Bệnh lao phổi: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh lao phổi: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Từ xưa đến này, bệnh lao được xem là một căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cho người mắc bệnh. Do y học ngày càng hiện đại, bệnh lao đã có những phương thuốc trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nó vẫn là mối đe dọa đối với con người. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu những thông tin bổ ích về bệnh lao phổi nhé !

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là một căn bệnh mang tính truyền nhiễm do loại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh này được biết đến với hai loại chính là lao ngoài phổi và lao phổi.

Trong các trường hợp mắc bệnh lao, lao phổi chiếm con số hơn 80%. Trong trường hợp này, khi xét nghiệm người bệnh phát hiện trong đờm có vi khuẩn lao, thì đó chính là nguồn lây truyền chính cho những người xung quanh mình. Nếu bạn người bệnh bị nghi là mắc lao phổi, khi soi đờm trực tiếp bằng cách xét nghiệm và phát hiện có vi khuẩn lao thì được chẩn đoán là mắc lao phổi AFB (+) hoặc lao AFB (-)

Bệnh lao phổi là gì và nó có nguy hiểm không
Bệnh lao phổi là gì và nó có nguy hiểm không

Nếu như bệnh lao phổi gây nên nguy cơ truyền nhiễm cho người khác thì lao ngoài phổi lại không như vậy. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được những loại lao ngoài phổi như sau: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao xương khớp, lao ruột, lao tiết niệu.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lao và khiến nó lây lan qua đường hô hấp từ người này sang người khác chính là loại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Và lưu ý rằng, bệnh lao phổi không mang tính di truyền từ đời mẹ sang đời con.

Yếu tố thuận lợi

  • Sinh sống và làm việc trong những môi trường ô nhiễm, ẩm ướt, với nhiều khói bụi là môi trường thuận lợi nhất để các vi khuẩn truyền nhiễm xâm nhập và cơ thể và gây bệnh
  • Tiếp xúc với những chất thải có chứa những vi khuẩn lao, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh lao phổi
  • Dùng những thực phẩm có chứa vi khuẩn lao, hoặc thịt động vật bị mắc bệnh lao cũng khiến bạn có thể mắc bệnh.

Yếu tố rủi ro

Hệ miễn dịch suy yếu: là một trong những nguyên chính làm cho những vi khuẩn lao phổi xâm nhập vào cơ thể. Ví dụ, người bệnh HIV rất khó kiểm soát được sự hình thành và phát triển của vi khuẩn lao, do đó họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao hơn người bình thường từ 20 – 30%

Thói quen hút thuốc lá: Theo con số thống kê chân thực trên toàn thế giới, những người thường xuyên hút thuốc lá chiếm tỉ lệ lên đến 8%

Ngoài ra, những người có thói quen sử dụng chất kích thích, hoặc đang mắc bệnh ung thư, nghiện ma túy có nguy cơ mắc bệnh lao phổi vô cùng cao

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây căn bệnh lao phổi nguy hiểm
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây căn bệnh lao phổi nguy hiểm

Triệu chứng của bệnh

Những triệu chứng điển hình nhất của những người mắc bệnh lao phổi thường gặp nhất là: Ho kéo dài hơn 3 tuần, ho ra máu, đau ngực, ớn lạnh, sốt, ăn không ngon, sút cân, đổ mồ hôi về đêm,… Mỗi triệu chứng sẽ xảy ra khác nhau tùy cơ địa của mỗi người

Ho

Ho không chỉ là triệu chứng của bệnh lao phổi mà còn là triệu chứng thường gặp của những căn bệnh khác như: viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, giãn phế quản. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho của bạn kéo dài đến 3 tuần nhưng vẫn chưa dứt thì cần nghĩ ngay đến trường hợp của bệnh lao phổi

Bên cạnh nó, nếu ho ra máu thì phải ngay lập tức đi đến bệnh viện. Vì đây chính là một triệu chứng nguy hiểm, biểu hiện của lao phổi và những căn bệnh vô cùng nguy hiểm khác như: phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, rối loạn đông máu, cao huyết áp hoặc tim mạch

Khó thở, đau ngực

Nếu thường xuyên mắc phải tình trạng này. Bạn nên cẩn thận và đi khám bác sĩ để có các điều trị bởi đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất đấy

Sụt cân một cách đột ngột

Nếu không sử dụng những biện pháp giảm cân, hoặc ăn uống một cách điều độ, bình thường mà bạn lại trở nên gầy gò ốm yếu thì đây còn là biểu hiện của người mắc bệnh lao phổi

Những triệu chứng của bệnh lao phổi
Những triệu chứng của bệnh lao phổi

Sốt

Là một biểu hiện thường thấy nhất nếu bạn rơi vào căn bệnh nguy hiểm này. Đa số, bệnh nhân sẽ xảy ra những cơn sốt nhẹ vào buổi chiều.

Đặc biệt, đi kèm với sốt là những dấu hiệu của các triệu chứng khác như khạc đờm, ho ra máu,… thì bạn cần đến bệnh viện để xét nghiệm càng nhanh càng tốt để tránh trường hợp vi khuẩn sinh sôi và phát triển

Những phương pháp điều trị

Sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh 

Ngày nay y học rất phổ biến, vì vậy đừng lo lắng và bi quan nếu bạn mắc bệnh, bởi nếu sử dụng đúng thuốc, đúng phương pháp, bạn sẽ khỏi bệnh. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân điều trị bệnh lao bằng thuốc kháng. Thời gian điều trị và những loại thuốc sẽ được lên đơn theo từng tình trạng bệnh của bệnh nhân, phù thuộc vào những yếu tố sau:

  • Độ tuổi người bệnh
  • Sức khỏe của bệnh nhân
  • Khả năng đề kháng với thuốc
  • Người bệnh mắc lao ngoài phổi hay lao phổi

Khi mắc bệnh lao ngoài phổi, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một loại thuốc kháng sinh. Ngược lại, nếu rơi vào trường hợp lao phổi thì nếu muốn chấm dứt loại bệnh này, bạn phải áp dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Và hầu hết những loại thuốc đều được các bác sĩ lên đơn trong khoảng thời gian dài, thường trên nửa năm.

Theo chương trình của Chống lao Quốc gia, bệnh nhân lần đầu mắc phải lao phổi sẽ phải được theo dõi, điều trị với phác đồ sau:

  • Giai đoạn tấn công: kéo dài từ 2 tháng bao gồm 4 loại thuốc: rifampicine ethambutol, isoniazide, pyrazinamide
  • Giai đoạn duy trì (củng cố): Kéo dài từ 6 tháng với 2 loại thuốc ethambutol và isoniazide.

Điều trị trực tiếp bằng phương pháp DOTS

Đây là phương pháp điều trị hiện đại mà khuyến khích người bệnh nên áp dụng. DOTS (Directly Observed Treatment Short Course) là cách điều trị bệnh trong thời gian ngắn với sự giám sát và kiểm soát trực tiếp của các bác sĩ, y tá. Tuy nhiên, để DOTS có thể phát huy được tối đa tác dụng thì đòi hỏi bạn phải cung cấp những phương tiện và các yếu tố cần thiết khác.

Biện pháp phòng tránh bệnh lao

Để ngăn ngừa, phòng tránh căn bệnh lao phổi nguy hiểm này thì chúng ta phải áp dụng những biện pháp như sau:

  • Đến trung tâm y tế để tiêm phòng bệnh lao phổi. Trẻ em nên được bố mẹ dẫn đi tiêm BCG để phòng ngừa bệnh lao
  • Nếu sống ở nơi có môi trường ô nhiễm, khi ra ngoài cần đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc, nói chuyện với người mắc bệnh này
  • Sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, cần rửa tay sạch sẽ. Khi hắt hơi, cần che miệng lại
  • Không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân như chén, bát đũa với người bị bệnh
  • Để tránh lây nhiễm đến người khác, các bệnh nhân lao phổi tránh ngủ chung với mọi người, không đến nơi nào có nhiều người
  • Bỏ đi thói quen hút thuốc lá, bởi đây không chỉ là nguyên nhân gây bệnh lao phổi mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác.
  • Nếu sinh hoạt cùng với người chung nhà người mắc bệnh thì bạn cần tiệt trùng gối, chăn, drap, màn của họ bằng cách nhúng qua nước sôi hoặc phơi trực tiếp với ánh nắng mặt trời để giết chết các vi khuẩn lao.
  • Từ bỏ đi thói quen thường xuyên uống rượu bia để giúp cho sức khỏe của bạn được cải thiện hơn.
Cách phòng tránh bệnh lao
Cách phòng tránh bệnh lao

Chúng tôi tin rằng, thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ được những thông tin bổ ích để phòng tránh, ngăn ngừa và điều trị bệnh lao phổi. Bên cạnh đó, bạn nên giữ cho mình những thói quen tốt, cuộc sống tích cực để sức khỏe có thể cải thiện một cách lành mạnh nhất. Cuối cùng, chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *