Rối loạn kinh nguyệt: Dấu hiệu, nguyên nhân và ảnh hưởng

Được sinh ra là con gái là một điều vô cùng tuyệt vời đối với phái nữ nhưng bên cạnh đó là nhiều điều không ít chị em phụ nữ luôn phải đau đầu và lo lắng.

Đó là các vấn đề sức khỏe khác nhau và rối loạn kinh nguyệt là một điều không thể không nhắc đến.

Thấu hiểu được phần nào những “nỗi lo không ai thấu” này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những nghi vấn, hoài nghi xung quanh vấn đề rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và phụ nữ đã trưởng thành.

Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt là gì?

Xuất hiện kinh nguyệt (1) chính là một dấu hiệu chứng tỏ cơ thể của mình đã lớn lên kèm theo đó là những biểu hiện vô cùng khó chịu mà trước đó các em chưa từng gặp phải.

Rối loạn kinh nguyệt thường có ở giai đoạn đầu khi các em mới dậy thì và ở tuổi tiền mãn kinh.

Nếu như kinh nguyệt xuất hiện không đều một cách đột xuất và chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định mà khoảng thời gian đó có những thay đổi đột ngột về mặt dinh dưỡng hay sức khỏe.

Thì bạn hoàn toàn có thể hiểu được nguyên nhân và lí do của việc rối loạn kinh nguyệt của mình.

Rối loạn kinh nguyệt gây đau đớn, mệt mỏi
Rối loạn kinh nguyệt gây đau đớn, mệt mỏi

Thế nhưng nếu như rối loạn kinh nguyệt xuất hiện trong một thời gian dài thì đó được các chuyên gia gọi là bệnh lý phụ khoa.

Biểu hiện của sự rối loạn này là kinh nguyệt không đều, chu kỳ quá dài hoặc quá ngắn hoặc không theo một quy luật chung nào cả.

Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà con ảnh hưởng không hề nhỏ đến tâm lý chung của chị em phụ nữ.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, cụ thể là những nguyên nhân dưới đây:

Mất cân bằng nội tiết tố

Là phụ nữ, ai cũng sẽ phải trải qua các giai đoạn khác nhau từ lúc có kinh nguyệt cho đến thụ thai, mang thai, sinh con, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì phụ nữ cũng sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến việc kinh nguyệt không đều thậm chí là mất kinh.

Những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày

Rất khó để một người trưởng thành có thể sinh hoạt cơ thể điều độ trong suốt vòng đời của mình.

Có những lí do liên quan đến công việc, gia đình, học tập dẫn đến sự mất cân bằng trong chế độ sinh hoạt thường nhật.

Bạn có thể ăn uống thất thường, thức quá khuya hoặc quá căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến việc trao đổi chất không thể diễn ra một cách bình thường.

Đó chính là một trong những ngọn lửa chính châm ngòi đến bệnh lý rối loạn kinh nguyệt.

Tuổi dậy thì

Như đã nói ở trên thì ở tuổi dậy thì (2) các em thường bị rối loạn kinh nguyệt do giai đoạn này.

Mức độ nội tiết tố mới được giải phóng và phải mất một thời gian nhất định để ổn định và hình thành quy luật.

Thời gian này thường kéo dài 2 hay 3 năm tùy vào cơ địa của mỗi người. Ở tuổi dậy thì, các em mắc phải triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cũng không cần phải quá lo lắng.

Tuổi tiền mãn kinh

Bên cạnh tuổi dậy thì, phụ nữ nằm trong độ tuổi tiền mãn kinh (3) từ 50 – 55 tuổi cũng thường bị rối loạn kinh nguyệt.

Là bởi vì mức độ hóc môn lúc này bắt đầu giảm và chu kì kinh bị phá vỡ.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang không phải là hội chứng phổ biến gặp vì nó chỉ chiếm 10% phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

Những ai mắc phải hội chứng này sẽ làm sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen (5) trong cơ thể làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, bong ra và dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Xem thêm:

Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt có nghiêm trọng không?

Nhiều người thường chủ quan vì nghĩ kinh nguyệt không đều sẽ tự đều lại mà không thể lường trước được nguy hiểm của nó.

Vậy ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của chị em phụ nữ như thế nào?

Gây ra thiếu máu

Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh dễ bị chảy máu kinh nguyệt mà chảy máu kinh nguyệt chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu.

Như các bạn đã biết, thiếu máu vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh tim mạch và thường xuyên bị ngất xỉu, người mệt mỏi, thiếu sức sống.

Nguy cơ dẫn đến nguy cơ vô sinh

Rối loạn kinh nguyệt gây bất thường trong sinh lý, việc tính toán ngày rụng trứng cũng trở nên khó khăn và việc khó có thể thụ thai là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Một minh chứng cho việc rối loạn kinh nguyệt dẫn đến vô sinh là có một tỉ lệ chị em phụ nữ không hề nhỏ ở độ tuổi 30 – 40 vẫn không thể sinh con mà nguyên nhân chính là rối loạn kinh nguyệt.

Với những ảnh hưởng trên, chị em phụ nữ nếu đang gặp phải tình trạng này nên có một chế độ sinh hoạt điều độ, chú ý đến sức khỏe của mình hơn.

Nếu như cần thiết thì nên đến các cơ sở y tế để có được những tư vấn chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *