Bệnh bóng đè: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh bóng đè: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bóng đè không phải là loại bệnh lạ với chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm, suy nghĩ lệch lạc về căn bệnh này. Nhiều người cho rằng căn bệnh này có liên quan đến tâm linh nhưng thực tế khoa học đã tìm được cách lý giải thuyết phục và đề ra những cách chữa trị hiệu quả. Vậy bệnh bóng đè là gì? Dấu hiệu của bệnh như thế nào? Cách chữa trị ra sao? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ở nội dung bài viết này. 

Khái niệm bệnh bóng đè

Bóng đè hay còn gọi theo tên tiếng anh là sleep paralysis, đây là chứng liệt thân do ngủ. Bệnh này thường xảy ra ở những thời điểm như chuẩn bị ngủ hoặc vừa ngủ dậy. Khi bị bóng đè, toàn thân chúng ta không cử động được nhưng tinh thần vẫn tỉnh táo, cảm giác ban đầu như có người nào đó giữ lấy mình, mình vẫn ý thức nhưng không chống cự được. Một số trường hợp, bệnh nhân còn nghe hoặc nhìn thấy những ảo giác đáng sợ. 

Giải mã hiện tượng bị bóng đè khi ngủ
Giải mã hiện tượng bị bóng đè khi ngủ

Thông thường, khi bệnh nhân thoát khỏi hiện tượng bóng đè, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và rơi vào tâm lý lo lắng. Mặc dù, căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nó có thể gây ra những rối loạn trong tâm lý của họ. Những người mắc triệu chứng ngủ rũ hoặc những rối loạn về giấc ngủ thì có khả năng mắc bệnh này khá cao. Độ tuổi dễ bị bóng đè nhất là từ 20 đến 30 tuổi. 

Nguyên nhân gây ra bệnh bóng đè

Nhiều người xưa cho rằng bị bóng đè là do “yếu bóng vía” nên bị người âm phá. Nhưng thực tế, bệnh bóng đè có liên quan nhiều tinh thần và trạng thái tâm lý của chúng ta. Theo khoa học nghiên cứu thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Nhưng hầu hết các nguyên nhân đều chủ yếu xuất phát từ cơ thể bị suy nhược, cụ thể:

  • Các giai đoạn giấc ngủ, chu trình giấc ngủ có sự thay đổi hoặc đảo lộn khiến bộ não không thích nghi được, gây ra những rối loạn giấc ngủ và dễ dẫn đến bị bóng đè.
  • Tư thế ngủ không đúng dẫn đến khó thở và dễ bị bóng đè. 
  • Sử dụng nhiều các chất kích thích như coffee, bia, rượu,v.v. Các chất kích thích có khả năng ức chế dây thần kinh. Đặc biệt là trước khi ngủ, sử dụng những thức uống có chất kích thích sẽ khiến bạn khó ngủ hoặc ngủ không ngon, dễ bị bóng đè. 
  • Do bị chấn thương tâm lý, thường trong trạng thái lo lắng, căng thẳng hoặc stress nhiều. 
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh bóng đè
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh bóng đè

Dấu hiệu của bệnh bóng đè

Mỗi người có thể bị bóng đè một lần hoặc nhiều lần, đôi khi trong một đêm bạn có thể bị vài lần. Khi bị bóng đè, cơ thể hoàn toàn rơi vào trạng thái bất động và vô cùng mệt mỏi với những dấu hiệu cụ thể như:

  • Thông thường, bóng đè diễn ra khi chúng ta vừa bắt đầu ngủ hoặc vừa mới ngủ dậy.
  • Khi bị bóng đè, mặc dù bạn có thể nhận thức được nhưng không thể cử động và cũng không nói được.
  • Bóng đè thường xảy ra trong vài giây hoặc có thể nhiều hơn là vài phút.
  • Trong lúc bị bóng đè, cơ thể sẽ có cảm giác như bị cái gì đó đè lên người, sợ hãi, toát mồ hôi, khó thở và hoang tưởng.
  • Khi tỉnh lại, cơ thể nhức mỏi, nhất là ở cơ và đầu, kèm theo đó là cảm giác lo sợ vô cùng. Với những người tâm lý yếu hoặc có tiền sử rối loạn tâm lý thì rất dễ bị hoảng loạn.
Sau khi bị bóng đè cảm thấy vô cùng mệt mỏi và lo lắng
Sau khi bị bóng đè cảm thấy vô cùng mệt mỏi và lo lắng

Nhiều người cho rằng, bóng đè chỉ là một giấc mơ nhưng trong giấc mơ chúng ta lo sợ về một điều gì đó nên gây ra những hoang tưởng. Các nhà nghiên cứu lại kết luận, bóng đè xảy ra một phần do cơ thể mệt mỏi quá mức và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tâm lý người mắc phải. 

Cách chữa trị bệnh bóng đè

Mặc dù không gây nguy hiểm về mặt thể xác nhưng bệnh bóng đè vẫn có thể gây ra rối loạn trong tâm lý người bệnh do cảm giác lo sợ. Về cách chữa trị thì hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn. Khi đi khám bệnh, bạn có thể được bác sĩ tư vấn và cho sử dụng thuốc an thần để điều trị. Thuốc này không có tác dụng điều trị triệt để bóng đè nhưng sẽ giúp giảm căng thẳng, lo âu và cân bằng trạng thái của bạn.

Điều trị bóng đè bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Điều trị bóng đè bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng nên xây dựng một lối sống lành mạnh. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tập luyện thể dục để giữ tinh thần tỉnh táo. Tập thói quen ngủ đúng giờ, không thức khuya và dừng sử dụng các chất kích thích để đẩy lùi bệnh bóng đè.

Cách phòng tránh bệnh bóng đè

Mặc dù chưa từng bị bóng đè nhưng bạn cũng không nên ỷ lại mà cần phải có giải pháp phòng tránh bệnh. Với những liệu pháp dưới đây, bạn sẽ có thể hạn chế được nguy cơ bị bóng đè, cụ thể là:

  • Hình thành thói quen tập luyện thể dục như đi bộ, tập yoga, chơi các bộ môn thể thao để tăng cường sức khỏe.
Tập yoga để giúp tinh thần được thoải mái
Tập yoga để giúp tinh thần được thoải mái
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, ăn đúng giờ, ăn đủ bữa.
  • Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, ngủ trong tư thế thoải mái.
  • Hạn chế lo nghĩ, tránh rơi vào tình trạng căng thẳng, stress lâu.
  • Nên thư giãn với những sở thích của bản thân như nghe nhạc, chăm sóc cây cảnh,v.v.

Người xưa vẫn thường tương truyền, nếu để một con dao ở dưới chiếu hoặc gần đầu giường thì sẽ không bị bóng đè nữa. Mặc dù các nhà khoa học chưa làm sáng tỏ được điều này nhưng ở một khía cạnh khác, chúng ta có thể hiểu cách đó như một niềm tin. Khi tin tưởng mình được an toàn, giấc ngủ sẽ thoải mái hơn và hạn chế được khả năng bị bóng đè. Nếu bạn thử cách này thì đừng quên cẩn thận em bé và báo với người thân nhé. 

Bật mí cách ngủ hạn chế khả năng bị bóng đè

Khi bị bóng đè, chất lượng đời sống của bệnh nhân bị giảm sút rất nhiều. Trong khi đó, bệnh bóng lại liên quan nhiều đến giấc ngủ của bạn. Do đó, để giảm thiểu khả năng mắc bệnh, việc hình thành cách ngủ thoải mái là rất cần thiết, cụ thể như:

  • Xây dựng rõ ràng khung giờ đi ngủ và giờ thức dậy cho tất cả các ngày. Tốt nhất là nên đi ngủ trước 11 giờ tối và thức dậy lúc 5 giờ rưỡi.
Đi ngủ trước 11 giờ để giảm nguy cơ bị bóng đè
Đi ngủ trước 11 giờ để giảm nguy cơ bị bóng đè
  • Không tiếp xúc ánh sáng quá nhiều trước khi ngủ. Điển hình như không sử dụng điện thoại, xem tivi hoặc làm việc với máy tính cận với giờ đi ngủ.
  • Không nên ăn trước khi ngủ, khoảng cách giữa bữa ăn gần nhất với giờ đi ngủ tối thiểu là 2 tiếng.
  • Phòng ngủ phải thoải mái, nhiệt độ và ánh sáng vừa đủ. 
  • Không sử dụng những thực phẩm có chứa caffeine trước khi ngủ, ví dụ như coffee,….
  • Thư giãn, nghỉ ngơi để cơ thể thả lỏng, hạn chế căng thẳng, stress lâu dài.
  • Tập thể dục rất tốt nhưng cần có khoảng cách giữa giờ tập thể dục với giờ đi ngủ. Tập thể dục cận với giờ đi ngủ sẽ khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ.

Trên đây là các chia sẻ về những sinh hoạt hằng ngày của bạn. Mặc dù đơn giản nhưng nó sẽ giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn, giảm thiểu khả năng mất ngủ, khó ngủ hoặc bị bóng đè. Do đó, các bạn đừng quên lưu lại để vận dụng và chia sẻ cho người thân nhé.

Bóng đè không phải là điều xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan để tình trạng đó kéo dài vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của mình. Việc xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh là rất cần thiết vì nó mang lại một sức khỏe tốt, giảm thiểu khả năng bị bóng đè, giúp đời sống tinh thần khỏe mạnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *