Phong cách kiến trúc Đông Dương – Từ hình tượng văn hóa độc đáo đến chứng nhân thời đại

Phong cách kiến trúc Đông Dương – Từ hình tượng văn hóa độc đáo đến chứng nhân thời đại

Việt Nam xứ sở ghi dấu trong ấn tượng năm châu với nền văn hóa lâu đời cùng những công trình kiến trúc độc đáo. Vẻ đẹp dân tộc hòa quyện đậm đà cùng vẻ cách tân từ những nền văn hóa ngoại sở làm nên phong cách kiến trúc Đông Dương trường tồn cùng năm tháng. Với luồng hơi thở Đông Dương mạnh mẽ, những công trình kiến trúc này đã khắc họa được những chất riêng vào lòng người chiêm ngưỡng. 

1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam

Từ những năm 1880 thuộc thời tiền thuộc địa, người Pháp tiến bước vào Đông Dương đã mang theo dấu ấn kiến trúc trời Tây bản địa. Tiếp ứng luồng khí hậu đặc biệt khắc nghiệt nơi đây, phong cách kiến trúc từng bước đổi thay rồi dần thích nghi trọn vẹn với điều kiện tự nhiên không ủng hộ. Con đường này dẫn tới sự ra đời kiến trúc Tiền thuộc địa, được coi như tiền thân phong cách kiến trúc Đông Dương sau này.

Phong cách kiến trúc Đông Dương ở giai đoạn đầu lịch sử.
Phong cách kiến trúc Đông Dương ở giai đoạn đầu lịch sử.

Đặc trưng trong kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp nét đẹp Á – Âu, trong giới hạn tự nhiên của khí hậu Việt Nam đặc trưng, đặc biệt ở miền Bắc.Trào lưu này những tưởng đã đặt dấu chấm hết tại nước ta vào khoảng trước những năm 60, cho tới khi đột ngột trở lại thành sức hút cách đây khoảng 20 năm.

Công trình đầu tiên theo phong cách kiến trúc Đông Dương là Trường Đại học Đông Dương (sau trở thành trường đại học quốc gia Hà Nội cũ) dưới bàn tay thiết kế của KTS Ernest Hébrard . Kể từ khi được thiết kế tại Pháp, cho tới quá trình thi công tại Việt Nam đã đạt tới nhiều thay đổi so với ban đầu, tuy vậy bản sắc kiến trúc đặc trưng vẫn rất có sức hấp dẫn. 

Bản sắc kiến trúc là sự kết hợp giữa văn hóa Á – Âu.
Bản sắc kiến trúc là sự kết hợp giữa văn hóa Á – Âu.

Bên cạnh đó, một công trình điển hình của thời đại có thể gọi tên là khách sạn Hanoi Metropole. Thể hiện trọn vẹn đặc trưng kiến trúc Pháp với hệ cột La Mã, hệ thống cửa sổ cân xứng có chủ đích. Công trình Nhà Hát Lớn Hà Nội cũng là một trong những thiết kế ấn tượng theo phong cách thống nhất từ hình mẫu Nhà Hát Opera Garnier tại Paris.

Vào khoảng những năm 30, 40 thế kỷ XX, mức độ ảnh hưởng của Pháp tại  Việt Nam không còn hiệu quả. Để tỏ ý thân thiện hơn với Việt Nam, một số kiến trúc sư Pháp thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương đã sáng tạo nên những công trình kiến trúc kết tinh Đông Dương nhưng mang chất thuần Việt. Từ thời điểm đó, đặc điểm  kiến trúc Việt bắt đầu xuất hiện với tần suất lớn trong công trình kiến trúc Đông Dương. 

2. Đôi nét về phong cách Đông Dương

Phong cách Đông Dương là sự kết tinh tuyệt hảo từ tinh túy bản sắc Việt với đặc trưng Tân Cổ điển của Pháp. Sự hòa quyện đặc sắc giữa hai nền văn hóa Đông – Tây từ chỗ khác biệt mà tạo ra được một thẩm mỹ mới, một phong cách mới làm thỏa mãn mọi quan điểm mỹ thuật. 

Du nhập Việt Nam, phong cách Pháp dần thích nghi với bản sắc bản địa, nét sắc tinh xảo trong trang trí. Tại đây, nghệ thuật gặp nhau tại các sản phẩm mỹ nghệ cổ xưa giữa sự pha trộn tinh tế, cầu kì đẹp mắt. Truyền thống Việt Nam vốn mộc mạc trong thiết kế nội thất. Chỉ những nhu cầu thiết thực mới lựa chọn sắp xếp trang bị đơn giản.

Xu hướng thiết kế nghiêng về tính giản đơn, mộc mạc nhưng không quá xưa cũ.
Xu hướng thiết kế nghiêng về tính giản đơn, mộc mạc nhưng không quá xưa cũ.

Hiện nay thiết kế kiến trúc cố gắng lược giản yếu tố rườm rà, chọn lọc những chi tiết thấm nhuần chất dân tộc. Có thể đạt tới độ đơn giản dễ ứng dụng nhưng vẫn tinh tế, sắc sảo trong thẩm mỹ. Đồng thời, khéo léo lồng khớp những tiện nghi hiện đại vào trong không gian sẽ đem tới sự thoải mái nhất cho người sử dụng.

Phong cách kiến trúc Đông Dương với dấu ấn riêng đậm nét nhưng cho tới nay vẫn đảm bảo đáp ứng thẩm mỹ, phù hợp với phong tục tập quán cũng như khí hậu đặc trưng Việt Nam.

3. Đặc trưng trong phong cách kiến trúc Đông Dương 

3.1 Kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Trong kiến trúc Đông Dương, kỹ thuật xây dựng được ứng dụng từ kỹ thuật Châu Âu với những vật liệu mới như khung thép tiền chế, hệ khung bê tông cốt thép chịu lực,… Đặc trưng trước đây về phương tiện kỹ thuật cũng được cải tiến khá nhiều khi đưa cột thu lôi, cổng sắt uốn, đèn điện…. vào sử dụng.

Một góc biệt thự theo phong cách kiến trúc Đông Dương sử dụng vật liệu chắc chắn.
Một góc biệt thự theo phong cách kiến trúc Đông Dương sử dụng vật liệu chắc chắn.

3.2 Đặc điểm hình khối kiến trúc

Ưu tiên những hình khối lập thể, sở hữu bố cục tự do phóng khoáng, bất đối xứng, đường nét kiến trúc mạnh mẽ ngang bằng và chấm phá tại những góc vuông. Với kiến trúc Đông Dương, bố cục thiết kế mang tính duy lý ở mặt bằng và được để ý kỹ lưỡng cả hình khối lẫn chi tiết.

Một trong những nét đặc biệt của hình khối kiến trúc đó là sự lên tiếng từ ngôn từ kiến trúc. Diễn tả một không khí rất phương Đông bằng những tượng trưng nổi bật phong cách Pháp qua những con sơn, mái đua, mái chống hắt…. 

Sự khéo léo trong thiết kế kiến tạo nên những công trình kiến trúc mang hơi thở Đông Dương.
Sự khéo léo trong thiết kế kiến tạo nên những công trình kiến trúc mang hơi thở Đông Dương.

Những mái nhà thông thường dường như được đội nón để làm nên công trình mang hơi thở ngoại vi từ Thái Lan, Campuchia hay Lào. Ở phần đỉnh mái, những bờ nóc lấy cảm hứng từ kiến trúc Việt. Nhưng khi khám phá sâu từng chi tiết, ta lại bất ngờ phát hiện tất cả như một bản tham khảo của kiến trúc Trung Hoa.

Tất cả những chi tiết kiến trúc đến từ miền văn hóa khác biệt như Thái, Lào,  Miên, Việt và Trung được dàn dựng dưới những bàn tay vàng làng thiết kế. Để cuối cùng sau quá trình tỉ mỉ chọn lọc cùng sắp xếp, thành tựu công trình đã sở hữu nét chân phương đậm hào khí Á Đông trên bề mặt kiến trúc phương Tây.

3.3 Các giải pháp về kiến trúc

Để thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới, kiến trúc Đông Dương được biến tấu để áp dụng các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt phù hợp với phong cách chủ đạo. Có thể là các dãy hành lang được bố trí có chủ đích, hay dàn pergola rong ruổi dọc theo công trình.

Tường

Được thiết kế có độ dày đáng kể. Nhiều nhà lựa chọn xây tường 40, có tác dụng song kép khi có thể chống nóng tốt vào mùa hè mà cũng giúp chống lạnh vào mùa đông. Ở phần tường sát phía trần nhà, khéo léo bài trí các lam gió để tạo điều kiện thông thoáng cũng như đón nhận ánh sáng cho không gian bên trong.

Thiết kế tường cũng cần đáp ứng tính nguyên tắc cơ bản.
Thiết kế tường cũng cần đáp ứng tính nguyên tắc cơ bản.

Cửa

Cấu tạo gồm 2 lớp, bên trong là kính, bên ngoài là lá sách. Công dụng của loại cửa này chính là vừa có thể lấy sáng vào mùa đông, vừa có khả năng đón gió vào mùa hè. Khi thiết kế, bao giờ cửa sổ cũng được lắp đặt thêm ô văng lớn đề phòng trường hợp nước mưa tạt vào.

Các công trình xây dựng kiểu kiến trúc Đông Dương thường sở hữu số lượng cửa lớn nhằm tăng độ chiếu sáng và lưu thông không khí vào nhà. Kiểu cửa được sử dụng phổ biến là kiểu lá sách, với sự đảm bảo thông được nguồn gió tự nhiên cho không gian bên trong ngay cả khi đang đóng. Khi được bố trí phía ngoài hành lang, cửa sổ sẽ nhận được thêm nhiều ánh sáng mặt trời.

Cửa sổ là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Đông Dương.
Cửa sổ là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Đông Dương.

Bậu cửa sổ bao giờ cũng được xây dưới một độ vát nhất định nhằm tránh tình trạng nước tràn vào trong. Ở một số công trình đặc biệt còn cho xây rãnh thoát nước cửa sổ ở trên bậu cửa – nơi hiếm người chú ý tới để đảm bảo mỹ quan trong thiết kế.

Mái

Nếu như kiến trúc truyền thống Việt Nam lưu hành loại mái ngói thì đến với kiến trúc Đông Dương, mái ngói vẫn được sử dụng tại những công trình nhỏ. Nhưng phổ biến hơn là mái bằng dành cho những công trình lớn.

Mái nhà thiết kế theo một cách gây ấn tượng. 
Mái nhà thiết kế theo một cách gây ấn tượng.

Phần mái thường được xây dựng sao cho đảm bảo nhô ra xa để tận dụng tối đa hiệu quả che mưa nắng. Theo tính chất riêng trong kiến trúc, Seno thu nước thường nằm dọc theo mái nhà. Ở một số công trình, dạng mái vút cong được áp dụng với các góc mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống. Hoa văn trang trí ẩn hiện trên đỉnh mái và trong các góc cong của mái.

Hệ thống thoát nước theo đánh giá là cực kì tốt, bởi độ dốc mái bao giờ cũng phải đảm bảo là 60%. Với hiệu quả như vậy, sự nhanh chóng trong tháo thoát nước, tránh ủ dột ẩm thấp là điều có thể thấy rõ. 

3.4 Phong cách trang trí của kiến trúc Đông Dương

Là con đường chạy dọc giữa hai nền văn hóa Âu – Á nên phong cách trang trí theo kiểu kiến trúc này cũng vô cùng đa dạng. Xét về phong cách Việt Nam cổ, đó là những biểu tượng mang tính dân tộc như rồng, phượng, long, lân,… Hoa văn của các dân tộc khác như Khmer – Chăm cũng được đưa vào trang trí dưới hình tượng rắn naga, hoa Mạn đà la.

Đặc biệt là phong cách trang trí theo kiểu Pháp với những tranh, phù điêu, các loại cột cổ điển,  tượng vô cùng tinh xảo. Những sự kết hợp khác biệt ấy lại được vận dụng một cách tài hoa, mang lại cảm giác mỹ quan hài hòa cho biểu tượng kiến trúc Đông Dương.

Kiến trúc Đông Dương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. 
Kiến trúc Đông Dương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống.

Hiện nay, những công trình xây theo kiến trúc Đông Dương này vẫn tồn tại và đã trở thành một trong những địa điểm du lịch tuyệt vời dành cho khách từ mọi miền đến chiêm ngưỡng.

Phong cách kiến trúc Đông Dương có thể nói là một nét đẹp thiết kế vừa mang tính hoài cổ, vừa chứa đựng tính hiện đại chủ trương trong xã hội mới. Đó là những chân giá trị đứng vững theo lịch sử, những vẻ đẹp mà thời gian không thể bào mòn. Dòng tư tưởng văn hóa và giá trị kiến trúc luôn dừng lại tại đó, trên mỗi nóc nhà, đằng sau cánh cửa hay ẩn hiện trong tấm kính.. luôn sống mãi như những chứng nhân bất tử của thời đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *