Thiết kế nhà ở mang hơi hướng phong cách kiến trúc Gothic

Thiết kế nhà ở mang hơi hướng phong cách kiến trúc Gothic

Từ lâu phong cách kiến trúc Gothic đã trở thành một biểu tượng đặc trưng cho những công trình từ thời trung cổ. Từ những thánh đường tôn giáo cho tới những tòa lâu đài tráng lệ cũng như những công trình cổ kính. Cho tới ngày nay phong cách này vẫn có được sức hút rất riêng mà bạn không thể bỏ qua.

1. Lịch sử hình thành phong cách kiến trúc Gothic

Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ nét nhất trong các công trình nhà thờ và thánh đường tại Châu Âu. Sau đó nó cũng được phổ biến rộng rãi và áp dụng nhiều trong thiết kế trường học, lâu đài, các tòa nhà lớn cũng như các công trình nhà ở khác. 

Phong cách kiến trúc Gothic đầy thu hút
Phong cách kiến trúc Gothic đầy thu hút

Một trong số đó phải kể tới những công trình tiêu biểu như Nhà thờ Đức bà ở Paris, Pháp được xây dựng từ những năm 1163. Công trình đặc sắc và tuyệt đẹp này vẫn được bảo tồn cho tới ngày nay. Với lối kiến trúc mái vòm vuốt nhọn đặc trưng tại cửa chính cũng như các khung cửa sổ. Thêm vào đó là những cột, trụ được bố trí nhằm tăng ấn tượng về cả chiều cao và chiều ngang. Tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình.

Các nhà kiến trúc sư thời trung cổ đã có kỹ thuật xây dựng rất sáng tạo. Họ thiết kế những bức tường gạch thanh mảnh. Nhờ đó, hỗ trợ cho việc trang trí những ô cửa sổ thêm phần đẹp mắt. Những công trình thánh đường thời đó thường được thiết kế để tăng độ sáng và mở rộng công trình. Với các ngọn tháp được xây dựng cao vút ở bên ngoài.

Nhà thờ Đức bà với phong cách Gothic đặc trưng
Nhà thờ Đức bà với phong cách Gothic đặc trưng

Các ô cửa sổ đầy màu sắc cũng như những tác phẩm điêu khắc độc đáo cũng là một điểm nhấn mang phong cách Gothic. 

Trong các thập kỷ tiếp theo, phong cách kiến trúc Gothic được áp dụng nhiều hơn trong xây dựng nhà ở. Thị yếu phương Tây thời bấy giờ trở nên lãng mạn hơn trong các thiết kế thời Trung cổ. Dần dần, nó dẫn tới phong trào Phục hưng Gothic vào thế kỷ 18 và 19. Đặc biệt là vào thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Victoria, Anh khi mà máy móc được sử dụng để hỗ trợ xây dựng các thiết kế và chạm khắc chi tiết hơn. 

Tại Hoa Kỳ, phong cách này còn được gọi là Carpenter Gothic. Với sự kết hợp giữa các công trình xây dựng bằng gỗ và được thổi hồn bằng lối kiến trúc Gothic đầy phức tạp thời trung cổ.

2. Trang trí nhà theo phong cách Gothic

2.1. Đặc điểm kiến trúc Gothic

Đây là một phong cách phức tạp. Yếu tố cốt lõi đằng sau đó là giúp làm nổi bật những phẩm chất nguyên thuỷ nhất của các thiết kế. Ban đầu bạn sẽ cảm tưởng như nó mang chút hơi hướng của những lâu đài hay cung điện. Đặc trưng nhất đó là những mái vòm nhọn và có vòng gân xung quanh.

Đặc điểm kiến trúc Gothic
Đặc điểm kiến trúc Gothic

Tường nhà nên được xử lý để trông giống với thời kỳ trung cổ thay vì chỉ sử dụng những màu sơn thông thường. Một giải pháp hay đó là sử dụng những phiến đá giả. Màu sắc chủ đạo cho các thiết kế thường sẽ là màu be, xám và đen. Những thiết kế hoa văn độc đáo hoặc những chất liệu vải nhung sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Một điểm cần chú ý đó là những thiết kế được vuốt nhọn. Tiêu biểu nhất bạn có thể nhận ra đó là trong các công trình thánh đường hoặc nhà thờ. Với phần tháp và các mái vòm ở cửa chính được vuốt nhọn. Do đó bạn hãy tận dụng chi tiết đặc trưng này áp dụng trong các thiết kế bên trong nhà.

2.2. Sự thanh lịch 

Trước khi bắt đầu các ý tưởng thiết kế sáng tạo nào, thì sự ưu tiên hàng đầu đó chính là các thiết kế thanh lịch. Bởi phong cách kiến trúc Gothic thường sẽ mang tới cảm giác thanh lịch ngay khi tiếp xúc lần đầu. Hãy chú trọng tới những món đồ nội thất được thiết kế cầu kỳ với nhiều chi tiết tinh xảo.

Nó phù hợp với những ai yêu thích sự thanh lịch trong không gian sống. Đôi khi bạn không cần quá lo lắng trong việc lựa chọn những thiết kế. Không nhất thiết là phải chọn những món đồ đắt tiền với thiết kế độc nhất. Đơn giản như một chiếc đèn chùm lớn đẹp mắt cũng có thể thay mang tới sự hiệu quả cao.

2.3. Màu sắc sử dụng trong phong cách Gothic

Màu sắc trong các thiết kế Gothic
Màu sắc trong các thiết kế Gothic

Một màu sắc đặc trưng cho các thiết kế theo phong cách Gothic đó là màu đen. Tuy nhiên không phải lúc nào áp dụng nó một cách triệt để cũng mang tới những tác động tích cực. Cần tiết chế và phối hợp đan xen tông màu đen vào các thiết kế. Để không gian không quá trầm tối và tạo sự u ám không cần thiết.

Do đó bạn cần đa dạng hơn trong sự lựa chọn màu sắc. Một số ví dụ điển hình đó là bạn có thể lựa chọn những gam màu như xanh ngọc lục bảo, đỏ tía và xanh biển. Nhưng sử dụng chúng ở tông trầm. Cùng với đó là kết hợp với các thiết kế gỗ hay gạch. Giữ chúng ở gam màu tự nhiên.

2.4. Sử dụng các chất liệu vải trong thiết kế nội thất và đồ trang trí

Trang trí rèm cửa theo phong cách thiết kế Gothic
Trang trí rèm cửa theo phong cách thiết kế Gothic

Đối với những không gian sống theo phong cách Gothic thì không thể bỏ qua những thiết kế bằng vải. Đặc biệt bạn nên tập trung vào các chất liệu như lụa, nhung và satin. Ấn tượng mà chúng mang lại chính là sự quyến rũ và cổ kính. Những chiếc rèm cửa bằng nhung hoặc lụa cũng là một điểm nhấn hoàn hảo. Bạn nên tận dụng chiều dài của chúng và bố trí sát trần nhà. Satin sẽ phù hợp hơn với thiết kế giường ngủ và chăn nệm.

Những ngôi nhà theo kiến trúc Gothic thời Victoria thường sẽ tạo điểm nhấn với những chiếc thảm lớn. Chúng nổi bật với những họa tiết cầu kỳ và đẹp mắt. Tuy nhiên không gian bên trong phải thực sự thoáng đãng với những bức tường cao. Nếu không gian nhà nhỏ thì bạn không nên bố trí thảm.

2.5. Thiết kế cửa sổ đặc trưng của phong cách Gothic

Những khung cửa sổ đặc trưng theo phong cách kiến trúc Gothic
Những khung cửa sổ đặc trưng theo phong cách kiến trúc Gothic

Các thiết kế cửa sổ Lancet là một nét rất riêng trong phong cách kiến trúc Lancet. Chúng có hình dạng như một cây thương, với phần đầu nhọn đặc trưng. Bạn có thể sử dụng những tấm kính đầy màu sắc và trang trí cho các khung cửa sổ. Thông thường những họa tiết trang trí và màu sắc sẽ phản chiếu những nét đẹp tính tế. Chúng cũng giống như những bức tranh nghệ thuật độc đáo. 

Đối với những khung cửa sổ này, không nên bố trí rèm cửa bởi nó có thể che lấp đi những nét đẹp rất riêng đó. Ánh sáng từ bên ngoài chiếu quá những tấm kính đầy màu sắc sẽ mang tới những hiệu ứng ánh sáng rất đặc biệt. Nếu bạn không tìm thấy những thiết kế Lancet phù hợp thì cũng có thể sử dụng những tấm kính hiện đại với hình dáng và thiết kế tương tự. 

2.6. Hệ thống chiếu sáng trong nhà

Trong các thiết kế lâu đài trước đây, một vật dụng không thể thiếu đó là những chùm nến sáng. Chúng thực sự là một yếu tố rất quan trọng. Ngày nay nên cũng được sử dụng rộng rãi. Bạn có thể thêm chúng vào không gian phòng khách vừa để chiếu sáng lại là một món đồ trang trí hết sức thanh lịch và tinh tế.

Ngoài ra, những màu đèn chùm bắt mắt và sang trọng cũng là một sự lựa chọn thông minh. Ánh sáng và sự huyền ảo mà chúng mang lại sẽ tạo được cảm giác rất tuyệt. Hãy chú trọng những thiết kế cầu kỳ và có chút cổ điển thay vì những thiết kế đơn giản. Hoặc những màu đèn chùm hình nến cũng là một sự lựa chọn hay dành cho bạn.

Sử dụng đèn chùm chiếu sáng trong nhà 
Sử dụng đèn chùm chiếu sáng trong nhà

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phong cách kiến trúc Gothic. Phong cách này với những nét đẹp và sức hút rất riêng. Trải qua những năm tháng lịch sử huy hoàng, tới tận ngày nay nó vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thiết kế công trình kiến trúc cũng như góp phần sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật giá trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *