Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp

dau-nhuc-xuong-khop

Đau nhức xương khớp là căn bệnh ngày càng xuất hiện nhiều và thường xuyên ở những người trường thành nhất là ở những người cao tuổi. Bệnh thường gây cảm giác khó chịu, giảm các vận động khớp gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Vì thế chúng ta cần phải trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh xương khớp để có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là tình trạng tổn thương các khớp xương làm ảnh hưởng đến chức năng vận đọng của khớp xương cùng với các triệu chứng cứng khớp, sưng khớp, biến dạng khớp, đau và nhức mỏi khớp….

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở người trưởng thành và người già nhưng có thể kể đến một vài nguyên nhân cơ bản như sau:

1. Nguyên nhân về tuổi tác

Vấn đề tuổi tác là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh khác nhau nhất là bệnh về xương khớp. Theo thời gian, các cơ quan bộ phận ngày càng bị lão hóa và các khớp xương cũng không ngoại lệ.

Sụn và xương là hai cấu trúc quan trọng của xương. Khi bị lão hóa sẽ gây nên tình trạng đau nhức khớp.

2. Nguyên nhân do bệnh lý

Bệnh tật cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhức mỏi xương khớp ở nhiều người. Một vài bệnh không thể nào bỏ qua được khi nó là nguyên nhân gây nên bệnh.

* Bệnh viêm khớp

  • Viêm xương khớp: Tổn thương sụn ở các khớp có thể dẫn đến tình trạng xương mài trực tiếp trên các xương sẽ gây đau đớn và làm hạn chế vận động. Đây là loại tổn thương có thể xảy ra trong nhiều năm, nó cũng có thể được đẩy nhanh khi có các chấn thương khớp, nhiễm trùng.
  • Viêm khớp dạng thấp: hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lên các khớp gây sưng, viêm tấy màng hoạt dịch, đau khớp và tấy đỏ. Viêm đa khớp dạng thấp có khả năng phá hủy xương và sụn trong khớp.

* Bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất gây nên triệu chứng đau nhức xương khớp. Đặc trưng của bệnh là sự tổn thương xương dưới sụn và sụn khớp.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

3. Một vài nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì còn có một vài nguyên nhân khác gây bệnh đau xương khớp.

* Do béo phì, thừa cân

Hệ thống cơ, xương, dây chằng được thiết kế với khả năng chịu lực vừa phải với người có trọng lượng bình thường. Khi trọng lượng của cơ thể vượt qua mức giới hạn chịu đựng sẽ gây nên áp lực lớn lên khớp.

Nhất là khớp háng, khớp gối và cột sống sẽ khiến cho phần sụn của khớp bị bào mòn nhanh chóng cùng với phần xương dưới sụn nhanh chóng bị tổn thương.

* Do thời tiết

Thời tiết thay đổi thất thường sẽ gây ra hàng loạt những thay đổi ở bên trong cơ thể như: thay đổi lượng máu cung cấp, nhớt dịch khớp, sự kết tủa của muối,….

Những triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp

Những triệu chứng mà người bị đau nhức xương khớp thường gặp phải có thể kể đến như:

  • Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng người bệnh cảm thấy ê mỏi toàn thân, đau nhức xương khớp, phải xoa bóp khoảng 20 phút thì mới có thể cử động được. Cơn đau cũng có thể xuất hiện bất ngờ bất cứ lúc nào.
  • Những cơn đau âm ỉ, đau dữ dội xuất hiện ở những vùng bị viêm, cảm giác khó chịu, nhiều trườn hợp còn bị đau gắt lên như bị điện giật. Cơn đau sẽ nhanh chóng kết thúc nhưng sau đó có thể sẽ lại kéo dài tới vài giờ.
  • Đau nhức xương khớp toàn thân có thể xuất hiện khi bạn căng thẳng, lao động nặng nhọc, cơ thể bị nhiễm lạnh. Vùng xương khớp bị tác động còn xuất hiện dấu hiệu bị sưng đỏ.
  • Vướng víu, đau nhói khi cử động.
  • Cử động không còn linh hoạt, tay chân bị tê buốt.
  • Sốt cao, cơ thể mệt mỏi do khí huyết lưu thông kém.
  • Khi vận động cơn đau sẽ tăng lên và nếu bạn nghỉ ngơi thì sẽ giảm đi.

Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp

1. Chữa bệnh xương khớp theo Tây y

* Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau là cách điều trị bệnh đau xương khớp được nhiều người áp dụng và có tác dụng ngay tức thì.

Những loại thuốc tân dược sẽ có chức năng giảm đau tức thì giúp làm giảm các cơn đau do đau nhức xương khớp gây ra. Tuy nhiên, việc làm dụng thuốc cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh.

Khi sử dụng thuốc đau nhức xương khớp có tác dụng giảm đau trong một thời gian dài sẽ gây nhờn thuốc buộc người bệnh phải tăng liều lượng thuốc mới mang lại kết quả.

* Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị đau nhức khớp hiệu quả nhưng phương pháp này bắt buộc người bệnh cần phải trải qua các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Những người già, người cao tuổi thì không nên sử dụng phương pháp này bởi khả năng lành lại sau phẫu thuật là thấp, chức năng xương khớp và khả năng hồi phục yếu. Thậm chí nhiều trường hợp còn để lại di chứng, mất khả năng đi lại.

2. Chữa đau nhức xương khớp theo Đông y

Sử dụng các thảo dược quý hiến trong Đông y để điều trị bệnh vừa giúp giảm đau nhức xương khớp lại không gây ảnh hưởng tới thận, gan và dạ dày.

Bài thuốc 1: Bài thuốc từ cây Dây Đau Xương

Nguyên liệu:

  • Cây Dây Đau Xương

Cách làm:

Cách 1: Dây Đau Xương đem giã nhỏ rồi trộn với ít nước đắp lên chỗ xương bị đau nhức.

Cách 2: Dây Đau Xương thái nhỏ, sao vàng rồi đem ngâm rượu với tỷ lệ 1:5. Uống mỗi ngày 3 lần và mỗi lần uống một cốc nhỏ. Những người không uống được rượu có thể sắc với nước uống và uống trong 15 – 20 ngày.

Bài thuốc 2: Bài thuốc từ cây lá lốt

Nguyên liệu:

  • 5 – 10g lá lốt phơi khô/ 15 – 30g lá tươi

Cách làm:

Nguyên liệu trên đem sắc với 2 bát nước khi còn lại ½ bát thì dừng lại và chia ra uống trong ngày. Uống khi còn ấm và nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị trong 10 ngày.

3. Xông hơi

Xông hơi là phương pháp giảm cân hiệu quả. Hơi nóng từ máy xông hơi tạo ra có khả năng làm tiêu hao năng lượng, lượng mỡ dư thừa giúp ngăn chặn béo phì, giảm cân hiệu quả.

Từ đó, giúp làm giảm áp lực của cơ thể lên các khớp xương giúp giảm đau khớp hiệu quả và nhanh chóng.

Những bài thuốc chữa bệnh trên chỉ mang tính chất tham khảo vì thế nếu bạn muốn sử dụng thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước bởi việc sử dụng thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Điều trị đau nhức xương khớp
Điều trị đau nhức xương khớp

Chế độ dinh dưỡng của người bị đau xương khớp

1. Những thực phẩm người đau nhức xương nên ăn

Ngoài việc sử dụng thuốc, phẫu thuật để điều trị thì người bị bệnh xương khớp cũng sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác với người bình thường để vừa có thể hỗ trợ điều trị mà lại không khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Người bị bệnh về xương khớp thì nên bổ sung những thực phẩm sau vào trong thực đơn hàng ngày của mình:

  • Đầu tiền phải kể đến là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C bởi những thực phẩm này có khả năng giảm và ức chế viêm nhiễm. Các loại trái cây tươi (cam, bưởi, chanh, dâu tây…), rau xanh ( cải xanh, súp lơ xanh…) rất dồi dào vitamin C.
  • Các gia vị tính ấm như: tỏi, gừng, hành, quế, ớt sẽ giúp làm nóng và bảo vệ các khớp khỏi các phản ứng có hại.
  • Các loại ngũ cốc như: lúa mì, gạo lứt, đậu nành, lúa mạch có khả năng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, dồi dào canxi giúp phòng ngừa đau nhức xương và giúp xương chắc khỏe hơn.

2. Những thực phẩm người đau nhức xương không nên ăn

Ngoài những thực phẩm người bị bệnh xương khớp nên ăn thì cũng có những thực phẩm tuyệt đối không được ăn để tránh bệnh thêm nặng.

  • Đầu tiên, phải kể đến thực phẩm mà người bị bệnh không nên ăn đó là những loại thức ăn có chứa nhiều photpho như: thịt qua chế biến, thịt đỏ, nội tạng động vật.
  • Hạn chế thức ăn nhiều chất béo như: đồ ăn chiên xào, mỡ động vật, sản phẩm từ bơ sữa, thức ăn nhanh. Bởi những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm tăng mạnh gây nên các triệu chứng đau nhức dữ dội.
  • Không ăn các loại cà, chuối tiêu, thịt chó, canh cua.

Một vài biện pháp phòng ngừa đau xương khớp

Những người bị bệnh cần phải giữ ấm cho cơ thể bằng cách tắm, uống bằng nước ấm, mặc đủ ấm.

Xoa bớp dầu, cạo gió, rượu thuốc tại các vùng khớp bị đau để các mạch máu được giãn nở, lưu thông dễ dàng hơn.

Duy trì cân nặng: Cân nặng cần phải được duy trì ở mức hợp lý để tránh các áp lực lên khớp.

Uống nhiều nước: trong sụn khớp có đến 70% thành phần là nước giúp duy trì sự hoạt động trơn tru giữ hai hai đầu xương vì thế bạn cần uống nước đầy đủ và hợp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *