Thiết kế nhà bếp đẹp – Cho ngọn lửa yêu thương cháy mãi trong gia đình

Thiết kế nhà bếp đẹp – Cho ngọn lửa yêu thương cháy mãi trong gia đình

Trong xu hướng thiết kế nhà ở hiện nay, kiến trúc sư thường chú trọng đến việc cho ra đời những mẫu nhà bếp đẹp. Không chỉ dành cho kiểu căn hộ cấp cao mà một ngôi nhà bình thường cũng có thể sở hữu căn bếp tiêu chuẩn hiện đại. Hiểu được sự ảnh hưởng của phòng bếp đến toàn bộ căn nhà, ta có thể xác định được ưu tiên của mình để lựa chọn kiểu mẫu phù hợp. Dưới đây là những thông tin tham khảo kiến dựng một gian bếp hoàn hảo trong mơ. 

1. Vai trò của phòng bếp trong gia đình

1.1 Phòng bếp là nơi lưu giữ những nhịp điệu yêu thương 

Trong tâm thế những người đi xa, ấm áp nhất là cảm giác được trở về nhà. Khi lắng nghe tiếng mẹ đứng bếp và mũi được lay động bởi hương thức ăn ngào ngạt, trái tim mỗi người bỗng trở nên dịu dàng như nước. 

Từ căn bếp, những sợi dây vô hình mang yêu thương lan tỏa tới trái tim mỗi thành viên gia đình. Những bữa ăn đầm ấm, những hương vị ngọt ngào ấy chẳng thể tìm thấy ở nơi nào khác. Phòng bếp đóng vai trò là nơi giữ lửa, nơi tình yêu hiện hình dưới những món ăn ngon.

Nhà bếp là nơi gắn kết mọi tình thân
Nhà bếp là nơi gắn kết mọi tình thân

Chính vì thế, nhà bếp đẹp là một trong những tiêu chí hàng đầu mà gia đình yêu cầu ở bản vẽ thiết kế.

1.2 Phòng bếp theo tín ngưỡng tâm linh

Quan niệm truyền thống cho rằng, phòng bếp đóng vai trò chủ chốt quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình. Theo trích dẫn phong thủy, phòng bếp là nơi cung ứng nguồn tài lộc, cũng là một trong ba yếu tố quan trọng nhất trong nhà. Một nhà bếp đẹp được ví von như dạ dày trong một cơ thể tốt. 

2. Những lưu ý trong thiết kế nhà bếp

2.1 Yếu tố phong thủy

Được biết đến là một trong những khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận và may mắn, yếu tố phong thủy là điều ít ai bỏ qua trong quá trình thiết kế lẫn xây nhà.  Việc kiến tạo một căn bếp đẹp cũng vậy, cần đặc biệt chú ý đến khía cạnh phong thủy. Trong quá trình thiết kế, cần chú ý những vấn đề phong thủy sau:

  •  Không nên đặt cửa chính ở hướng đối diện với nhà bếp.
  •  Không nên để nhà bếp đối diện với phòng vệ sinh.
  •  Cửa phòng ngủ cũng không nên đặt ở phía đối diện với nhà bếp.
  •  Giữa bếp nấu, chậu rửa, vòi nước nên có khoảng không ngăn cách vì theo phong thủy, nước và lửa không nên ở cạnh nhau.

2.2 Đảm bảo nguyên lý hoạt động tam giác

Vùng tam giác vàng được xác định theo nguyên tắc 3 vị trí thường xuyên sử dụng nhất phòng bếp. Chúng bao gồm bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Người đứng bếp cần được đảm bảo thoải mái di chuyển giữa 3 vị trí này trong thời gian ngắn.

Trong thiết kế nhà bếp, yếu tố ưu tiên hàng đầu là độ lớn của tam giác này. Tại đây, nguyên tắc “ngón tay cái” được áp dụng. Yêu cầu chính là tổng chiều dài 3 cạnh tam giác bắt buộc lớn hơn hoặc bằng 3.6m, nhưng không được vượt quá 7m. Mỗi cạnh của tam giác không được dài hơn 2.7m nhưng nên có độ dài lớn hơn hoặc bằng 1.2m.

Mẫu phòng bếp với kích thước đo lường lý tưởng
Mẫu phòng bếp với kích thước đo lường lý tưởng

Nếu căn bếp của bạn có đặc điểm như trên, thì có thể gọi đó là căn bếp tiêu chuẩn bởi đây chính là những kích thước lý tưởng trong thiết kế. Lối sắp xếp này khiến cho người đứng bếp thuận tiện rất nhiều trong quá trình nấu nướng lẫn di chuyển. Thành viên trong nhà khi đi lại qua khu vực bếp cũng rất thoải mái, hạn chế bị ngăn trở.

2.3 Lưu ý tới ánh sáng

Có thể nói sự hoàn thiện của căn bếp phụ thuộc phần nhiều vào ánh sáng. Ánh sáng là một trong những yếu tố ưu tiên trong thiết kế phòng ốc. Năng lượng mà ánh sáng đem lại sẽ khơi nguồn cảm hứng tích cực, biến căn bếp nhà bạn trở thành một không gian ấm cúng. Bạn có thể lắp đặt cửa sổ nhằm đón nhận nguồn sáng tự nhiên, hoặc sử dụng bóng đèn điện để cung cấp ánh sáng.

2.4 Hợp lý trong thiết kế và sắp xếp nội thất

Sự ngăn nắp gọn gàng trong công đoạn sắp xếp là một lựa chọn đồng đạt hai mục đích. Quả là một công đôi việc, chỉ với thiết kế hợp lý đã có thể giảm thiểu thời gian tìm kiếm vật dụng trong nhà bếp. Bên cạnh đó, đây là sự hỗ trợ cho bước tiến linh hoạt hơn trong khâu nấu nướng bởi sự gọn ghẽ mà không gian xung quanh cung cấp. Hơn nữa, hình ảnh một gian phòng với sự sắp xếp đâu ra đấy sẽ tạo thiện cảm lớn cho cả người nấu lẫn người ăn.

2.5 Đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhà bếp

Sự cố mà nhiều người gặp phải khi đã hoàn thiện nhà bếp đó là tình trạng thiếu hụt ổ điện. Hệ lụy chính là những ổ cắm nối, dây dợ lằng nhằng được sử dụng thay thế khiến hình ảnh một căn bếp gọn gàng xuống cấp nghiêm trọng. 

Mẫu nhà bếp đẹp đáp ứng tiêu chí đầy đủ điện và ánh sáng. 
Mẫu nhà bếp đẹp đáp ứng tiêu chí đầy đủ điện và ánh sáng.

Biện pháp khắc phục là trong quá trình thi triển, bạn nên yêu cầu kỹ sư thiết kế thêm một vài ổ cắm điện dự phòng. Dĩ nhiên, ổ điện không được để quá gần với chậu rửa hay những vật dụng liên quan đến nước vì rất dễ xảy ra tình trạng chập, cháy điện.

Nhà bếp theo phong thủy là nơi lưu giữ tài vượng cho gia đình, bởi vậy cần chú ý trong thiết kế để có thể sở hữu một căn nhà bếp đẹp

3. Những kiểu thiết kế nhà bếp đẹp hiện đại

Thị trường nhà đất ngày nay sở hữu đa dạng những kiểu căn hộ dành cho nhiều đối tượng khách hàng. Không cần lo lắng nếu như bạn sở hữu ngôi nhà diện tích nhỏ hay không gian quá hẹp để thiết kế phòng bếp. Dưới đây là một vài mẫu nhà bếp tham khảo cho từng kiểu nhà ở khác nhau.

3.1 Phòng bếp phù hợp cho căn hộ chung cư nhỏ

Sự hạn chế về diện tích của những căn hộ chung cư  dẫn đến không gian dành cho nhà bếp cũng bị thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, với điều kiện như vậy bạn vẫn hoàn toàn có thể sở hữu căn nhà bếp như mong muốn. Với thiết kế mang hơi hướng hiện đại, cung cấp tiện nghi đầy đủ, hoàn toàn thích hợp với kiểu nhà nhỏ.

Một điều quan trọng trong thiết kế nhà bếp nhỏ là cần chú ý đến màu sắc của gian phòng. Để tránh cảm giác ẩm thấp, nên lựa chọn những gam màu tươi sáng làm tông nền chủ đạo. Nếu vậy thì với diện tích nhỏ bạn vẫn hoàn toàn có thể trang trí nên không gian nấu nướng nổi bật tuyệt vời.

Màu sắc trang nhã, hiện đại tạo nên hình ảnh căn bếp tuyệt vời. 
Màu sắc trang nhã, hiện đại tạo nên hình ảnh căn bếp tuyệt vời.

Sự giới hạn về không gian dẫn đến chủ trương trong thiết kế chính là tận dụng tối đa khoảng trống để thiết kế bàn bếp, tủ bếp. Bếp nhỏ được thiết kế theo hình chữ L, các ngăn trống trưng dụng thay cho kệ đựng rượu lẫn kệ trưng bày. Chiếc tủ bếp tiện ích này sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm không gian để cất giữ đồ đạc. 

Tiết kiệm không gian nhà bếp bằng những thiết kế thông minh.
Tiết kiệm không gian nhà bếp bằng những thiết kế thông minh.

Tủ bếp hiện đại kết hợp kệ đựng lò nướng, hơn nữa còn có ngăn chứa đông lạnh tạo nên tổng thể gọn gàng đẹp mắt. Một chút hoa văn độc đáo sẽ tạo cảm hứng sang trọng mới lạ cho căn bếp của bạn.

Sở hữu diện tích hạn chế nhưng phòng bếp hoàn toàn có thể ở trong trạng thái gọn gàng dưới sự sắp xếp hợp lý. Muốn vậy, bạn nên tối giản tối đa nội thất, tránh để vật dụng lộn xộn cho một không gian thoáng đãng thoải mái. 

3.2 Thiết kế bếp từ những không gian tưởng chừng không thể

Thiết kế bếp trên tầng lửng và tầng thượng

Thiết kế bếp trên tầng lửng là xu hướng phổ biến dành cho kiểu nhà nhỏ hẹp như nhà cấp 4, nhà chung cư hạn chế diện tích. Ý tưởng này hướng tới mục đích dàn trải nên một không gian thoáng đãng nhưng vẫn giữ nguyên chức năng nấu nướng cơ bản, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Nhà bếp đẹp sáng tạo với không gian độc đáo ở sân thượng.
Nhà bếp đẹp sáng tạo với không gian độc đáo ở sân thượng.

Sân thượng là nơi thích hợp để thư giãn và hít thở. Đây là không gian lý tưởng cho những buổi tiệc tùng thân mật hay đơn giản là những bữa ăn gia đình. Với sự kết hợp đặc biệt này, hứng khởi sẽ lan tỏa từ người nấu ăn cho tới người thưởng thức. 

Trong quá trình chế biến món ăn, với tầm nhìn ở trên cao người nấu sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng được mọi góc nhìn bên ngoài. Một bầu trời rộng rãi, một tán cây xanh mát,… là những điều mà kiểu nhà bếp bình thường không có được.

Tầng lửng trở thành không gian tuyệt vời dành cho nấu nướng chế biến.
Tầng lửng trở thành không gian tuyệt vời dành cho nấu nướng chế biến.

Với kiểu bếp truyền thống, không gian bó hẹp thường sẽ mang đến cảm giác bí bách, ngột ngạt. Sẽ thế nào nếu một ngày bạn thử thay đổi tập quán đứng bếp, thử một cách sống mới để thấy việc nấu nướng bỗng trở nên đầy cảm hứng?

Thiết kế bếp dưới gầm cầu thang

Nhằm tiết kiệm tối đa không gian phòng bếp, xu hướng thiết kế ngày nay là kết hợp tủ bếp với khoảng trống dưới gầm cầu thang.

Được thiết kế nằm dưới gầm cầu thang, với bộ bàn đảo hình cung phía ngoài cùng tủ rượu trang bị bên cạnh. Tổng thể mang lại cảm giác giống như là 1 quán bar hay 1 quầy lễ tân, tạo ra trải nghiệm độc đáo ngay trong chính căn nhà của bạn. 

Tạo ra quán bar tại nhà với thiết kế tủ bếp nằm dưới gầm cầu thang.
Tạo ra quán bar tại nhà với thiết kế tủ bếp nằm dưới gầm cầu thang.

Khi màu cầu thang hài hòa với tông màu chủ đạo tủ bếp sẽ tạo hiệu ứng chắc chắn cho cầu thang. Tạo điểm nhấn nếu thấy không gian đơn điệu bằng một chút chấm phá nổi bật như sắc đỏ hay sắc cam. 

Cầu thang với thiết kế cách điệu gầm từ những khối vuông tăng tính hiện đại sang trọng. Đối với nội thất phòng bếp, ta nên có những lựa chọn tối giản tạo ra một không gian ngăn nắp và rộng rãi. Với ý tưởng thiết kế này, gầm cầu thang từ chỗ góc chết bỗng trở thành điểm thu hút độc đáo cho cả ngôi nhà.

Gầm cầu thang trở thành điểm thu hút khi kết hợp với tủ bếp.
Gầm cầu thang trở thành điểm thu hút khi kết hợp với tủ bếp.

Nhà bếp theo quan niệm là nơi lưu giữ tài vượng cho gia đình, bởi vậy cần chú ý trong thiết kế để có thể sở hữu một căn nhà bếp đẹp. Kiến tạo nên gian bếp tiêu chuẩn không hề dễ, nó đòi hỏi sự công phu trong quá trình thiết kế đạt tới một mức độ nhất định. Từ những đề xuất trên đây, hi vọng bạn vẽ được trong lòng mình một phòng bếp tuyệt vời để áp dụng vào thực tế. Giữ lửa yêu thương gia đình từ nhà bếp đẹp – tại sao không thử phải không nào? 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *