Bệnh lao xương: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh lao xương: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh lao xương ngày này không còn xa lạ với chúng ta nữa vì nó xuất hiện phổ biến ảnh hưởng đến hệ xương của chúng ta. Bệnh lao xương được xếp vào nhóm bệnh lao mà ở đây lao diễn ra chủ yếu ở cột sống con người. Căn bệnh này khá nguy hiểm có thể khiến người bệnh mất mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc toàn bộ kiến thức xoay quanh căn bệnh này nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra bệnh.

Bệnh lao xương là gì?

Bệnh lao xương thuộc nhóm bệnh lý nhiễm khuẩn trong hệ xương con người do trực khuẩn lao xương mycobacterium tuberculosis tác động. Căn bệnh này là một dạng của bệnh lao và là loại lao bên ngoài phổi khá phổ biến. Bệnh này xếp vị trí thứ 3 sau lao màng phổi và bạch huyết. Theo ghi nhận ở Mỹ, bệnh lao xương chiếm tỷ lệ 10% trong tổng số các bệnh lao ngoài phổi.

Người bệnh sẽ không phát được bệnh trong giai đoạn đầu tiên mà nó là thứ phát sau giai đoạn lao phổi trước đó. Vi khuẩn lao sau khi gây bệnh ở phổi sẽ đi theo đường máu hay bạch huyết tới khu trú ở một vị trí bất kỳ tại xương và gây nên lao xương.

Bệnh lao xương do vi khuẩn lao tác động lên hệ xương
Bệnh lao xương do vi khuẩn lao tác động lên hệ xương

Độ tuổi mắc bệnh lao xương thường rơi vào khoảng từ 20 – 40 tuổi. Bộ phận dễ mắc lao xương chủ yếu là cột sống, sau đó là hông và gối. Trên cột sống các vi khuẩn lao thường tấn công vào phần thân đốt sống và tại đĩa đệm thắt lưng. Mặt khác, lao xương còn tấn công vào những bộ phận khác như phần đốt sống cổ, xương cùng. Những vị trí khác hiếm gặp hơn đó là xương sườn, xương ức, xương dài hay xương bàn tay, bàn chân…

Vi khuẩn lao xương thường không lưu trú một vị trí nhất định mà còn ở những vị trí khác nhau, theo y học gọi tên nó là lao xương đa ổ. Theo ghi nhận những năm gần đây, tỷ lệ mắc lao xương cột sống lên đến 60 – 70%, sau đó là lao khớp gối với tỷ lệ 10 – 15%. Và tỷ lệ thấp hơn là 5 – 10 % ở lao khớp cổ chân, cuối cùng là 5 % ở lao khớp bàn chân.

Y học đã chỉ ra rằng HIV/AIDS có sự liên hệ chặt chẽ với những dạng thuộc bệnh lao. Bệnh nhân HIV/AIDS có hệ miễn dịch kém sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn lao này hoành hành. Ở những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS cao ghi nhận rằng những trường hợp mắc lao xương cũng có tỷ lệ xấp xỉ.

Dựa trên mặt vi thể, căn bệnh này phân ra làm 2 dạng:

  • Loại hoại tử tiết dịch tạo ra khối áp xe lạnh.
  • Loại sinh trưởng nhanh chóng có hoại tử tối thiểu, ví dụ u lao hạt.

Nguyên nhân gây bệnh 

Bệnh lao xương được nhìn nhận là loại bệnh lây lan từ người này sang người khác. Các vi khuẩn lao khi phát tán ra bên ngoài sẽ khiến cho những người xung quanh bị lây nhiễm. Nếu như hệ miễn dịch của bạn yếu sẽ không có khả năng chống chọi lại vi khuẩn và nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Tổn thương lao nguyên phát diễn ra ở phổi, từ đó các vi khuẩn sẽ di chuyển theo đường máu hoặc bạch huyết đi đến xương. 

Bệnh nhân hắt hơi làm phát tán vi khuẩn ra bên ngoài
Bệnh nhân hắt hơi làm phát tán vi khuẩn ra bên ngoài

Một số con đường lây nhiễm bệnh như:

  • Người mắc lao xương nếu hắt hơi, ho và cả khi trò chuyện cũng dễ dàng phát tán trực tiếp vi khuẩn lao xương vào không khí.
  • Những vết thương hở và niêm mạc cũng là một trong những nguyên nhân làm lây nhiễm lao xương.
  • Con đường lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh lao xương tuy khá phổ biến nhưng lại khó phát hiện ra. Do đó, bệnh nhân khi đến thăm khám đều rơi vào mức độ nguy hiểm, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh 

Những biểu hiện toàn thân: cảm giác mệt mỏi, sốt vào buổi chiều, ra mồ hôi, sụt cân, da xanh xao, chán ăn.

Triệu chứng ở từng vị trí cụ thể:

  • Đau xương tại chỗ: đây là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc lao xương. Phụ thuộc vào vị trí lao xảy ra ở xương nào thì bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau ở vị trí xương ấy. Nếu như lao xảy ra ở cột sống thì bệnh nhân sẽ mắc các cơn đau lưng trầm trọng phía sau của cột sống, cơn đau diễn ra liên tục và dữ dội hơn vào ban đêm.
Bệnh nhân lao xương sẽ bị đau tùy theo vị trí vi khuẩn lao tác động
Bệnh nhân lao xương sẽ bị đau tùy theo vị trí vi khuẩn lao tác động
  • Vị trí mắc lao xương có hiện tượng sưng, cứng nhưng không bị viêm: tại vị trí bị tổn thương sẽ bị sưng to tuy nhiên lại không bị nóng hay đỏ như các loại bệnh viêm về xương thông thường. 
  • Áp xe lạnh: triệu chứng này báo hiệu tình trạng xương khớp bị tổn thương bởi các loại vi khuẩn lao. Bên trong các ổ áp xe này thường nổi mủ và tổ chức hoại tử bã đậu thậm chí là những mảnh xương đã chết. Khi ổ áp xe bị vỡ gây nên các lỗ dò và khi thăm khám lâm sàng sẽ quan sát được các vết bùng nhùng bên cạnh các khớp xương.

Phương pháp điều trị bệnh

Phương pháp thường dùng trong chẩn đoán bệnh

Như đã nói ở trên thì biểu hiện của bệnh này thường tiềm ẩn và khó phát hiện ra, phải mất một thời gian dài khi bệnh đã chuyển biến thì bệnh nhân mới đến khám. Việc chẩn đoán bệnh sẽ khá phức tạp và khó nắm bắt được và đôi khi bị hoãn lại vì giai đoạn đầu bệnh không được chú ý trong các chẩn đoán phân biệt.

Việc phát hiện ra bệnh sớm sẽ giúp làm giảm nguy cơ dị tật sau này cũng như kết quả chữa trị sẽ đạt tốt hơn. Các phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán ở đây chính là chụp MRI hoặc CT giúp cho ra kết quả chuẩn xác nhất.

Phương pháp thường dùng trong điều trị bệnh

Mục đích điều trị

  • Kiềm chế và hủy bỏ nhiễm trùng
  • Làm giảm cơn đau
  • Bảo tồn và phục hồi các chứng năng hệ xương khớp
  • Bảo tồn và khôi phục chức năng hệ thần kinh (đối với bệnh nhân bị bệnh ở cột sống)

Phương thức đơn giản chính là sử dụng thuốc kháng lao kết hợp

  • Hóa trị
  • Để cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái
  • Thực hiện kéo giãn hoặc nẹp
  • Thực hiện các bài tập vận động phù hợp hoặc hỗ trợ hệ xương khớp có liên quan trong thời gian chữa trị.
Thực hiện vận động nhẹ nhàng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả
Thực hiện vận động nhẹ nhàng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả

Giai đoạn đầu tiên kết hợp với việc vận động nhẹ nhàng, từ từ cần được thực hiện có sự giám sát, theo dõi và tốt nhất là nên nhập viện. Sau khi bệnh tình ổn định hơn bạn có thể kéo hay nẹp để chăm sóc cho vị trí xương bị ảnh hưởng và tự chăm sóc ngay tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng kết hợp thêm những loại thuốc kháng lao.

Trường hợp áp dụng liệu pháp phẫu thuật 

  • Đối với bệnh nhân không có phản ứng với với các loại thuốc điều trị. Phẫu thuật sẽ tiến hàng loại bỏ những mô bị tổn thương và giảm thiểu vi khuẩn gây hại, hỗ trợ cho việc phản ứng thuốc.
  • Phẫu thuật cũng được thực hiện khi kết quả của điều trị không đảm bảo hoặc xuất hiện biến chứng khác sau khi điều trị. 
  • Nếu bệnh nhân bị mất hoàn toàn năng lực tự vận động ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng sẽ được phẫu thuật
  • Cột sống người bệnh không được ổn định.

Biện pháp phòng tránh bệnh 

Việc phòng tránh bệnh không quá khó khăn chỉ cần bạn quyết tâm bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình:

  • Xây dựng lối sống phù hợp, chế độ dinh dưỡng hợp lý: không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cafe, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.  
  • Bệnh nhân mắc bệnh cần giữ sạch sẽ tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
Bệnh nhân lao xương cần chú ý tránh lây lan cho cộng đồng
Bệnh nhân lao xương cần chú ý tránh lây lan cho cộng đồng
  • Những người thường tiếp xúc với người mắc lao cần xét nghiệm chẩn đoán bệnh kịp thời.
  • Bệnh nhân mắc bệnh lao xương cần tuân thủ phác đồ điều trị để hiệu quả đạt tốt nhất.
  • Để bản thân được nghỉ ngơi một thời gian.

Như vậy với những thông tin đã được cung cấp hy vọng mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh lao xương. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *