Triệu chứng và cách điều trị viêm mũi, viêm mũi dị ứng

viem-mui-di-ung

Viêm mũi là một trong những bệnh lý về đường hô hấp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìnkhái quát nhất về bệnh cũng như có biện phát điều trị khi mắc bệnh.

Viêm mũi là sự viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt niêm mạc của hốc mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi

1. Triệu chứng lâm sàng viêm mũi cấp thông thường

* Triệu chứng chung

Viêm mũi có thể tạo thành dịch khi gặp lạnh có thể gây ra nhiều nguyên nhân khác như sổ mũi cấp.

Ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường cảm thấy nổi gai ốc, ớn lạnh xương sống, khi thở ra cảm thấy nóng rát trong mũi, kém ăn, mệt mỏi. Cũng có thể trẻ bị sốt cao, óng rát mũi, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, mất hoặc giảm khứu giác,….

Khi khám thì thấy niêm mạc sưng nề đỏ rực, xung huyết, chảy mũi có màu đục và đặc dần, nhiều lúc nhợt nhạt và khô hơn bình thường.

Chảy mũi do virus cúm có thể gây ra các biến chứng về ở đường hô hấp (khó thở, ho…), đường tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa: nôn mửa, ỉa chảy), hoặc có thể kèm theo các biến chứng viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm cơ, viêm thận.

Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng

* Triệu chứng từng loại viêm mũi

  • Viêm mũi cấp do cúm: Toàn thân cảm thấy nặng nề, các triệu chứng viêm mũi dị ứng xảy ra đột ngột, sốt cao, có rét, đau mình và có khả năng lay truyền nhanh qua thành dịch….
  • Viêm mũi do sởi: đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi, chảy dịch mũi lần máu kéo dài, hệ thống lệ đạo và mắt bị viêm, màng tiếp hợp đỏ, mi mắt phù nề, ho nhiều thậm khí khó thở, tiếng nói khàn.
  • Viêm mũi do sởi: đây là dấu hiệu đầu tiền của bệnh sởi. Người bệnh sẽ thấy mình xuất hiện một vài triệu chứng như: chảy dịch mũi có kèm máu kéo dài, hệ thống lẹ đạo và mắt bị viêm, mi mắt bị phù nề, màng tiếp hợp bị đỏ lên, ho nhiều đôi khi bị khó thở, tiếng nói khàn.
  • Viêm mũi do thủy đậu: ở trường hợp này người bệnh sẽ thấy xuất hiện ít nốt phổng ở tiền đình mũi, viêm loét niêm mạc cuốn mũi, dịch nhầy chảy nhiều. Khi khỏi bệnh vẫn sẽ có thể để lại sẹo, teo niêm mạc.
  • Viêm mũi bạch hầu: Đây có thể là nguyên nhân thứ phát hoặc nguyên phát, có giả mạc trắng ngà ở họng và mũi. Bệnh có đầy đủ các đặc trưng của giả mạc bạch hầu. Vì thế mà bạn cần nhuộm soi tươi ngay hoặc lấy giả mạc cấy để tìm trực khuẩn bạch hầu.
  • Viêm mũi ở hài nhi: các triệu chứng lâm sàng thường nặng hơn: chảy mũi, khó bú, bỏ bú, ngạt mũi, nôn mửa, dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt, không tăng cân, sốt,….
  • Viêm mũi do lậu ở trẻ em: bệnh lây từ âm đạo của người mẹ sang, sau sinh khoảng 3 – 4 ngày. Lúc này môi và mũi đỏ lên, sưng vều, chảy dịch mũi màu xanh, vàng, tắc mũi hoàn toàn, mắt sưng đỏ, không bí được, mí mắt không mở được, màng tiếp hợp phù nề, đỏ….
  • Viêm mũi do dị vật: bệnh thường gặp ở những trẻ nhỏ bị mắc dị vật trong mũi lâu ngày không được lấy ra làm ngạt mũi, dịch mũi chảy ra có màu vàng, xanh, có mùi thối và có thể lẫn cả máu. Đôi khi trẻ còn bị sốt thường là một bên.
  • Viêm mũi lao: ở cuốn mũi dưới, tiền đình, niêm mạc vách ngăn xuất hiện nốt nhỏ màu hơi đỏ dần dần sẽ có mủ rồi dẫn đến hoại tử làm sẹo co dúm gây nên tình trạng hẹp hốc mũi.
  • Viêm mũi giang mai: người bệnh sẽ cảm thấy sưng đau ở các xương vùng mũi, chảy mũi mủ, sưng hạch, loét hoại tử, sập sống mũi hình yên ngựa.

2. Triệu chứng lâm sàng viêm mũi mạn tính

Lúc đầu người bệnh chỉ bị ngạt có một bên sau đó là ngạt cả hai bên rồi xuất tiết ít, chất nhầy dính không màu, ít có mủ và có xu hướng phát triển xuống họng, viêm họng thứ phát, nhức đầu mất ngủ.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh có thể chia làm ba giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Giai đoạn xung huyết đơn thuần

Bệnh nhân bị ngạt mũi liên tục cả ngày và đêm, niêm mạc cuốn mũi đỏ, to đôi khi còn bị tím bầm, xuất tiết ít.

* Giai đoạn 2: Giai đoạn xuất tiết

Chảy mũi là dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh, xuất hiện dịch nhầy hoặc mủ. Người bệnh có thể bị chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất hẳn khứu giác.

Niêm mạc mũi của người bệnh còn còn bị phù nề, nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng. Khi đặt thuốc co mạch còn có tác dụng nhưng rất chạm và tái sưng nề lại nhanh. Các khe và sàn mũi có chất xuất tiết ứ đọng.

* Giai đoạn 3: Giai đoạn quá phát

Đây là hậu quả của quá trình quá sản niêm mạc cuốn dưới, tắc mũi liên tục và tình trạng ngày càng tăng buộc phải thở bằng miệng gây nên viêm họng mạn tính. Lúc này khi đặt thuốc co mạch đã không còn tác dụng nữa.

Người bệnh nói giọng mũi kín, giảm hoặc mất hẳn khứu giác, xuất tiết ít dần. Khi khám cuốn dưới quá phát gần sát vách ngăn, có màu xám nhạt, cứng sần sùi, đôi khi phát triển phía đuôi cuốn, chỉ phát hiện ra khi soi mũi.

Cách điều trị bệnh viêm mũi

Bệnh này có thể sử dụng thuốc để chữa trị nhưng cũng có thể sử dụng bằng các món ăn cùng với việc cải thiện các tác nhân gây dị ứng.

Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những món ăn bài thuốc theo cổ truyền và dân gian có tác dụng trừ hàn, khu phong, giúp thông mũi, cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.

1. Món ăn, bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • 100g thịt bò
  • 60g tỏi tươi
  • 15g rau thơm
  • 60g gạo tẻ
  • Gia vị vừa đủ

Cách làm:

Thịt bò đem rửa sạch, thái thành miếng. Tỏi bóc vỏ đập dập còn rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ đem vo sạch sau đó cho vào nồi ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát là được, cuối cùng là cho rau thơm và cho các chế độ gia vị, ăn nóng trong ngày.

Công dụng:

Món ăn này có tác dụng giảm xuất tiết, khu phòng trừ hàn và thông lỗ mũi. Đây là món ăn được sử dụng trong trường hợp bị chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi nhiều và tình trạng ngày càng tăng lên khi thời tiết thay đổi.

Thịt bò tốt cho người bị viêm mũi, viêm mũi dị ứng
Thịt bò tốt cho người bị viêm mũi, viêm mũi dị ứng

2. Món ăn, bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • 2 cái đầu cá chép
  • 12g tân di
  • 3g tế tân
  • 12g bạch chỉ
  • 15g gừng tươi

Cách làm:

Đầu cá chép bỏ mang làm sạch, tân di gói vào trong túi vải, tế tân và bạch chỉ dem rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Rồi cho tất cả vào nồi sau dó đổ nước ninh kĩ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị dùng ăn trong ngày.

Công dụng:

Món ăn này có tác dụng làm thông mũi, trừ phong. Được sử dụng để điều trị sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi có kèm đau đầu, đau cổ gáy.

3. Món ăn, bài thuốc 3

Nguyên liệu:

  • 15g tây dương sâm
  • 2 con ếch khoảng 150g
  • 30g bách bộ
  • 3g ma hoàng

Cách làm:

Ếch làm sạch bỏ nội tạng, tây dương sâm thái phiến, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Sau đó cho tất cả vào nồi, đổ vừa nước và hầm kỹ chừng khoảng 2 giờ rồi cho thêm gia vị và chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng:

Món ăn này có tác dụng thông tị khiếu, dưỡng phế âm. Được sử dụng để điều trị ngạt mũi, khô mũi, chảy nước mũi nhiều, hắt hơi, miệng khô, người gây và hay có cảm giác sốt nóng khi về chiều….

4. Món ăn, bài thuốc 4

Nguyên liệu:

  • 1 con chim bồ cầu (khoảng 150g)
  • 60g hoàng kỳ
  • 9g tân di
  • 9g bạch truật
  • 12g đại táo
  • Gừng tươi và gia vị vừa đủ

Cách làm:

Bồ câu làm thịt bỏ ruột và chặt thành miếng. Tân di thì gói vào túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị thuốc còn lại đem rửa sạch và thái thành phiến rồi cho vào nồi hầm kỹ trong khoảng 60 phút rồi chế thêm gia vị và ăn nóng trong ngày.

Công dụng:

Món ăn này có thể làm thông thoáng mũi, bổ khí ích biểu. Được sử dụng khi bị hắt hơi, tắc mũi, chảy nước mũi nhiều, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, dễ đổ mồ hôi.

Ngoài sử dụng các món ăn, bài thuốc trị viêm mũi dị ững trên để điều trị bệnh thì bạn có thể kết hợp với xông hơi để giúp bệnh nhanh khỏi hơn, hiệu quả hơn.

Xông hơi cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng bởi nó cũng có khả năng điều trị viêm mũi hiệu quả, làm lành các tổn thương.

Để được tư vấn, lắp đặt máy xông hơi bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng với 2 xưởng sản xuất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ khiến cho tất cả mọi người đều phải hài lòng, yêu thích và tin tưởng sử dụng sản phẩm của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *