Bệnh vảy nến: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh vảy nến: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh vảy nến thuộc nhóm bệnh về da liễu xuất hiện khá phổ biến. Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng để lại nhiều hậu quả xấu cho bệnh nhân. Bệnh vảy nến tồn tại dưới nhiều dạng thể khác nhau, có thể là vài đốm hoặc từng mảng lớn trên cơ thể. Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh cần đến thăm khám ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm nhất có thể tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.

Bệnh vảy nến là gì?

Căn bệnh này là hiện tượng tự miễn dịch mãn tính, tăng nhanh quá trình tích tụ những tế bào da phía trên bề mặt da. Biểu hiện thường thấy của vảy nến có sắc màu trắng bạc và phát triển ở những mảng da dày cộm có màu đỏ. Những mảng da này có thể bị nứt và chảy máu.

Sự tăng tốc trong quá trình sản xuất da làm sản sinh ra vảy nến. Các tế bào da sẽ phát triển bên trong da và di chuyển dần về phía bề mặt. Tuy nhiên chúng vẫn có thể rớt xuống nhằm thay lớp tế bào da mới. Chu kì này diễn ra khoảng 1 tháng.

Đối với những bệnh nhân mắc vảy nến thì chu trình sản xuất tế bào da của họ chỉ diễn ra trong vài ngày. Vì thế khiến cho các tế bào da này không đủ thời gian thay thế cộng với  việc tế bào mới được sản sinh nhiều và tích tụ lại tạo thành vảy nến. Những mảng vảy nến này thường xuất hiện mọi nơi trên cơ thể như tay, chân, da đầu, da mặt…

Hình ảnh bệnh vảy nến ở người
Hình ảnh bệnh vảy nến ở người

Bệnh vảy nến xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 15 – 23 hoặc có thể sau 50 tuổi. Bệnh tồn tại ở nhiều dạng và đều có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bệnh nhân mà cụ thể nhất là độ thẩm mỹ.

Bệnh vảy nến thuộc nhóm da liễu tuy không lây lan từ người sang người nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến vẻ thẩm mỹ của bệnh nhân. Người bệnh sẽ dễ bị tự ti, mặc cảm, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và thậm chí là trầm cảm nếu bị mọi người kỳ thị, xa lánh.

Nguyên nhân gây bệnh 

Hiện nay y học đã thống kê được nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến ở người. Có những nguyên nhân mang tính chủ thể cũng có những nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài.

Căng thẳng tột độ

Việc cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ làm gia tăng khả năng xuất hiện bệnh vảy nến. Vì thế việc kiểm soát mức độ căng thẳng của bản thân sẽ làm suy giảm nguy cơ mắc bệnh.

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Uống quá nhiều rượu

Trong rượu có chứa hợp chất làm kích thích sản sinh vảy nến. Vậy nên cần chú ý hạn chế uống rượu nhằm bảo vệ tim mạch cũng như giảm nguy cơ mắc vảy nến.

Chấn thương

Nếu bạn có vết thương do tai nạn, vết cứa, tiêm ngừa hoặc cháy nắng cũng là tác nhân gây bệnh vì nó tác động lên hệ miễn dịch.

Ảnh hưởng do sử dụng thuốc

Những loại thuốc sau đây có khả năng làm xuất hiện vảy nến cho người sử dụng:

  • Lithium
  • Thuốc phòng chống sốt rét
  • Thuốc điều trị cao huyết áp
  • Thuốc chữa trị nhiễm trùng
  • Hệ miễn dịch

Bệnh vảy nến là một trong những hiện trạng tự miễn dịch của cơ thể. Tự miễn dịch là hệ quả của cơ thể tự tác động vào chính nó. Khi vảy nến diễn ra, những tế bào T tác động nhầm vào các tế bào da.

Ở những người bình thường, những tế bào bạch cầu có vai trò tấn công và diệt trừ vi khuẩn xâm nhập cơ thể và đối phó nhiễm trùng. Nếu như tấn công diễn ra sai lầm sẽ khiến cho chu trình sản sinh tế bào da phát triển vượt mức, đẩy lên trên bề mặt và xuất hiện vảy nến.

Yếu tố di truyền

Nếu như trong gia đình bạn có người mắc vảy nến thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên thì theo ghi nhận thì tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến do yếu tố di truyền là khá nhỏ.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh

Biểu hiện chung

Những triệu chứng của bệnh vảy nến khá đa dạng tùy theo thể bệnh từng người nhưng vẫn có những biểu hiện chung điển hình như:

  • Những mảng da ửng đỏ, sần sùi và bị viêm
  • Vảy nến có màu trắng bạc hoặc mảng da đỏ
  • Da dẻ khô, bị nứt nẻ và có thể chảy máu
  • Ngứa và rát quanh vùng vảy nến
  • Đau, sưng các khớp
Vảy nến gây ra các triệu chứng ngứa rát
Vảy nến gây ra các triệu chứng ngứa rát

Những biểu hiện riêng của từng thể bệnh

  • Vảy nến mảng

Đây là loại vảy nến thường gặp có mặt ở dạng mảng vảy, màu hồng, chủ yếu xuất hiện ở những mặt duỗi khớp gối, khuỷu tay hay da đầu. Vảy nến tồn tại từ những mảng nhỏ đến những mảng lớn trên cơ thể có thể sờ được.

  • Vảy nến giọt

Dạng này tồn tại phổ biến ở trẻ em và biểu hiện ở những mảng nhỏ trên thân người.

  • Vẩy nến tăng tiết bã nhờn

Thể bệnh này mô tả tình trạng tổn thương trên da đầu kèm tổn thương vảy mảnh, hồng ban. Chúng xuất hiện ở những nếp gấp cơ thể cụ thể là bẹn, nách…

  • Vảy nến đỏ da

Vảy nến này có biểu hiện đặc trưng là hồng ban lan rộng trên toàn bộ cơ thế. Điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị rối loạn hoặc suy tim với cung lượng cao nếu dòng máu qua da tăng cao.

Vảy nến đỏ da
Vảy nến đỏ da
  • Vảy nến mủ

Biểu hiện rõ rệt của vảy nến mủ là những mục mủ vô khuẩn. Những mục mủ này xuất hiện đa phần ở rìa của tiến triển tổn thương vảy nến.

  • Vảy nến da đầu

Những vảy xuất hiện trên da đầu thường rõ rệt, có độ dày và bị đỏ. Quan sát sẽ thấy được chúng xuất hiện ở chân tóc và phía sau tai. Biến chứng của vảy nến da đầu thường khiến bệnh nhân bị rụng tóc.

  • Vảy nến móng

Bệnh nhân mắc vảy nến móng sẽ thấy sự thay đổi ở phần móng cụ thể là những vết lõm và móng bị mất màu.

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến tuy nhiên thì vẫn có những cách thức làm suy giảm tình trạng nổi vảy cũng như kiểm soát tốc độ của chúng.

Người bệnh cần tránh xa những yếu tố làm tăng sự kích thích vảy nến và dùng thuốc để kiểm soát chúng. Những biện pháp cơ bản như giữ gìn vệ sinh cho da, bảo vệ da khỏi những tổn thương, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nắng.

Bệnh nhân có thể sử dụng kem bôi chuyên dụng, kem dưỡng da giúp làm giảm tình trạng bị viêm, nổi vảy và ngứa. Những bệnh nhân mắc vảy nến dạng nhẹ và vừa có thể dùng thuốc steroid và loại thuốc chống viêm cho da.

Bôi kem chuyên dụng nhằm kiểm soát triệu chứng của bệnh
Bôi kem chuyên dụng nhằm kiểm soát triệu chứng của bệnh

Một số phương pháp khác được áp dụng như tẩy lớp mài, chiếu tia cực tím, dùng thuốc làm ức chế miễn dịch, thuốc ngừa dị ứng và kháng sinh.

Biện pháp phòng tránh bệnh 

Để hạn chế tình trạng bệnh phát triển bạn cần xây dựng một số thói quen sống như sau:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
  • Liệt kê tất cả các loại thuốc đang dùng với bác sĩ để dễ dàng kiểm soát tình trạng bệnh
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hợp lý
  • Giữ gìn vệ sinh cẩn thận cho da
  • Tái khám theo lịch hẹn
Cần tái khám đúng lịch hẹn để kịp thời can thiệp những biến chứng xảy ra
Cần tái khám đúng lịch hẹn để kịp thời can thiệp những biến chứng xảy ra
  • Theo dõi thường xuyên tình trạng hồi phục của da.
  • Bảo vệ da khỏi những tổn thương, bị khô hay nứt nẻ
  • Cần báo ngay với bác sĩ khi gặp một số biểu hiện: nhiễm khuẩn xuất hiện; bệnh diễn biến nặng hơn hoặc xuất hiện những tổn thương mới gặp; nổi mụn mủ ở da; sốt, kiệt sức, bị đau ở một số vị trí trên cơ thể…

Nếu phát hiện những thay đổi bất thường trên da cần liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời. Với những kiến thức bệnh vảy nến được phổ cập hôm nay sẽ giúp cho các bạn bảo vệ được sức khỏe cho làn da cũng như cơ thể của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *