Bật mí sự thật về nghệ mà không phải ai cũng biết

Bật mí sự thật về nghệ mà không phải ai cũng biết

Được biết đến là một loại gia vị trong nấu nướng, nghệ còn đóng vai trò là một loại thảo mộc chăm sóc sắc đẹp và góp phần là một trong các nguyên liệu của bài thuốc quý. Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng tuyệt vời của nghệ, vẫn có những lưu ý đặc biệt, khi sử dụng cần tuân thủ theo liều lượng và cách dùng.  

1. Giới thiệu về nghệ 

Nghệ là cây thân thảo thuộc họ nhà Gừng, nghệ được xếp vào nhóm thực vật thân thảo sống lâu năm. Hiểu theo nghĩa sinh học, thực vật thân thảo là các loài cây có thân và lá cây rụng đồng thời vào cuối mùa sinh trưởng. Gọi một cách vắn tắt, thực vật thân thảo là thảo mộc. Củ nghệ và rễ mọc dưới mặt đất. Mỗi năm nghệ sẽ được thu hoạch lấy củ và lấy một phần củ thu hoạch được để nhân giống cho mùa sau. 

Quê hương của củ nghệ từ miền Đông Nam của Ấn Độ. Để có thể sinh trưởng và phát triển tốt, nghệ cần một lượng mưa đáng kể mỗi năm và nhiệt độ thích hợp dao động khoảng 20 đến 30 độ C. 

Có thể nhận thấy nghệ có chiều cao khoảng 1 mét đổ lại, nhánh cây cao, thân và rễ cây tỏa một mùi thơm đặc trưng. Lá cây mọc thành 2 hàng và xen kẽ nhau. Nếu được chăm sóc và phát triển ổn định, tháng 8 là thời điểm nghệ trổ hoa. Tùy vào các giống cây, hoa nghệ sẽ có màu sắc khác nhau. 

Nghệ mùa ra hoa trông rất rực rỡ
Nghệ mùa ra hoa trông rất rực rỡ

2. Phân loại

2.1. Nghệ vàng (uất kim hương)

Củ nghệ vàng có hình trụ tròn, chia ra nhiều nhánh nhỏ khác nhau, củ được hình thành từ đoạn rễ cây dưới lòng đất. Vỏ của nghệ vàng có màu nâu xám, hình thành những đường vân ngang sẫm màu. Tại sao vỏ màu nâu xám mà lại gọi là nghệ vàng? Đó là phần ruột nghệ có màu vàng tươi rất đẹp. Mùi thơm của nghệ vàng rất đặc trưng, pha một chút cay nồng nên thường được dùng làm gia vị nêm nếm và át vị món ăn. 

Nước ta cũng là một trong những quốc gia nổi tiếng về nghệ vàng. Bên cạnh đó Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Indo cũng là nơi trồng nghệ lâu năm. 

2.2. Nghệ trắng (ngải trắng, nghệ rừng, ngải mọi)

Là loài cây mọc tự nhiên, ít phổ biến. được tìm thấy trên vùng miền núi. Khác với nghệ vàng, loại nghệ này đặc biệt yêu thích khí hậu ấm áp. Hoa nghệ trắng có màu tím, thân và lá có đặc điểm giống nghệ vàng nhưng rễ lại có những điểm riêng về màu sắc, mùi vị, hình dáng… Mùi của nghệ trắng không đậm như nghệ vàng, nghệ trắng mang một hương thơm nhẹ hơn, dịu hơn rất nhiều. 

2.3. Nghệ đen (nga truật, tam nại, thanh khương..)

Những công dụng tuyệt vời từ nghệ đen 
Những công dụng tuyệt vời từ nghệ đen

Điều đặc biệt về nghệ đen đó là hoa của loài cây này sẽ trổ trước khi có lá, hoa nghệ đen màu vàng. Nghệ đen có hình dạng bầu bầu như quả trứng, bên trong màu tím nhạt hoặc xanh thẫm. Lá có màu xanh nhạt với các đường gân màu đỏ. Xuất xứ của loại nghệ này từ Indo và Ấn Độ. Những năm gần đây, nghệ đen trở nên phổ biến và được trồng rất nhiều ở nước ta. Nghệ đen hình thành và sống trên vùng đất xốp, độ ẩm cao nên chúng thường xuất hiện ven sông, suối. 

3. Thành phần và thuộc tính quan trọng 

Thành phần 

Curcumin là thành phần hóa học thiết yếu của củ nghệ. Thông thường, củ nghệ chứa khoảng 5% curcumin và 5% tinh dầu. Tuy nhiên, từng loại nghệ sẽ có sự phân bổ thành phần khác nhau. 

Nghệ gồm những thành phần gì?
Nghệ gồm những thành phần gì?

Trong đó, các nhà khoa học cho biết Curcumin mang lại rất nhiều công dụng tốt cho cả sức khỏe và sắc đẹp trong nền Y học Thế giới. 

Nghệ vàng chứa  0.3% curcumin – chất tạo màu, chất này giúp tạo nên màu  sắc đặc trưng tím và nâu đỏ của nghệ. Curcumin không thể tan trong nước nhưng có tính tan trong rượu, dầu béo, ete.

Cụ thể curcumin trong nghệ vàng như sau: tinh chất tạo màu vàng nhạt chiếm 1 đến 5%, 1 cacbon không no, paratolyl metylcacbinol – 5% và long não hữu tuyến chiếm 1%… 

Thuộc tính của các thành phần trong nghệ 

Nghệ tươi có khả năng bài tiết mật, giúp tính kích thích ở  túi mật hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thông mật. 

Ngoài ra, còn có tác dụng sát khuẩn, diệt nấm trên da và các vi trùng gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng tinh dầu nghệ thường xuyên.

4. Công dụng với sức khỏe

Tinh bột nghệ nguyên chất có những công dụng gì?
Tinh bột nghệ nguyên chất có những công dụng gì?

Điều trị dạ dày 

Bột nghệ khuấy trộn với mật ong sau đó vo thành những viên thuốc nhỏ vừa uống. Chờ đến khi viên nghệ đã khô ráo thì cất vào lọ thủy tinh bảo quản và sử dụng dần. Sau bữa ăn, có thể uống 3 đến 6 viên giúp cho tiêu hóa ổn định, cải thiện các bệnh liên quan đến dạ dày. 

Trị mụn, dưỡng da 

Cần khoảng 100g nghệ vàng, 150g dầu vừng, 70g sáp ong và nhựa thông, 150g củ ráy dại. Gọt vỏ và rửa sạch củ nghệ và củ ráy rồi cắt thành từng lát, giã nát. Sau đó, nấu hỗn hợp với dầu vừng nấu cho nhừ và đổ sáp ong – nhựa thông vào. Vừa đun nóng vừa khuấy cho các thành phần hòa quyện vào với nhau. 

Thoa hỗn hợp vừa rồi lên vùng da có mụn. Hỗn hợp này có tác dụng điều trị giảm các nốt sưng, tấy của mụn. Tuy nhiên, nên dưỡng da kĩ để tránh việc bị bắt nắng sẽ tác động xấu đến da. 

Điều hòa kinh nguyệt

Thành phần điều chế bao gồm: nghệ vàng, đào nhân, kê huyết đắng, sinh địa và ích mẫu. Những nguyên liệu này có thể tìm mua tại các tiệm thuốc Bắc. 

Sử dụng các nguyên liệu trên sắc với nước ấm uống  mỗi ngày. Uống trước kỳ kinh nguyệt 2 – 3 tuần, uống trong khoảng 5 lần thì kinh nguyệt sẽ dần ổn định hơn. 

Hỗn hợp nghệ mật ong tốt cho dạ dày
Hỗn hợp nghệ mật ong tốt cho dạ dày

Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi gan, sỏi mật

Sử dụng 10g đường phèn cùng với 10g nghệ tán thành bột. Hòa hỗn hợp bột vừa rồi với nước và uống trước các bữa ăn chính. Có thể bổ sung thêm mật gấu sẽ tăng tác dụng của bài thuốc.

Chú ý bài thuốc này chỉ sử dụng hỗ trợ điều trị, và chỉ dùng cho bệnh sỏi gan và sỏi mật, chống chỉ định với sỏi thận.  

Chăm sóc sức khỏe phái đẹp 

Công dụng quen thuộc mà hầu như ai cũng biết đó chính là liền sẹo. Có rất nhiều loại thuốc liền sẹo rỗ, mờ thâm, khử trùng và giúp cho vết thương mau lành. 

Bột nghệ đen và dầu dừa trộn với nhau có tác dụng trị nứt gót chân. Thoa hỗn hợp lên phần gót chân bị nứt trước khi ngủ. Để khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước sạch. 

Bột đen và gel lô hội (nha đam) còn có thể chữa trị bỏng, kháng khuẩn, đẩy nhanh tốc độ lên da non cho các vết thương. 

Hỗn hợp tinh  bột nghệ đen cùng với mật ong và sữa chua (loại không đường). Uống hỗn hợp nghệ đen với mật ong vào mỗi buổi sáng. Cũng có thể trộn mật ong với sữa chua dùng làm mặt nạ giúp cho sáng da mặt hơn, bật tone hơn nhiều. 

Mờ vết rạn cho phụ nữ sau sinh

Giã nghệ đen với gừng tươi sau đó ngâm với rượu sau đó thoa lên vùng da bị rạn cho phụ nữ sau sinh ở phần hông, đùi từ 1 đến 2 lần trong ngày. 

5. Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng 

Tuy nghệ mang lại nhiều công dụng nhưng vẫn cần lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người có triệu chứng huyết áp cao
  • Người mắc bệnh tiểu đường 
  • Người bị thiếu máu
  • Bệnh nhân sỏi thận
  • Người sắp phẫu thuật
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày 

Nghệ không thể uống cùng khi đang điều trị bệnh sau đây:

  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
  • Thuốc kháng acid dạ dày
  • Thuốc kháng histamin

Bất kỳ một loại thảo mộc nào có cũng có những điểm cần lưu ý, nghệ cũng vậy. Do đó, qua bài viết này hy vọng bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích về nghệ – một thành phần quan trọng trong chăm sóc sắc đẹp, điều trị bệnh.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *