Những tác dụng không ngờ đến của hoa sữa trong y học

Những tác dụng không ngờ đến của hoa sữa trong y học

Nhắc đến hoa sữa ít ai nghĩ rằng đây là loài hoa được sử dụng nhiều trong y học. Hình ảnh loài hoa này luôn làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh mùa thu của Hà Nội. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ không đề cập đến vấn đề hoa với mùa thu Hà Nội. Bài viết sẽ chỉ ra cho bạn đọc những tác dụng không ngờ đến của hoa này trong y học. Vậy đó là những tác dụng nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết của chúng tôi nha

Khái niệm

Hoa sữa được gọi với cái tên khoa học là Alstonia, thuộc họ Apocynaceae. Là dòng cây gỗ được trồng nhiều ở các nước Châu Á Thái Bình Dương như:

  • Ấn độ
  • Trung Quốc
  • Australia
  • Việt Nam

Tại Việt Nam, hoa sữa được nhắc đến rất nhiều trong những bài thơ, ca văn quen thuộc. Bởi vì hương vị đặc trưng của loài hoa này nằm ở hương thơm của hoa. Với mùi hương nồng nàn nằm ẩn sâu trong những góc phố nhỏ của Hà Nội. Hoa Sữa đại diện cho hình ảnh mùa thu của Hà Nội

Loài hoa này còn được gọi với các tên gọi khác như: mùa cua. Đặc điểm hoa và quả của cây mồng cua thường có rất nhiều lông bám trên đó. Khi gặp gió lông này sẽ dễ dàng bay đi và được phát tán trong không khí gây dị ứng. Nếu những người bị mắc bệnh về đường hô hấp hay viêm mũi. Khi họ ngửi phải mùi hoa hay hít phải những lông này sẽ làm cho bệnh nặng hơn

Cây hoa sữa
Cây hoa sữa

Là loại cây thân gỗ có đường kính khoảng 0.6-1m và chiều cao tầm 15-20m. Ngoài ra, nếu cây được trồng trong môi trường khí hậu tốt có thể phát triển lên tới 45m.

Vỏ của hoa có màu xám, trong vỏ hoa có chứa nhựa màu trắng. Cây mọc thành tán khá rộng và có nhiều cành đan xen vào nhau.

Lá hoa được mọc tập trung ở phần đầu cành. Thông thường, mỗi đốt cành sẽ có khoảng 6-9 lá mọc xung quanh nối tròn với nhau. Lá cây thường có hình bầu dục dài và xanh bóng. Nếu bạn để ý kỹ thì mặt dưới của lá thường có màu xám.

Phân loại hoa sữa

Hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất một loại cây hoa sữa mà bạn thường thấy. Là loài cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá mạnh. Cây có khả năng chịu được mọi điều kiện sống và có đặc điểm là ưa sáng

Hoa được nở rộ vào các tháng 3,4,5
Hoa được nở rộ vào các tháng 3,4,5

Ngoài ra, cây khi trồng cũng dễ dàng chăm sóc. Ở Việt Nam, cây được trồng bên các làn đường để đem đến bóng mát cho người đi lại.

Cây được trồng quanh năm và hoa được nở rộ vào các tháng 3,4,5. Vào những tháng này đi đâu trong khắp lòng đường thành phố Hà Nội. Bạn sẽ đều bắt gặp hình ảnh và mùi hương thơm ngào ngạt của loài hoa này.

Thành phần thuộc tính

Y học chỉ ra rằng trong thành phần của cây hoa sữa chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Các hợp chất quan trọng phải kể đến như: Alkaloids. 

Đây là một nhóm amin có nguồn gốc từ tự nhiên. Hợp chất này có được do những loài cây thực vật tự sinh sản ra. Alkaloids được chứa nhiều trong vỏ của loài cây mà chúng tôi đang nhắc đến trong bài viết. Phần lớn loại chất này được sử dụng trong việc điều trị kháng khuẩn, giảm sốt rất nhanh chóng.

Tác dụng

Trong dân gian xưa có sử dụng hoa sữa để bài chế ra một số loại thuốc. Những thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị những căn bệnh sau

Điều trị rối loạn tiêu hóa

Tác dụng đầu tiên của loài cây mà chúng ta đang nghiên cứu ở đây. Đó chính là tác dụng trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và sốt rét. Bài thuốc đơn giản từ loài cây này được sắc như sau:

Điều trị rối loạn tiêu hóa bằng vỏ cây hoa sữa
Điều trị rối loạn tiêu hóa bằng vỏ cây hoa sữa
  • Bạn sử dụng vỏ cây khoảng 200 gram cho vào nồi với 500ml nước. Sau đó bạn sẽ uống trực tiếp nước sắc này trong khoảng 3-5 ngày để đem lại hiệu quả cao nhất.
  • Vỏ cây còn được dùng trong việc kích thích dạ dày và làm nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Với cách làm đơn giản là bạn tán hoặc nghiền mịn vỏ cây thành bột. Khi sử dụng bạn chỉ cần đem bột này ra sắc với nước là có thể uống được. Với liều lượng khoảng 3 gram bột cây chia thành 2 lần uống trong ngày. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn khi sử dụng đều đặn mỗi ngày.
  • Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng: Sử dụng lá của cây còn điều trị được bệnh beriberi. Đây là căn bệnh liên quan đến viêm dây thần kinh ở người do cơ thể bị thiếu vitamin B1. Cách làm đơn giản là bạn cần khoảng 4-7 lá đem hãm với nước nóng là được. Bạn có thể uống đều đặn thay nước lọc hàng ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.

Điều trị viêm phế quản và ngăn ngừa ung thư

Ngoài tác dụng liên quan đến vấn đề điều trị tiêu hóa của cây hoa sữa. Loài hoa này còn được dùng để bài chế ra các loại thuốc giúp bảo vệ gan. Mặt khác, nhà nghiên cứu còn chỉ ra nhiều công dụng khác của cây hoa trong điều trị các bệnh:

  • Làm giảm quá trình phát triển của các tế bào ung thư.
  • Giúp chống viêm loét đường hô hấp và chống oxy hóa
  • Điều hòa sự miễn dịch cần thiết trong cơ thể
  • Khả năng chống hen và dùng cho những người đang điều trị viêm phế quản
  • Tác dụng chống dị ứng và xoa dịu các tổn thương trên vùng da của cơ thể. Ngoài ra, cây hoa sữa còn có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng liên quan đến dị ứng

Tác dụng làm tăng tiết dịch sữa

Một tác dụng vô cùng quý báu với các bà mẹ đang nuôi con bú khi sử dụng cây này. Đó chính là sử dụng nước uống trực tiếp từ vỏ cây được đun với nước hàng ngày. Việc làm này giúp mẹ bầu sản sinh ra dịch sữa rất nhanh và sữa rất đặc.

Tác dụng làm tăng tiết dịch sữa
Tác dụng làm tăng tiết dịch sữa

Mặt khác, vỏ cây còn có tác dụng trong việc giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể. Được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dành cho những người thường xuyên tiếp xúc với rượu bia

Ngoài những tác dụng trên thì vỏ cây còn chữa được các bệnh liên quan đến răng miệng. Các bệnh như lở miệng, nhiệt mồm, lở loét, viêm chân răng….Bạn có thể sử dụng vỏ cây đem sao lên thật kỹ và vàng trên bếp lửa. Sau đó dùng chính vỏ này sắc với nước để uống hàng ngày. Nói chung tác dụng của loài cây này rất đa dạng và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Là loài cây thuốc quý nhưng khi sử dụng bạn đặc biệt phải lưu ý một số vấn đề.

Lưu ý khi sử dụng cây trong điều trị bệnh

Không phải ai cũng có thể sử dụng loài cây này để điều trị các căn bệnh liên quan trên. Với một số người khi dùng bài thuốc từ cây hoa sữa đem lại tác dụng phụ không mong muốn. Vậy, đâu sẽ là những đối tượng không nên sử dụng loài cây này để chữa bệnh. 

Lưu ý khi sử dụng cây trong điều trị bệnh
Lưu ý khi sử dụng cây trong điều trị bệnh
  • Những người bị mắc bệnh về hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Đối với những người này thậm chí chỉ cần ngửi mùi hoa này thôi. Là căn bệnh của họ khó chữa khỏi và thường kéo dài một cách dai dẳng
  • Những người mắc bệnh về xoang, trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với làn da mỏng manh. Người già có đường hô hấp kém không nên tiếp xúc nhiều với phấn và mùi hoa sữa

Ngoài ra, đối với bất kỳ người nào khi sử dụng loài cây này trong việc điều trị bệnh. Họ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y và không nên sử dụng quá liều lượng. Khi sử dụng quá liều lượng chắc chắn sẽ mang lại những điều vô cùng đáng tiếc. Vì thế nên bạn đừng nên quá lạm dụng loài cây này mà nên sử dụng một cách hợp lý

Như vậy, hoa sữa không chỉ dừng lại ở một khía cạnh là loài cây có hương thơm quyến rũ. Mà sau khi tham khảo xong bài viết này của chúng tôi. Bạn còn hiểu thêm về một khía cạnh quan trọng của cây. Đó chính là những tác dụng không ngờ tới của cây trong y học dân gian. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè để cùng hiểu biết thêm thông tin về loài hoa này nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *