Bệnh giác mạc chóp – Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh giác mạc chóp - Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Đôi mắt luôn được biết đến như “cửa sổ tâm hồn”. Tuy nhiên, với những tác động không tốt đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến đôi mắt của chúng ta. Một trong những căn bệnh gây nên những tác động xấu cho mắt là bệnh giác mạc chóp. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì mắt sẽ gặp phải những hậu quả vô cùng xấu như mù vĩnh viễn.

Để có một đôi mắt không bệnh tật, hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị cho căn bệnh này nhé. Mong rằng với những kinh nghiệm cơ bản, nhwungx người bạn của tôi có thể bảo vệ thật tốt đôi mắt của mình.

Bệnh giác mạc chóp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Bệnh giác mạc chóp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Bệnh giác mạc chóp là gì?

Chúng ta thấy được các sự vật là vì ánh sáng chiếu tới phản xạ từ vật sau đó khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể tạo nên hình ảnh hội tụ trên võng mạc. Sau đó, các tế bào cảm thụ sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển tín hiệu ánh sáng sang tín hiệu thần kinh, tiếp tục truyền lên não để tạo ra ảnh.  

Người thường sẽ có giác mạc trong suốt, hình chỏm cầu. Giác mạc bình thường sẽ cong đều từ trung tâm ra ngoại vi. Với các giác mạc mắc bệnh lý làm biến đổi phần trung tâm, gây nên sự lồi lõm không đều đặn hoặc cạnh trung tâm bị phình hay bị mỏng,… Tất cả tạo nên chứng bệnh có tên bệnh giác mạc chóp. Chính vì vậy những bệnh nhân gặp phải chứng bệnh giác mạc chóp sẽ bị làm giảm thị lực. Nếu như không chú ý các triệu chứng thường bị lẫn với các tật của mắt như cận thị, viễn thị hay loạn thị.

Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm đối với con người. Nếu chủ quan với các triệu chứng sẽ gây nên những khuyết tật cho mắt như mù vĩnh viễn. Chúng ta phải cẩn thận với các dấu hiệu để kịp thời phát hiện và điều trị tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng không đáng có.

Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Cho tới hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây nên bệnh giác mạc chóp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân có thể gây nên căn bệnh này. Dưới đây là những nguyên nhân có thể làm chúng ta mắc phải chứng bệnh tương đối nguy hiểm này.

  • Tính di truyền qua các thế hệ: Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng việc thiếu hụt trong di truyền gây nên sự kém bền vững ở các sợi Collagen. Các sợi này không thể đảm bảo hình dáng bình thường cho giác mạc. Từ đó, gây nên các bệnh lý làm cho giác mạc bị phình ra hoặc mỏng đi. Ngoài ra, nhiều trường hợp đã chứng minh bệnh thường xuất hiện ở những người mà trong gia đình có thành viên mắc bệnh
  • Có tiền sử mắc một số bệnh: Bệnh giác mạc chóp thường xảy ra ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng ví dụ như viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn,… Những người thường xuyên dụi mắt sẽ làm tổn thương giác mạc, đó cũng là một nguyên nhân tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
  • Một số yếu tố ngoại cảnh tác động làm người bình thường mắc bệnh như khói bụi hay tiếp xúc trực tiếp với khói bụi gây nên những tổn thương giác mạc.
  • Các vấn đề về nội tiết cũng là vấn đề liên quan đến bệnh. Căn bệnh này thường xảy ra với một tỷ lệ nhất định ở thanh thiếu niên vào độ tuổi dậy thì cũng như ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Đây là khoảng thời gian nội tiết trong cơ thể có nhiều biến đổi (thường cao hơn ở các giai đoạn bình thường).
Hình ảnh giác mạc bình thường và giác mạc mắc bệnh
Hình ảnh giác mạc bình thường và giác mạc mắc bệnh

Triệu chứng và biểu hiện bệnh như thế nào?

Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh giác mạc chóp có những nét tương đồng với các chứng liên quan đến tật của mắt. Vì vậy, cần chú ý những dấu hiệu dù chỉ là nhỏ nhất để tránh những nhầm lẫn không mong muốn dẫn đến nguy hiểm cho bản thân. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu cơ bản nhất giúp người đọc một phần trong việc phán đoán bệnh tình:

  • Thị lực bị thay đổi, nhìn mờ
  • Trở nên nhạy cảm với ánh sáng, bị chói bởi ánh đèn, điều này gây nên những nguy hiểm trong việc lái xe đặc biệt là ban đêm
  • Thường xuyên phải thay đổi kinh mắt
  • Mắt đột ngột xuất hiện các triệu chứng như mờ mắt hoặc suy giảm thị lực nghiêm trọng

Nếu gặp phải các triệu chứng này, bạn cần tới các trung tâm y tế chuyên ngành mắt để kiểm tra và làm theo chỉ định của bác sĩ để tránh khỏi những nguy hiểm không đáng có nhé!

Phương pháp điều trị bệnh ra sao?

Phương pháp điều trị bệnh giác mạc chóp được dựa vào mức độ nghiêm trọng và sự tiến triển của bệnh. Nếu chỉ đang ở mức nhẹ thì kính mắt là một sự lựa chọn tương đối phù hợp. Với mức độ này, bệnh tình sẽ tự lành sau một thời gian và không cần phải điều trị.

Nhưng nếu bệnh tình đã đạt đến một độ nhất định, bạn buộc phải lựa chọn các phương pháp điều trị như Kỹ thuật Crosslinking hay phẫu thuật,…

Sử dụng kính mắt

  • Đeo kính và kính áp tròng mềm: Đây là phương pháp giúp điều chỉnh thị lực mờ hoặc các triệu chứng suy giảm thị lực trong giai đoạn đầu tiên của bệnh. Với phương pháp này, bạn cần thường xuyên thay đổi kính đeo để phù hợp với giác mạc.
  • Kính áp tròng cứng: Bác sĩ sẽ lựa chọn loại kính này trong bước đầu điều trị căn bệnh này. Có thể thời gian đầu kính sẽ làm bạn khó chịu nhưng nó sẽ giúp bạn cân bằng thị lực và nhìn rõ hơn.
  • Kính hybrid: Đây là loại kính tạo nên từ kỹ thuật “Piggyback”, trong đó có một kính nhỏ và cứng nằm trên một kính mềm để kết hợp những ưu điểm từ kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm.
  • Kính Scleral: Loại kính này được sử dụng cho những bệnh nhân đang trong tình trạng tiến triển. Khác với những loại kính khác, loại kính này sẽ đặt ở tròng trắng mắt, bao phủ giác mạc nhưng không chạm đến nó.
Sử dụng kính áp tròng trong điều trị bệnh giác mạc chóp
Sử dụng kính áp tròng trong điều trị bệnh giác mạc chóp

Phẫu thuật

Những bệnh nhân được các bác sĩ yêu cầu tiến hành phẫu thuật là những người có bệnh tình triển triển khá nặng. Dưới đây sẽ là những trường hợp buộc phải phẫu thuật để cải thiện trình trạng bệnh:

  • Sẹo trong giác mạc
  • Giác mạc biến dạng trở nên quá mỏng
  • Đã sử dụng qua các loại kính hỗ trợ nhưng thị lực vẫn yếu dần
  • Không thể sử dụng kính áp tròng

Biện pháp phòng tránh bệnh

Hiện nay, chưa có những biện pháp cụ thể trong việc phòng ngừa bệnh giác mạc chóp. Dù vậy, vẫn có những biện pháp giúp người bệnh có thể kiểm soát bệnh tình hiệu quả và hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn như:

  • Tuân theo yêu cầu của bác sĩ
  • Không được tự ý dùng các loại kính hay thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
  • Tránh trang điểm ở vùng mắt
  • Ngừng sử dụng các sản phẩm nếu có những dấu hiệu gây kích ứng
  • DÙng kính bảo vệ khi bơi lội

Với những cách phòng tránh cơ bản này, mong rằng bạn đọc sẽ có những phương pháp điều trị và hạn chế bệnh tình tốt nhất.

Bệnh giác mạc chóp có thể là một bệnh tình khá nhẹ nếu bạn kịp thời phát hiện và điều trị. Nhưng nếu bỏ qua các dấu hiệu, triệu chứng cơ bản nhất, bạn có thể sẽ gặp những nguy hiểm không mong muốn thậm chí là những hậu quả đáng tiếc như mù vĩnh viễn. Phải thật sự chú ý với những điều cơ bản nhất nhé. 

Đặc biệt thường xuyên khám định kỳ cho mắt, nếu có các dấu hiệu xấu hãy chấp nhận điều trị từ bác sĩ để có một đôi mắt tốt nhất nhé. Mong rằng với những chia sẻ trên, chúng ta sẽ hiểu hơn và phòng tránh đc căn bệnh này và có một “cửa sổ tâm hồn” như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *