Triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả

soi-than

Với các triệu chứng không rõ rệt bệnh sỏi thận thường khiến mọi người bỏ qua cho đến khi sỏi gây đau đớn, đi tiểu ra sỏi thì mới biết. Vì thế bài viết này sẽ giúp tất cả mọi người có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh giúp nhận biết sớm nhất các triệu chứng để có biện pháp giải quyết hiệu quả nhất.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một khối rắn, là tập các hạt tinh thể nhỏ. Có một hoặc nhiều sỏi xuất hiện cùng một lúc trong niệu quản hay trong thận.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Khi mới bị sỏi thận các triệu chứng của bệnh rất khó nhận biết đến khi sỏi gây đau hoặc đi tiểu ra sỏi thì người bệnh mới phát hiện. Vì thế để phát hiện sớm bệnh sỏi thận bạn có thể lưu ý một vài triệu chứng sau:

  • Đau lưng, đau mạn sườn: đây là dấu hiệu chung của người bị sỏi thận. Tùy vào từng thời điểm phát hiện mà sẽ có các cơn đau nhẹ hoặc đau nhói. Nam giới bị sỏi thận có thể đau ở bìu hoặc đau ở tinh hoàn.
  • Nước tiểu có mùi hôi: Bệnh nhân bị sỏi thận nước tiểu thường có màu đục và có mùi hôi, hăng do lắng chứa nhiều hóa chất và chất độc.
Sỏi thận cần được điều trị kịp thời, hiệu quả
Sỏi thận cần được điều trị kịp thời, hiệu quả
  • Tiểu nhiều và tiểu buốt: đây là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Đi tiểu buốt là do sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.
  • Buồn nôn và nôn: người bệnh cảm thấy buồn nôn có thể là bởi do đau quá sức, hoặc nôn cũng là cách duy nhất để thải chất độc ra ngoài cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết.
  • Đau khi ngồi lâu: khi viên sỏi có kích thước lơn người bệnh khó có thể nằm hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài. Bởi nó sẽ xuất hiện áp lực lên các khu vực sỏi thận ảnh hưởng khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan làm người bệnh đau hơn.
  • Sưng: Người bệnh thấy quanh khu vực bụng và háng bị sưng.
  • Sốt: Những người bị sỏi thận rất dễ bị nhiễm trùng đừng tiết niệu gây gai người và sốt.

Nguyên nhân gây sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh sỏi thận ở nhiều người. Một vài nguyên nhân không thể nào bỏ qua được như:

  • Sỏi thận là do uống không đủ nước, lượng nước tiểu được tạo ra ít khiến các chất khoáng như: oxalic, calci… tích tụ nhiều ở thận gây sỏi thận.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thịt, quen ăn mặn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Nhiều khi ăn quá nhiều rau cũng có thể gây sỏi thận.
  • Người bệnh bị mắc một vài bệnh lý về đường tiết niệu như: u xơ tuyến tiền liệt, u xơ đội len vào lòng bàng quang sẽ khiến nước tiểu đọng lại, lâu ngày sẽ sinh ra sỏi.
  • Bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới có thể lây lan sang đường niệu, lắng đọng và tạo mủ trong cơ thể, từ đó hình thành sỏi thận.

Cách điều trị bệnh sỏi thận

Tùy vào từng kích thước của sỏi mà phương pháp điều trị bệnh sẽ khác nhau.

1. Điều trị sỏi thận còn nhỏ

Đối với trường hợp khi viên sỏi còn nhỏ thì người bệnh có thể uống nhiều nước nhất là nước râu ngô hay các loại thuốc lợi tiểu, các loại thuốc nam để kích thích quá trình bài tiết đẩy sỏi ra bên ngoài.

Bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc giãn cơ để niệu đạo không bị co thắt, đồng thời bác sĩ sẽ cho uống thuốc lợi tiểu để sỏi dễ dàng ra ngoài.

Các loại thuốc được chiết xuất từ kim tiền thảo, trái sung… có tác dụng rất tốt trong phòng ngừa sỏi tái phát và có tác dụng trong việc tán sỏi.

Cách điều trị bệnh sỏi thận
Cách điều trị bệnh sỏi thận

2. Điều trị sỏi thận đã lớn

Viên sỏi quá lớn thì việc điều trị nội khoa sẽ không còn đem lại kết quả nữa, lúc này bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định ngoại khoa (mộ lấy sỏi, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, làm ổ nội soi gắp sỏi, tán sỏi nội soi).

Lưu ý: với những người bị sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật thì tỉ lệ tái phát tương đối cao lên đến 60%. Do đó khi bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật hoặc uống thuốc tán sỏi thì vẫn cần phải chú ý ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc hỗ trợ sau điều trị.

Hiện có rất nhiều thuốc hỗ trợ điều trị, hạn chế bệnh tái phát. Vì thế bệnh nhân nên tham khảo và lựa chọn sản phẩm chất lượng được các bác sĩ khuyên dùng.

Ngoài ra, để điều trị sỏi thận không kể đến kích thước của sỏi người bệnh có thể sử dụng phương pháp xông hơi massage.

Nhiệt độ trong phòng xông hơi khô hay ướt sẽ kích thích cơ thể toát mồ hôi, lưu thông khí huyết, giãn ở mạch máu và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố. Cơ thể toát mồ hôi giúp độc tố đào thải ra ngoài dễ dàng hơn sẽ làm giảm áp lực lên thận và gan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *