Bật mí những điều tuyệt diệu về tắc kè mà bạn chưa từng biết

Cáp giới ngâm rượu giúp cải thiện sinh lý nam giới

Thời gian gần đây tắc kè trở thành thương phẩm được ưa chuộng trong nhà hàng. Chúng còn được xem là vị thuốc quý bồi bổ sức khỏe, đặc biệt dành cho phái mạnh. Thế giới của loài bò sát này vô cùng thú vị và chứa muôn màu sắc mà bạn muốn khám phá. Tất cả những điều bí mật về chúng sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây. 

Tắc kè là một loại bò sát được coi là vị dược liệu quý hiếm
Tắc kè là một loại bò sát được coi là vị dược liệu quý hiếm

1. Khái niệm về tắc kè

Tắc kè còn có tên gọi là cáp giới. Theo tiếng Latinh danh pháp của chúng là Gekko (chi) Gecko (loài). Đây là một loài động vật bò sát có nhiều khả năng kỳ diệu, thuộc bộ thằn lằn. Chúng có thể di chuyển trên bề mặt trơn bóng. Chúng giao tiếp bằng muôn vàn âm thanh khác nhau. 

Hơn nữa, tắc kè còn được xem là bậc thầy của vô vàn màu sắc. Chúng có thể biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. Tuổi thọ của loài bò sát này rất lâu. Chúng tự tách đuôi của mình để bảo vệ chính mình khi bị con mồi bắt. 

Trong đông y, cáp giới được coi là dược liệu quý hiếm. Giá trị kinh tế của chúng ngày càng được coi trọng. Cáp giới tồn tại và phát triển ở rất nhiều nơi từ miền Nam cho tới miền Bắc. Cơ thể của chúng nổi bật với cái đầu dẹt tựa như hình tam giác. Đặc biệt phần đầu được hủ lớp vảy kiểu hạt ấn tượng. 

Mắt của loài bò sát này thường màu nâu hoặc cam. Mắt chúng nhạy hơn ánh sáng so với mắt người khoảng 350 lần. Mí mắt cấu tạo có màng trong suốt có thể chuyển độc dọc. 

Thông thường những con đực có kích thước 30-40 cm, con cái thì 20-30 cm. Trọng lượng mỗi con khoảng 150-300 g. Đuôi của chúng chiếm tới 30-40% chiều dài của cơ thể. Loài này chủ yếu sống đơn độc. Chúng chỉ tìm đến nhau khi mùa giao phối.

2. Phân loại 

Loài tắc kè này có khá nhiều chủng loại khác nhau. Tùy theo từng tiêu chí mà chúng được phân thành nhiều loại tương ứng.

Tắc kè được phân thành nhiều loại khác nhau tùy vào mỗi tiêu chuẩn
Tắc kè được phân thành nhiều loại khác nhau tùy vào mỗi tiêu chuẩn

Phân loại theo giới tính

Xét về mặt giới tính, loài bò sát này được phân thành giới đực và giới cái.

Con đực

Nếu thoáng nhìn, bạn sẽ khó lòng phân biệt được con đực và con cái. Tuy nhiên, nếu bạn nắm rõ được đặc điểm và chú ý quan sát kỹ lưỡng thì có thể nhận biết được con đực. Đa phần con đực khi nằm yên ngửa bụng đuôi của chúng sẽ phồng to. Lúc này lỗ huyệt sẽ tạo thành gờ cao. Ngay phần lỗ huyệt sẽ có 2 chấm, một chấm to tương đương hạt gạo và khá lồi có màu đen.

Con đực có cầu tạo gai giao cấu đỏ thẫm ngay vị trí gốc đuôi. Phí trong của đùi xuất hiện hàng lỗ hình chữ V. Đây là điểm mà bạn có thể nhận rõ ở con đực.

Con cái

Con cái có thân hình lép hơn hẳn so với con đực điển hình ở phần lỗ huyệt. Ngoài ra, phần hai chấm ở lỗ huyệt ở con cái cũng khá mờ. Đặc biệt phần cuối đuôi của con cái 

Phân loại theo giống

Hiện nay, loài bò sát này tồn tại hai loại chủ yếu là: G. g. gecko và G. g. azhari.

G. g. gecko

Loài này tồn tại chủ yếu ở Đông Bắc Ấn Độ và miền Đông của nước Indonesia. Đây là loài tắc kè khá hung dữ nhưng lại dễ thuần chủng. Chúng thường sống ở trong hốc cây hoặc ngôi nhà bỏ hoang.

Trong trường hợp thiếu thức ăn, chúng sẽ tìm đến nguồn sáng ban đêm như bóng đèn để tìm kiếm. Loài này đẻ trứng thành từng cụm có vỏ màu trắng.

G. g. azhari

Đây là giống đặc hữu tồn tại chủ yếu ở Bangladesh. Toàn thân của chúng được phủ vẩy. Chúng có thể bám chắc trên bề mặt trơn bởi chân có màng giác. Thức ăn yêu thích của chúng là côn trùng: muỗi, ruồi,… Chúng chủ yếu hoạt động về đêm và thích sống ở nơi ẩm ướt.

Phân loại theo đặc điểm cơ thể

Xét về cấu tạo, đặc điểm và khả năng của loài bò sát này, chúng gồm có:

  • Tắc kè lá satan
  • Tắc kè bay (tắc kè dù)
  • Tắc kè đuôi lá rêu
  • Tắc kè đuôi lá hình Wyberba
  • Tắc kè hoa
  • Tắc kè cảnh,…

3. Thành phần thuộc tính

Trong cấu tạo của loài bò sát này, phần đuôi có chứa nhiều chất béo và dinh dưỡng nhất. Cũng theo nghiên cứu của vị giáo sư Đỗ Tất Lợi (1958), phần đuôi này có chứa chất béo chiếm tỷ lệ 23-25%. Trong khi đó, cơ thể của chúng chỉ có 13-15% chất béo. 

Đuôi là bộ phận có chứa nhiều chất béo và hợp chất hóa học tốt cho cơ thể
Đuôi là bộ phận có chứa nhiều chất béo và hợp chất hóa học tốt cho cơ thể

Theo nghiên cứu tiếp theo vào 1962 của nhiều vị giáo sư kết hợp với GS. Đỗ Tất Lợi thì phát hiện ra hàm lượng axit amin có trong loài bò sát này. Chúng bao gồm:

  • Axit glutamic
  • Alanin, 
  • Xystein
  • Treonin
  • Valin
  • Glyxin, … 

Các hợp chất hóa học này mang đến vô số lợi ích cho sức khỏe. Từ đây, họ nghiên cứu ra nhiều phương thuốc trị bệnh có liên quan đến cáp giới (tắc kè).

4. Tác dụng

Chính các thành phần hóa học tồn tại trong đuôi mà cáp giới được coi là dược liệu có thể hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như sau:

Cáp giới ngâm rượu giúp cải thiện sinh lý nam giới
Cáp giới ngâm rượu giúp cải thiện sinh lý nam giới

Tăng cường và cải thiện sinh lý nam giới

Đối với nam giới rượu tắc kè không còn là điều quá xa lạ. Chúng là vị thuốc quý giúp phái mạnh bổ thận tráng dương vô cùng tốt. Từ đó, nam giới cải thiện được tình trạng sinh lý yếu kém.

Nhờ có cáp giới mà nam giới trị dứt điểm được tình trạng xuất tinh sớm hoặc liệt dương. Khả năng tình dục cũng được cải thiện và nâng cao. 

Trị ho đờm, hen suyễn….

Cáp giới trở thành vị thuốc điều trị tốt cho các căn bệnh:

  • Ho đờm lâu ngày
  • Ho ra máu
  • Hen suyễn
  • Điều trị các bệnh liên quan đến hầu, họng…

Bổ thận, bổ phế

Đối với những người đi tiểu nhiều lần, hoặc đi ngoài, khó ngủ, … thì cáp giới có thể hỗ trợ điều trị mang đến kết quả khả quan. Đặc biệt những ai da xanh xao, cơ thể yếu kém, đau nhức,… thì nên sử dụng rượu cáp giới.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Các hợp chất trong đuôi của cáp giới giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của hệ tiêu hóa. 

Ngoài ra, thuốc cáp giới còn có công dụng:

  • Làm tăng kích thước của dương vật.
  • Giúp hồng huyết cầu gia tăng
  • Giúp tim đập ổn định và chậm lại.
  • Chống và giảm viêm nhiễm đường tiết niệu,…

5. Lưu ý khi sử dụng

Tắc kè trở thành dược liệu có thể điều trị và chữa nhiều căn bệnh. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, loài thuốc này rất dễ bị hỏng bởi sâu mọt rất thích đục khoét. Bên cạnh đó, đuôi của cáp giới lại là món ăn yêu thích của chuột. Do đó, bạn cần chú ý đến khâu bảo quản. Tốt nhất sau khi sấy khô bạn nên để trong lọ đậy thật kín. Bên trong lọ nên để thêm long não và tế tân. Cẩn thận hơn, bạn nên kèm theo gói hút ẩm hoặc gạo rang vàng.

Bạn cần lưu ý đến nhiệt độ sấy khô cáp giới để đảm bảo chất béo không bị mất đi
Bạn cần lưu ý đến nhiệt độ sấy khô cáp giới để đảm bảo chất béo không bị mất đi

Lưu ý trong chế biến

Khi chế biến tắc kè, bạn cần:

  • Chặt tất cả 4 chân và loại bỏ.
  • Chặt phần đầu tính từ hai u mắt.
  • Phần da lột.
  • Mổ bụng và loại bỏ đi phần bụng

Sau đó, bạn mang đi rửa sạch sẽ rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Bạn có thể tận dụng các cách chế biến như sau:

  • Nấu cháo kết hợp với gừng
  • Ngâm rượu: Để ngâm được rượu, bạn sẽ mang chúng tẩm với nước gừng và sao vàng. Tiếp đến bạn ngâm chúng với rượu trắng. Khoảng 10 ngày là bạn có thể uống được.

Lưu ý trong quá trình sấy khô

Để tắc kè không bị hỏng bạn nên sấy lại trong khoảng 20 ngày vào mùa xuân và mùa hè. Vào mùa đông thì cứ 15 ngày bạn lại tiến hành sấy khô lại một lần. Nhiệt độ sấy lý tưởng là 60 – 70°C. Bạn nên sấy kỹ nhất vùng đầu để đảm bảo chúng thật sự khô vàng. 

Trong quá trình sấy, bạn cần lưu tâm đến phần đuôi. Bởi bộ phận này chứa nhiều chất béo. Để dưỡng chất này không bị mất đi, bạn không nên sấy ở nhiệt độ quá cao. 

Bạn cần tránh tuyệt đối không sấy tắc kè bằng diêm sinh. Bởi chúng khiến cho dưỡng chất bị biến chất. Ngoài ra, thân của chúng dễ bị mốc và bạc. 

Hy vọng với những gì chia sẻ như trên, bạn đã hiểu hơn về tắc kè. Đa phần chúng ta đều không hiểu hết về những lợi ích của loài bò sát này mang lại. Nhưng khi hiểu về giá trị của loài vật này, bạn sẽ thêm yêu mến và trân trọng chúng nhiều hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *