Bệnh lỵ: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh lỵ: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bạn có biết bệnh lỵ là gì hay nó nguy hiểm như thế nào không? Bệnh lỵ hiện nay có mức độ phổ biến khá rộng rãi ở người, chủ yếu xuất hiện  nhiều ở trẻ em. Đừng sai lầm khi xem nhẹ căn bệnh này vì nó để lại khá nhiều biến chứng ở người, đặc biệt có thể dẫn đến tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời. Với những kiến thức được tổng hợp trong bài viết này, hy vọng sẽ góp phần vào việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho mọi người.

Bệnh lỵ là bệnh gì?

Bệnh lỵ cũng có thể được biết đến với tên gọi là kiết lỵ. Căn bệnh này chỉ hiện tượng đường ruột bị nhiễm trùng, tác nhân gây nên tiêu chảy trầm trọng, có phân lỏng kèm máu. Đặc biệt ở một số bệnh nhân còn xuất hiện chất nhầy đi kèm trong phân và thường kéo dài trong một tuần.

Bệnh lỵ xuất hiện do sự lây lan từ người này sang người khác khi mà vệ sinh không được thực hiện sạch sẽ. Ví dụ, bệnh nhân mắc kiết lỵ nhưng không vệ sinh kỹ lưỡng sau khi đi vệ sinh đều để lại vi khuẩn trên bất cứ vật gì họ chạm vào. Từ đó, sẽ lây truyền cho người khác.

Ngoài sự lây lan từ người này sang người khác thì bệnh lỵ còn xuất hiện thông qua sự tiếp xúc với các loại thực phẩm, nước uống bị nhiễm bẩn. Vì thế, hãy rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh để hạn chế nguy cơ lây bệnh một cách tốt nhất.

Bệnh lỵ gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân
Bệnh lỵ gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân

Biến chứng mà bệnh lỵ gây ra khá phức tạp và nguy hiểm, có thể kể đến một số biến chứng thường gặp như:

  • Mất nước: hệ quả của việc nôn mửa hay tiêu chảy thường xuyên chính là hiện tượng mất nước của cơ thể. Theo ghi nhận, có rất nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đã tử vong vì mất nước nhưng không được phát hiện và bù nước kịp thời.
  • Suy dinh dưỡng: đây được xem là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh kiết lỵ
  • Áp xe gan: biến chứng này xuất phát do các amip di chuyển đến gan và làm nên ổ áp xe tại đây
  • Viêm khớp sau khi bị nhiễm trùng
  • Hội chứng huyết tán tăng ure máu: Shigella dysenteriae làm cho các tế bào hồng cầu ngăn cản lối đi đến thận gây ra tình trạng thiếu máu, suy giảm lượng tiểu cầu và suy thận.
  • Sa trực tràng
  • Xuất hiện co giật sau khi bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh kiết lỵ bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lỵ được phát hiện trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất đó chính là do nhiễm khuẩn. Các loại vi trùng được gọi tên ở đây chính là shigella, campylobacter, e.coli, salmonella và những loại vi khuẩn khác.

Bệnh kiết lỵ lây truyền một khi vi khuẩn có ở phân hoặc ở bàn tay dính bẩn đưa vào miệng. Do nhiều người đến nay vẫn chưa xây dựng được ý thức cũng như thói quen rửa tay sạch sẽ và ăn uống kém vệ sinh. Đặc biệt ở những môi trường như nhà dưỡng lão, trại tị nạn, những nơi không có điều kiện sống tốt rất dễ mắc bệnh này.

Nguy cơ mắc bệnh

Hiện nay, theo nghiên cứu có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lỵ như:

  • Độ tuổi: bệnh lỵ tập trung chủ yếu ở trẻ em có độ tuổi từ 2 – 4 .
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Môi trường sống: nếu sinh hoạt chung với nhiều cụm gia đình, tham gia và hoạt động tập thể dễ gây bệnh do tiếp xúc với nhiều người mà vi khuẩn thì dễ lây truyền từ người sang người. Ví dụ như các trung tâm bảo trợ xã hội, hồ bơi công cộng, nhà tù, doanh trại quân đội, cắm trại…
  • Điều kiện sống: những nơi điều kiện sống kém, thiếu thốn, vệ sinh không được đảm bảo đặc biệt là những nước nghèo, nước đang phát triển…
  • Quan hệ tình dục: trong mối quan hệ đồng giới nam dễ gây ra bệnh lỵ do quan hệ bằng miệng, hậu môn…

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh lỵ

Quan sát ở người bệnh lỵ sẽ có những biểu hiện báo động tình trạng bệnh diễn biến từ nhẹ tới nặng:

  • Đau bụng
  • Chuột rút
  • Tiêu chảy

Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vòng 1 – 3 ngày sau khi bệnh nhân bị nhiễm trùng và dần hồi phục trong khoảng một tuần.

Tùy theo tình trạng bệnh mà có những biểu hiện khác nhau, trước hết là triệu chứng của kiết lỵ trực khuẩn:

Sau khi nhiễm trùng xảy ra, người bệnh sẽ có những dấu hiệu này từ 1 – 3 ngày. Theo ghi nhận, bệnh nhân sẽ có những cơn đau dạ dày và bị tiêu chảy nhưng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên sẽ không có máu hay chất nhầy đi kèm trong phân. Ngoài ra, còn xuất hiện một số triệu chứng khác:

  • Sốt
  • Mắc ói
  • Nôn mửa
  • Máu hay chất nhầy khi đi ngoài
Các cơn sốt sẽ xuất hiện khi nhiễm phải vi khuẩn gây bệnh
Các cơn sốt sẽ xuất hiện khi nhiễm phải vi khuẩn gây bệnh

Đối với bệnh nhân mắc kiết lỵ amip sẽ có những biểu hiện như:

  • Đau bụng
  • Hay buồn nôn
  • Đi ngoài cảm thấy đau
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Tiêu chảy có máu, chất nhầy

Nếu như các amip đi xuyên qua thành ruột, chúng sẽ lây lan vào máu và gây nhiễm cho các bộ phận khác trong cơ thể. Sau khi các biểu hiện ấy không còn nữa thì các amip vẫn có thể sống tiếp trong cơ thể người. Nếu hệ miễn dịch bệnh nhân bị suy yếu thì các triệu chứng sẽ tiếp diễn một lần nữa.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị 

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Do bệnh lỵ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên các bác sĩ sẽ cho tiến hành các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm. Bạn sẽ được thăm khám lâm sàng và báo cáo chi tiết về những biểu hiện, môi trường sống, sinh hoạt hay bạn ăn uống như thế nào… Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho bạn cấy phân giúp chẩn đoán bệnh được chính xác hơn. Việc xét nghiệm máu sẽ được thực hiện nếu như có những triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện.

Phương pháp điều trị bệnh

Mục tiêu chủ yếu khi tiến hành điều trị chính là bù nước bị suy giảm do tiêu chảy, nôn mửa. Nếu như thể trạng bệnh nhân ổn định cũng như tình trạng bệnh nhẹ có thể thực hiện những phương pháp điều trị như sau:

  • Kháng sinh

Kháng sinh rất cần thiết cho trẻ em, người già và những ai bị nhiễm HIV – đối tượng có nguy cơ lây bệnh rất cao.

  • Chất lỏng và muối thay thế

Đối với bệnh nhân là người lớn, việc đơn giản nhất chính là uống thật nhiều nước để chống chọi lại tác động của hiện tượng mất nước trong cơ thể.

Đến ngay các cơ sở y tế để được truyền tĩnh mạch kịp thời
Đến ngay các cơ sở y tế để được truyền tĩnh mạch kịp thời

Khi tình trạng mất nước diễn ra trầm trọng cần phải đưa đi cấp cứu gấp rút. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được cung cấp đầy đủ muối và chất lỏng cần thuyết bằng việc tiêm truyền tĩnh mạch. Cách này sẽ bổ sung dưỡng chất nhanh hơn việc uống thật nhiều nước.

Biện pháp phòng tránh bệnh lỵ

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Rửa tay sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng. Nếu trẻ em bị mắc bệnh và đang trong độ tuổi sử dụng tã thì cần làm sạch xung quanh khu vực thay tã bằng các chất diệt khuẩn và vứt tả kỹ lưỡng, tốt nhất là nên gói tã lại. Sau đó, đừng quên rửa tay với xà phòng.

Rửa tay giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh
Rửa tay giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh

Đối với người mắc bệnh, không được nấu ăn hoặc rót nước cho mọi người. Bệnh này sẽ diễn tiến trong vòng 1 – 2 tuần vì thế người bệnh cần hết sức lưu ý.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Người bệnh cần ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn nhạt, không dầu mỡ
  • Sử dụng rau củ quả tươi bằng cách ép lấy nước hoặc luộc chín
  • Bổ sung probiotic giúp cải thiện sức khỏe
  • Bổ sung oresol hạn chế mất nước

Người bệnh cần kiêng các thực phẩm sau:

  • Sữa bò và các chế phẩm từ sữa
  • Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ
  • Trái cây chứa nhiều chất xơ
  • Thức uống chứa cồn, ga.

Với những kiến thức xoay quanh căn bệnh lỵ, hy vọng rằng nguy cơ mắc bệnh sẽ được giảm thiểu đáng kể cho mọi người. Hãy chú ý bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như người thân trong gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *