Công dụng bất ngờ của cau có thể bạn chưa biết

Công dụng bất ngờ của cau có thể bạn chưa biết

Cây cau là loại cây đã rất quen thuộc với người dân đất Việt từ ngàn xưa. Chúng gắn bó từ trong mâm trầu đến các ngày lễ cưới, tất cả đều tồn tại đến ngày nay. Nhưng ít ai biết rằng quả cau còn có tác dụng y học, cây này chữa trị một số bệnh và được sử dụng phổ biến trong Đông y.

Khái niệm

Cây cau còn có tên gọi khác là cây Tân lang. Cây này xuất hiện nhiều ở những nơi có khí hậu ấm áp, ôn hòa như Châu Á và Châu Phi. Ngày nay được trồng nhiều ở các nước như Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Malaysia và nhiều nước Đông Nam Á. Quả của cây tân lang có thể điều trị cảm cúm, làm tiêu đờm, thơm miệng.

Cây cau còn có tên gọi khác là cây tân lang
Cây cau còn có tên gọi khác là cây tân lang

Đặc điểm nhận dạng

Cây tân lang có thân cây gỗ cao từ 15 đến 20m. Bán kính của thân cây lên đến 15cm. Các lá mọc trên ngọn cây, dài và nhỏ như lá dừa, dài lên đến 2m. Quả mọc theo từng quầy, một quầy có đến hơn mấy chục quả. Quả có hình như trứng gà, màu xanh đậm pha chút vàng ở phần cuống. Vỏ của quả này rất cứng và dày. Hạt của chúng chỉ to bằng hạt xoài và được ăn kèm với trầu và vôi. Đây là món ăn được các cụ già ngày xưa yêu thích.

Trầu cau ăn kèm sẽ tạo ra màu đỏ rất đẹp. Người ta thường nhai trầu bỏ xác. Vì có vôi ở trong nên ăn sẽ rất nóng và có mùi nồng của lá trầu không. 

Mo dày và cứng, được dùng làm quạt từ thời xưa. Lá cau sau khi phơi khô được đan thành chổi dùng để quét sân.

Phân loại

Cây tân làng được chia thành mấy loại sau đây

Cau kiểng

Loại này được trồng nhiều ở những công trình đường xá, công viên hay nơi công cộng nhằm che bóng mát. Chúng có thân hình trụ và tuổi thọ cao. Lá cây xếp hình vòng tròn, tạo bóng râm lớn, lóng cây dài từ 3 đến 5m. Cây này có tuổi thọ cao, có thể chịu được giông gió lớn nên được trồng ở đường xá, giúp chống lóa.

Cây tân lang kiểng
Cây tân lang kiểng

Cây tân lang bẹ trắng

Loại này nở được hoa quanh năm, không giống những loại còn lại. Hoa có màu trắng ngà, đó cũng chính là tên gọi của chúng. Hoa thường kết thành chùm và tỏa hương khi nở, tuy nhiên hương thơm chỉ thoang thoảng và khó có thể nhận biết được. Quả của cây này cũng tương tự như những loại khác, khi chín sẽ ngả màu đỏ rất thu hút.

Cây tân lang vua

Cây này được trồng trong sân vườn những biệt thự hay dinh thự, bảo tàng. Chúng được trồng thành hàng thẳng tắp từ 10 đến 12 cây. Đa số được trồng dọc theo hàng rào hoặc lối đi để tạo quang cảnh thoáng mát cho ngôi nhà. Loại này được chia ra thành 2 loại nhỏ, môt là cây tân lang vua đài loan, hai là cây tân lang vua pháp. Tân lang vua pháp có phần thân cây phình to ở giữa và thu nhỏ ở ngọn và gốc. Ngược lại, tân lang vua đài loan lại có gốc to và nhỏ dần về phía ngọn. Tuy nhiên tất cả đều có vẻ đẹp đặc trưng và được trồng chưng kiểng rất nhiều.

Cây tân lang đuôi chồn

Loại này là loại đặc biệt, rất ít người biết. Chúng chó dạng thân trụ, tròn và cao thẳng tắp, có từng đốt rõ ràng hiện trên thân cây. Lá của chúng cũng xếp theo hình vòng tròn và cong cong như đuôi con chồn. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng có tên gọi là cây tân lang đuôi chồn.

Cây tân lang đỏ

Cây này không mọc đơn độc từng cây mà mọc thành bụi. Thân cây không phải thân gỗ, chúng cũng có chiều dài tương đối, không cao bằng những loại còn lại. Thân cây có màu đỏ tía đặc biệt, phần gốc có màu xanh. Lá cây mọc đối xứng nhau qua cành, giống như lá dừa. Tất cả lá cuốn với nhau từng bẹ ôm sát thân cây.

Thành phần hóa học

Trái của cây tân lang có vỏ cứng và chắt. Ngoài ra, trong hạt có tanin  độ khoảng chừng 70%, tuy nhiên khi được nấu chín thì còn khoảng 15%, vẫn đủ để dùng để điều trị bệnh.

Hạt còn có chất mỡ cùng với các thành phần như Myristin chiếm ⅕, chất olein chiếm ¼ và laurin chiếm ½. Còn lại là một số chất khác và muối vô cơ.

Bên cạnh đó, phải kể đến hoạt chất chính không thể thiếu đó chính là arecolin, arecaidin C7H11N02, và guvaxin, arecolin chiếm từ 0,1 đến 5%

Công dụng

Ngoài công dụng làm kiểng, tạo bóng mát. Cây cau còn có một số công dụng khác như sau:

Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ

Hạt của cây tân lang có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, chống cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não. Đây là công dụng bất ngờ nhất của chúng. Ngoài ra chúng còn giúp thư giãn cơ bắp và tăng cường kiểm soát bàng quang hiệu quả. Hạt có thể phơi khô để nấu nước uống hoặc dùng hạt tươi để nấu đều được

Ngăn ngừa thiếu máu

Đây là tác dụng ít ai biết đến của loại quả này. Chúng đã được chứng minh là một loại thần dược giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu huyết và trị thiếu máu ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Chúng có tác dụng như viên thuốc sắt, giúp cơ thể bổ sung lượng sắt thiếu hụt gây máu ít. Ăn kèm với trầu sẽ mang lại hiệu quả cao.

Hạt giúp ngăn ngừa thiếu máu
Hạt giúp ngăn ngừa thiếu máu

Dùng để ăn kèm với trầu và vôi

Đây là món ăn chơi của các cụ từ thời xưa. Món ăn này được coi là món ăn truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Khi nhai trầu sẽ giúp thơm miệng, chắc khỏe răng và giảm viêm. Trong lá trầu khi ăn kèm với quả của cây tân lang và vôi sẽ có vị chát và mùi nồng, cay. Tuy nhiên chúng được tiêm hình cánh phượng, sử dụng nhiều trong đám cưới. Thông thường đàn trai sẽ bưng mâm trầu qua để hỏi vợ, do đó cây này mới có tên là cây Tân lang, tượng trưng cho sự giàu có và hưng thịnh bên đàn trai.

Dùng để ngâm rượu

Hạt của cây khi phơi khô ngâm rượu sẽ được dùng để chữa một số bệnh như sau. Do có tính cay, chát và nồng, chúng có thể giúp kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy khi uống rượu này sẽ giúp cho đường ruột loại bỏ giun sán, và một vài vi khuẩn bất lợi trong ruột. Ngoài ra, còn giúp điều trị sâu răng và viêm nướu hiệu quả, giúp chắc khỏe răng. 

Dùng làm thuốc

Vỏ sau khi được phơi khô có thể kết hợp với nhiều bài thuốc khác để điều trị đầy hơi, đau bụng rất hiệu quả. Hoa cau nếu được hãm trà uống sẽ mang lại cơ thể thanh mát, bổ thận và đào thải độc tố hiệu quả. Rễ cây sắc uống sẽ giúp tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới.

Vỏ giúp điều trị đầy hơi, đau bụng
Vỏ giúp điều trị đầy hơi, đau bụng

Những lưu ý khi sử dụng

Tác dụng phụ khi sử dụng 

  • Ăn kèm trầu sẽ có thể gây nghiện, say xẩm mặt mày, tim đập nhanh.
  • Gây ố vàng răng nếu ăn quá nhiều
  • Có thể gây buồn nôn hoặc tiêu chảy
  • Làm cơ thể bị co giật, bồn chồn, lo lắng.

Lưu ý khi dùng

  • Không nên tự ý kết hợp với những loại thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không nên sử dụng quá nhiều vì cây tân lang có thể gây kích thích, gây nghiện.
  • Nhai nhiều sẽ bị vôi răng, răng ố vàng
  • Phụ nữ có thai hoặc trẻ em không nên sử dụng, có thể bị co giật.
  • Người bị khí hư không nên dùng.
  • Hạt nên sử dụng hạt tươi sẽ mang lại hiệu quả hơn hạt đã được phơi khô.
Ăn nhiều trầu sẽ gây vàng ố răng
Ăn nhiều trầu sẽ gây vàng ố răng

Trên đây là những công dụng bất ngờ của cau có thể bạn chưa biết. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về loại cây tân lang này. Hãy cân nhắc và sử dụng chúng một cách khoa học để đạt được hiệu quả tối đa. Các bạn cũng có thể giới thiệu cho gia đình và bạn bè cũng sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *