tố, đánh tan mỡ thừa, giúp máu được lưu thông tốt hơn, các bộ phận của cơ thể cũng được hoạt động tốt hơn….

Trả lời

Cùng chủ để Sức khoẻ

Stress là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Stress là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nội dung Cuộc sống ngày càng khó khăn, phải đối mặt với nhiều nỗi lo toan, áp lực gia đình, công việc,… khiến cho số người bị stress ngày gia […]

Bạch hầu thanh quản: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bạch hầu thanh quản: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Nội dung Bệnh bạch hầu thanh quản là một bệnh có thể gặp thường xuyên nếu vệ sinh cơ thể không sạch sẽ. Bệnh sẽ có những dấu hiệu ngứa […]

Bệnh bóng đè: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh bóng đè: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Nội dung Bóng đè không phải là loại bệnh lạ với chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm, suy nghĩ lệch lạc về căn bệnh này. […]

Bệnh Brucella: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh Brucella: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Nội dung Brucella hay còn được gọi là bệnh sốt làn sóng, là một căn bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Brucella, có khả năng phát triển nhanh chóng. […]

Bệnh bàn chân phẳng: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh bàn chân phẳng: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Nội dung Bệnh bàn chân phẳng hay còn gọi là bệnh bàn chân bẹt, là một căn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến dây thần kinh và đời sống […]

Bệnh bỏng – Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh bỏng – Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Nội dung Đối với những người làm nội trợ hay làm nghề đầu bếp sẽ thường xuyên bị bỏng. Mức độ nặng nhẹ của vết bỏng sẽ được phân chia […]

Bệnh Babesia (nhiễm trùng do Babesia) –  Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh Babesia (nhiễm trùng do Babesia) – Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Nội dung Bệnh Babesia (nhiễm trùng do Babesia) đang có những diễn biến phức tạp. Vì thế để bảo vệ sức khỏe của mình trước bệnh lý này bạn cần […]

Bệnh bạch sản: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh bạch sản: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Nội dung Ngày nay, bệnh tật dễ dàng đến với con người bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên để hiểu và phòng tránh các căn bệnh trong cuộc […]