Nội dung
Trong vài năm trở lại đây, phương pháp lăn kim trị sẹo rỗ được giới làm đẹp tung hô như một loại “thuốc tiên” trong hiệu quả trị sẹo. Tuy vậy thì hẳn vẫn còn nhiều người băn khoăn liệu lăn kim trị sẹo có đau không? Phương pháp này liệu có gây tác dụng phụ nào đối với sức khỏe hay không. Hay đơn giản như liệu tình trạng sẹo rỗ có tiến triển trở lại sau khi lăn kim. Hãy cùng chúng tôi khám phá dần dần nhé!
Khái quát về phương pháp lăn kim
Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi lăn kim trị sẹo có đau không, bạn cần hiểu về phương pháp này đã. Phương pháp lăn kim hay còn được biết đến là Liệu pháp vi điểm (Micro-needling Therapy) hay Liệu pháp tăng sinh collagen (Collagen Induction Therapy).

Nhờ khả năng làm đẹp toàn diện nên phương pháp này đang được đánh giá là tương lai của ngành thẩm mỹ. Bên cạnh đó, với hiệu quả an toàn gần như tuyệt đối trong việc điều trị lão hóa. Phương pháp lăn kim được ứng dụng rộng rãi để điều trị các khuyết điểm thường thấy trên da như sẹo lõm, sẹo rỗ, trị mụn, thâm nám, xóa nếp nhăn…
Đặc điểm phương pháp lăn kim trị sẹo rỗ
Dùng phương pháp lăn kim để trị sẹo rỗ, sẹo lõm hay các tổn thương trên da nhận được rất nhiều sự tin tưởng của khách hàng tại các trung tâm thẩm mỹ.
Lăn kim trị sẹo rỗ là gì?
Sẹo rỗ, được định nghĩa là một dạng tổn thương vĩnh viễn xuất hiện trên da. Chúng được hình thành sau khi khi trị mụn sai cách, hoặc gặp di chứng từ các bệnh lý như thủy đậu, bỏng da, dị ứng… Trên thực tế hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp nào điều trị hoàn toàn sẹo rỗ. Nhưng tình trạng này có thể được cải thiện đến 80% nếu bạn chọn đúng phương pháp lăm kim trị sẹo tại cơ sở uy tín.

Lăn kim trị sẹo là phương pháp mà người ta sử dụng các đầu kim nhỏ, đầu kim này tác động trực tiếp lên vùng da bị sẹo. Việc này sẽ tạo ra những tổn thương giả trên da, kích thích quá trình sản sinh collagen. Đồng thời quá trình sản xuất elastin mạnh mẽ hơn. Giúp cho da phục hồi nhanh chóng, hiệu quả điều trị sẹo rỗ rõ rệt hơn.

Ưu điểm
Phương pháp lăn kim trị sẹo mang đến nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Kim lăn đều trên da, mang đến hiệu quả điều trị cao hơn so với các phương pháp trước đó
- An toàn với da
- Không mất nhiều thời gian cho việc nghỉ dưỡng, sau khi thực hiện lăn kim bạn có thể tiếp tục công việc của mình như bình thường.
- Cải thiện hiệu quả nhiều vấn đề mà da gặp phải như da thâm do mụn, giảm vết nhăn.
- Giúp trẻ hóa làn da, da căng sáng, mịn màng hơn, màu da đều hơn. Kéo dài vẻ đẹp thanh xuân.
- Chi phí thực hiện tương đối thấp
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vốn có, nhiều người vẫn còn lăn tăn liệu lăn kim trị sẹo có đau không vì những nhược điểm của nó như:
- Đối với việc xử lý sẹo rỗ, sẹo lâu năm thì phương pháp này vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt nhất
- Để có được kết quả tốt và lâu dài, người bệnh cần phải thực hiện nhiều lần khác nhau. Sẽ tốn nhiều thời gian đến với các trung tâm điều trị.
- Có thể sẽ gặp hiện tượng chảy máu khi lăn kim, da lúc đó cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng hơn để tránh bị nhiễm trùng.
Quy trình thực hiện lăn kim trị sẹo có đau không
Hẳn là đến đây thì bạn đã có phần nào cái nhìn khái quát về việc lăn kim trị sẹo. Để có câu trả lời chính xác về việc lăn kim trị sẹo có đau không thì hãy cùng đi từng bước vào quy trình thực hiện phương pháp này nhé.
Bước 1: Khám da và chuẩn đoán tình trạng da
Việc đầu tiên khi bạn đến với các cơ sở chuyên khoa đó là việc thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành soi da đồng thời chẩn đoán tình trạng bệnh lý về da mà bạn đang gặp phải.

Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một liệu trình cùng phương pháp điều trị hiệu quả cho da của bạn. Đảm bảo tình trạng da của bạn được cải thiện mà không gây ra bất cứ phản ứng phụ nào.
Bước 2: Bôi và ủ tê da mặt
Sau khi thăm khám, bạn sẽ tiếp cận đến giai đoạn ủ tê da mặt để chuẩn bị tiến hành lăn kim. Trước khi ủ tê, bạn sẽ được làm sạch da mặt để đảm bảo hiệu quả sau khi lăn kim. Đặc biệt với những bạn hay trang điểm, sẽ cần dùng đến nước tẩy trang chuyên dụng để làm sạch.
Điều dưỡng viên tiến hành thoa kem ủ tê lên vùng da mặt cần điều trị nhằm làm giảm đi cảm giác đau trong quá trình thực hiện. Dùng màng bọc thực phẩm phủ lên trên vùng da vừa bôi tê, việc này sẽ giúp da hấp thu tốt lượng kem ủ tê. Thời gian ủ tê kéo dài từ 30-45 phút.

Trong quá trình đợi ủ tê, điều dưỡng viên sẽ chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho quá trình lăn kim trị sẹo.
Bước 3: Vệ sinh vùng da gây tê và sát khuẩn
Kết thúc thời gian ủ tê, điều dưỡng sẽ dùng gạc khô để lau sạch những phần thuốc tê còn dư trên da. Tiếp tục tiến hành sát khuẩn cho da bằng dung dịch chuyên dụng. Cuối cùng tiến hành làm sạch da mặt một lần nữa bằng nước muối sinh lý. Bước này đòi hỏi phải tiến hành thật cẩn thận để quá trình thực hiện lăn kim sau đó diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 4: Tiến hành lăn kim trị sẹo
Qua quá trình thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ xác định được độ dài đầu kim lăn phù hợp với tình trạng da của bạn. Thường thì độ dài của kim trị sẹo rỗ được sử dụng ở mức 1.5-3mm. Mỗi một đặc điểm da khác nhau mà bác sĩ sẽ tiến hành theo các cách khác nhau sao cho đảm bảo nhất. Phương pháp lăn kim trị sẹo tại các trung tâm thẩm mỹ ngày nay được chia ra làm 2 cách:
- Lăn kim bằng tay: với cách này, các bác sĩ sẽ dùng con lăn tay tác động trực tiếp lên da. Chính vì thế mà yêu cầu bác sĩ phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo lực tác động từ tay đúng chuẩn khi lăn kim, đồng thời không gây tác động xấu đến vùng da bị tổn thương.
- Lăn kim bằng máy: phương pháp này sử dụng công nghệ máy móc để thực hiện. Bác sĩ dùng bút lăn kim chuyên dụng để tạo tác động lên da. Bút lăn kim đều đã được cài đặt độ dài phù hợp của đầu kim nên rất thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Sau khi quá trình lăn kim trị sẹo kết thúc, điều dưỡng sẽ làm sạch lại da cùng nước muối sinh lý. Lúc này, những vết thương giả đã xuất hiện trên da qua những vết kim li ti. Người ta sẽ thoa đều tinh chất Collagen lên vùng da đang được điều trị đó. Dưỡng chất collagen giúp các vết thương nhanh lành hơn, tái tạo lại cấu trúc của da. Đồng thời có tác dụng hàn gắn các vết thương giả vừa được tạo ra, da mịn màng và tươi sáng hơn.
Để làm giảm tình trạng sưng đỏ sau khi lăn kim, các điều dưỡng sẽ chườm đá lên vùng da bị sẹo khoảng từ 5-7 phút. Việc làm này còn kích thích việc phục hồi da diễn ra nhanh hơn.
Bước 5: Kiểm tra lại và kê đơn thuốc
Kết thúc toàn bộ quy trình lăn kim, bác sĩ sẽ kiểm tra lại vùng da mặt của bạn một lần nữa. Tiến hành kê đơn thuốc phù hợp cho quá trình phục hồi. Đối với những trường hợp tổn thương sâu, bác sĩ sẽ hẹn thời gian điều trị lăn kim tiếp theo.
Lời kết
Với công nghệ làm đẹp ngày càng tiên tiến hiện nay, việc lăn kim trị sẹo cũng không quá “đáng sợ” như nhiều người tưởng tượng. Và dĩ nhiên, lăn kim trị sẹo có đau không không còn là nỗi lo của mọi người. Đây vẫn luôn được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các tình trạng bệnh lý trên da, đặc biệt là sẹo rỗ. Hãy tìm đến các cơ sở chuyên khoa, với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.