Đặc điểm và công dụng chi đại – Loài hoa rực rỡ với nhiều lợi ích

Đặc điểm và công dụng chi đại - Loài hoa rực rỡ với nhiều lợi ích

Chi đại hay còn gọi là hoa đại, hoa sứ. Chúng không những có thể làm cây cảnh trang trí khu vườn mà còn có thể hỗ trợ điều trị huyết áp cao, giúp trừ ho, bổ phế rất hữu hiệu. Bên cạnh đó, chúng còn có nhiều công dụng khác nhưng không phải ai cũng biết. Vì vậy hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về loài cây này.

Khái niệm

Chi đại còn có thể được gọi là hoa đại hay hoa sứ. Loài hoa này dễ trồng và dễ phát triển. Chúng thường được chưng kiểng ở trong sân vườn hoặc trong chùa chiền, đền thờ… Hương thơm của hoa thường tỏa ra lúc về đêm, đây là điểm đặc biệt của loài hoa này.

Chi đại có thể chưng kiểng hoặc dùng làm thuốc
Chi đại có thể chưng kiểng hoặc dùng làm thuốc

Đặc điểm nhận dạng

Loại cây đại này có một vài điểm nổi bật để nhận biết, cụ thể là:

  • Hoa của chúng có màu ngà rất đẹp, cánh hoa dày. Gần nhụy sẽ là màu vàng nổi bật. Ban ngày thường không tỏa hương thơm, chỉ tỏa hương về đêm thu hút bướm nhân sư.
  • Lá của chúng to, dày, có màu xanh sẫm và nhẵn bóng. Bên cạnh đó còn có đường vân hiện rõ nét trên lá. Lá thường mọc so le với nhau, với hình dáng bầu dục, dẹp ở hai đầu.
  • Thân cây cao vừa, từ khoảng 5m trở lên, có nhánh to. 
  • Trái của cây đại có hình trụ, dài từ 10 đến 15 cm, hạt của chúng có hình cánh mỏng.
  • Có tuổi thọ trung bình đến cao tùy điều kiện môi trường sinh sống.
  • Hoa sứ còn có thể có màu vàng, hồng, đỏ do từng loại giống và môi trường sinh sống khác nhau.

Nguồn gốc, nơi sinh sống

Nguồn gốc của cây chi đại bắt nguồn từ Trung Mỹ, và có mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Hoa sứ được trồng hoặc mọc tự nhiên quanh các chùa đền hoặc nơi công cộng như bảo tàng, dinh thự. Bởi vì dáng cây đẹp và hoa cũng đặc sắc và thơm.

Người ta thường thu hoạch các bộ phận như hoa, cành để sử dụng. Hoa có thể để tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Nhưng thường dùng tươi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn

Phân loại

Hoa sứ chia thành nhiều loại theo màu sắc của chúng 

Sứ Adenium Obesum

Đây là loại dễ tìm thấy nhất và được người dân trong nhiều trong sân vườn. Loại hoa này có màu trắng ngà pha lẫn hồng tím. Chúng xuất hiện ở Châu Phi và du nhập vào các nước gần đường xích đạo và Đông Nam A. Thân cây chỉ cao từ 1 đến 3m, có thể trồng trong chậu để chưng kiểng. Thân cây hơi gồ ghề, màu xanh pha xám, có nhiều nhánh phân ra. Lá nhỏ và cong, cuống ngắn, bề mặt nhẵn bóng với màu xanh sẫm. Các lá được mọc so le và mọc nhiều về phía chóp của cành.

Hoa của loại này có dạng hình phễu, nhụy hoa vẫn có màu vàng nhẹ. Hoa có 5 cánh nở đều và thường nở vào mùa hè đến mùa đông. Hoa sẽ nở đều và đẹp hơn vào khi có đủ ánh sáng và không khí thoáng đãng.

Sứ Adenium Obesum với lá nhỏ và bề mặt nhẵn bóng
Sứ Adenium Obesum với lá nhỏ và bề mặt nhẵn bóng

Sứ Adenium Multiflorum

Nguồn gốc của hoa này là ở Nam Phi, nơi có nhiều cát như sa mạc, trong rừng hoặc đồi cỏ, cao nguyên. Hoa sứ này có thân mỏng manh nhưng màu hoa lại đậm hơn loại sứ trên. Hoa này cũng đặc biệt hơn vì chỉ nở vào đúng mùa đông, mùa lạnh giá.  Cây nào cao hơn 3m nên ít được trồng trong chậu. Ngoài ra, nhựa từ cây này độc tính rất mạnh. Nhưng bù lại có mùi thơm ngọt ngào và tỏa hương cả ban ngày. 

Sứ Adenium Swazicum

Sứ này có thể chịu được thời tiết giá lạnh và ẩm. Hoa này cũng khá phổ biến với màu hồng phấn. Thế nhưng chúng khó trồng ở Việt Nam, do thời tiết ở đây khá khô và nóng. Chiều dài thân cây chỉ từ 1m, có phân nhánh nhiều. Lá cây nhỏ thon và nhẵn, hoa có màu hồng nhạt hoặc đậm, hoặc màu tím cà. Cánh hoa khá tròn và nhụy hoa dài thành hình sợi.

Sứ Adenium Arabicum

Loại cây này xuất hiện ở Ả Rập. Cây này có chiều cao từ 90 đến 4m. Cây này đặc biệt nhiều lá, lá to, dày và rất lớn. Thân cây to, cứng cáp và mọng nước. Chúng cũng có phân nhánh nhiều, nhưng nhánh to và chắc. Màu của hoa này là màu hồng nhạt, cánh hơi nhọn. Nhụy hoa vàng và mọc nhiều thành sợi. Hoa có năm cánh và có sọc chạy ra hết cánh hoa. Đây chính là điểm khác biệt của loại sứ này.

Sứ Adenium Socotranum

Đây được xem là loài quý hiếm nhất trong tất cả các loài hoa sứ. Chúng xuất hiện lần đầu tiên tại vùng bờ biển Ấn Độ Dương. Gốc cây đặc biệt to, như cây đại cổ thụ. Nhánh phân ra và nhánh tập trung chủ yếu ở ngọn. Khi đến mùa nở hoa, cây sẽ không còn ra lá mà tập trung để nở hoa. Hoa có màu trắng hồng phía trong, nhụy dài hình sợi.

Thành phần hóa học

Trong hoa đại có chứa một hợp chất được gọi là Iridoid, alcaloid và tinh dầu từ hoa.

Trong thân cây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra agoniadin có công thức hóa học là C10H14O6 với tính kiềm mạnh có thể tan trong nước hoặc kể cả rượu. Ngoài ra, khi cho axit loãng vào và đun sôi, agoniadin sẽ tạo glucoza.

Bên cạnh đó, nhựa cây có có thể sản sinh ra Fulvoplumierin. Rễ và lá sẽ tiết ra một chất có vị đắng gọi là plumierid. Chất này nếu kết tủa sẽ tạo thành chất bột trắng, có vị đắng đặc trưng, tan được trong nước và cồn.

Tác dụng

Cây sứ được dùng để chữa các chứng bệnh bong gân, sai khớp hoặc mụn nhọt. Chỉ cần dùng mủ có trong thân cây, đắp lên nốt mụn nhọt là có thể giúp kháng viêm, giảm sưng rất tốt. Lá cây tươi giã nhuyễn, đắp vào vết thương hở do trầy xước sẽ giúp giảm đau, máu sẽ ngừng chảy nhanh chóng. Có thể dùng lá để đắp vào ghẻ lở để điều trị rất hay.

Ngoài ra hoa sứ có thể chữa bệnh ho khan, ho dai dẳng lâu ngày, tiêu đờm và thanh nhiệt, mát gan. Chỉ cần hãm một ấm trà hoa sứ tươi là có thể dùng uống trong ngày.

Vỏ của thân cây khi phơi khô và thái mỏng để sắc thuốc uống sẽ hỗ trợ xổ giun sán, nhuận tràng rất tốt. Nên sắc và chia thành 3 lần uống trong ngày. Kết hợp sắc cùng cám gạo, sao vàng sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, hoa có thể chữa chân răng sưng đau, có mủ, chữa viêm và lở loét và đặc biệt giúp an thần, giảm huyết áp rất hữu hiệu.

Hoa sứ sắc uống giúp an thần, dễ ngủ, hạ huyết áp
Hoa sứ sắc uống giúp an thần, dễ ngủ, hạ huyết áp

Người nên sử dụng chi đại

  • Người có bệnh tim mạch, huyết áp cao
  • Người mắc bệnh chàm, ghẻ lở
  • Người có vết thương hở, chảy máu
  • Người bị sưng răng lợi, có mủ
  • Người nóng trong, muốn thanh nhiệt, giải độc
  • Người bị bong gân, trật khớp, sai khớp.
  • Người bị táo bón

Người không nên sử dụng hoa sứ

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị suy nhược cơ thể
  • Người già, trẻ sơ sinh
  • Người bị tiêu chảy
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh

Một số lưu ý khi sử dụng cây đại để làm thuốc hoặc chưng kiểng

  • Chỉ nên uống thuốc sắc với một liều lượng hợp lý. Không nên kết hợp cùng nhiều thảo dược mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Người bị tiêu chảy không nên sử dụng vì tính hàn mạnh sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, gây suy nhược.
  • Nên mua hoa sứ khô về làm thuốc ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng, có kiểm định xuất xứ đàng hoàng.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng hoa sứ
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng hoa sứ

Bài viết trên đã chỉ ra những nội dung chi tiết về cây chi đại. Cây này vừa dùng làm kiểng vừa có thể giúp điều trị một số bệnh cho cơ thể. Mọi người cần tìm hiểu kỹ trước khi dùng để đạt hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn có thêm kiến thức về cây hoa sứ và có thể mua tặng cho người thân hoặc bạn bè.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *