Bệnh Alzheimer: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Điều trị bệnh

Bạn đã từng nghe đến căn bệnh mang tên Alzheimer chưa? Căn bệnh này có nguy hiểm không và triệu chứng của nó như thế nào? Có lẽ còn rất nhiều người thấy lạ lẫm khi nghe tên bệnh. Tuy nhiên, đây là căn bệnh mà chúng ta ai cũng đã từng biết đến đó. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết đó là bệnh gì và cách điều trị ra sao nhé.

Khái niệm

Alzheimer là bệnh gì?
Alzheimer là bệnh gì?

Bệnh Alzheimer hay còn gọi là Alzheimer’s disease, hay viết tắt là AD. Đây là một chứng bệnh mất trí. Năm 1906, bác sĩ Alois Alzheimer đã khẳng định rằng căn bệnh này không thể chữa được. Nó mang tính thoái hóa và gây tử vong cao ở người. Tên bệnh cũng chính là được đặt theo tên của vị bác sĩ này. 

Bệnh AD được hiểu là một dạng phổ biến nhất của trong hội chứng suy giảm trí nhớ. Trên thực tế, căn bệnh này rất phổ biến, đặc biệt là đối với người già, người trên 65 tuổi. Căn bệnh này vốn không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nó diễn biến nặng và trầm trọng hơn theo thời gian. 

Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ
Nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ

Chưa có một nguyên nhân cụ thể nào được xác nhận là gây ra chứng bệnh AD. Nó dường như là một chứng bệnh của người già một cách hiển nhiên và không lấy gì làm bất ngờ. Chúng ta vẫn thường thấy những người già thì thường không có trí nhớ minh mẫn, mắt mờ tai lãng nên hội chứng này ở người già không làm nhiều người để tâm.

Tuy nhiên, vẫn có một giả thuyết cho rằng nguyên nhân gây ra căn bệnh này chính là sự tích tụ các protein cùng họ với amyloid beta. Điều này dẫn đến việc hình thành các đám rối của sợi thần kinh bên trong các tế bào thần kinh. Các vi ống của tế bào dẫn đến tan rã là chết tế bào. Từ đó, hệ thống hoạt động của hệ thần kinh gặp vấn đề hoặc bị hỏng. Một tài liệu khác thì cho rằng nguyên nhân căn bệnh này là sự phá hủy các myelin trong quá trình lão hóa. Từ đó, việc dẫn truyền trong hệ thần kinh bị giảm, các noron thần kinh bị phá hủy. 

Triệu chứng của bệnh 

Bệnh Alzheimer phát triển thành 4 giai đoạn theo mức độ nặng dần lên theo thời gian.

Giai đoạn đầu trước khi mất trí nhớ

Người bệnh có biểu hiện nhớ nhớ quên quên
Người bệnh có biểu hiện nhớ nhớ quên quên

Ở giai đoạn đầu, người bệnh bắt đầu bộc lộ các triệu chứng như giảm trí nhớ, hay quên trước quên sau. Những triệu chứng này gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Thậm chí, người bệnh có thể quên ngay các sự việc mới diễn ra gần đây hoặc không còn khả năng để có thể tiếp nhận thêm các thông tin mới. Đây cũng được coi là giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ. Các hành động liên quan đến chức năng điều hành não bộ như sự chú tâm, tính linh hoạt, khả năng lên kế hoạch hay tư duy mang tính trừu tượng đều bị hạn chế. 

Giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân Alzheimer có sự suy giảm trí nhớ rõ rệt. Những việc hằng ngày, sinh hoạt hằng ngày có thể bệnh nhân sẽ nhớ nhớ quên quên. Đối với người già thì còn được gọi là lú lẫn. Đối với các kỉ niệm sâu đậm thì khả năng người bệnh vẫn nhớ được mang máng. Vấn đề về giao tiếp và ngôn ngữ bị hạn chế. Bệnh nhân không tìm được từ ngữ để diễn tả ý nghĩ của mình dẫn đến nói những câu khó hiểu, nói lung tung và lộn xộn. Tuy nhiên, vẫn có thể giao tiếp đơn giản. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể vẽ, viết hoặc tự chăm sóc bản thân như mặc quần áo, tự ăn cơm. 

Giai đoạn nặng

ở giai đoạn này, người bệnh hầu như mất hết khả năng tự thực hiện các vận động sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh không nói năng rõ ràng được, thường xuyên nói sai từ. Khả năng đọc viết cũng dần biến mất, họ không còn nhớ được các mặt chữ quen thuộc trước đây. Các kỉ niệm ngày xưa sâu nặng cũng có thể bị lãng quên dần. Đau buồn hơn là người bệnh có thể không còn nhận ra được những người quen, cho dù đó có là người thân yêu nhất. 

Người bệnh có thể đi lang thang, đi trong vô thức. Trong bộ não có thể xuất hiện những ảo giác làm người bệnh có biểu hiện khóc lóc, hung hăng bất chợt hoặc phản kháng, chống đối lại các hành động chăm sóc của người thân. Trong trường hợp này, nếu người thân không thể chăm lo chu đáo 24/24 thì tốt nhất nên chuyển người bệnh đến các cơ sở điều dưỡng dài hạn.

Giai đoạn cuối

Người bệnh không còn khả năng tự chăm sóc bản thân
Người bệnh không còn khả năng tự chăm sóc bản thân

Vào giai đoạn cuối, bệnh nhân đã hoàn toàn mất đi khả năng chăm sóc cho bản thân. Khả năng ngôn ngữ bị mất. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể hiểu được các tín hiệu từ bên ngoài. Các khối cơ không được vận động dần bị teo lại mất luôn khả năng vận động, phải nằm liệt trên giường. Lúc này mọi việc sinh hoạt ăn uống hay vệ sinh của người bệnh đều cần đến sự giúp đỡ 100% của người nhà. Cuối cùng bệnh nhân tử vong vì các tác nhân như nhiễm trùng ở các vết hoại tử, viêm phổi hay xuất huyết dạ dày,…

Điều trị bệnh 

Điều trị bệnh
Điều trị bệnh

Như đã nói, căn bệnh này không thể điều trị tận gốc hay dứt điểm. Nó vốn không thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, chúng ta có thể can thiệp một số phương pháp để làm giảm quá trình tiến triển của bệnh. Người bệnh có thể được dùng thuốc donepezil, galantamine, rivastigmine,…

Tuy nhiên các loại thuốc này không thể tùy tiện dùng. Các bạn phải tuyệt đối tuân theo  những chỉ dẫn của bác sĩ để đặt được hiệu quả tốt nhất. Vì các phương thuốc điều trị thần kinh thường có các tác dụng phụ.

Phòng bệnh như thế nào?

Tuy bệnh Alzheimer không thể chữa nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chặn đầu căn bệnh bằng việc thực hiện các biện pháp phòng tránh nó. 

Tập luyện thể dục thể thao

Tập dưỡng sinh
Tập dưỡng sinh

Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp bạn có một cơ thể săn chắc khỏe đẹp mà còn giúp bạn có một trí não minh mẫn. Cho dù là tập thể thao, tập yoga hay tập dưỡng sinh đều mang lại các kết quả tương tự. Máu được lưu thông tới não nhiều hơn. Mô não khỏe mạnh, các tế bào thần kinh được tái tạo liên tục. Các bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục, đi bộ, chạy bộ hay đạp xe đạp,…

Giảm stress

Stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cũng như tăng khả năng bị Alzheimer. Bạn hãy giữ cho mình một đầu óc thật thư thái. Nếu có vấn đề gì, hãy trao đổi và chia sẻ với mọi người xung quanh. Đầu óc luôn trong tình trạng căng thẳng chính là nguyên nhân dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ.

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng hợp lý

Vấn đề dinh dưỡng tưởng chừng như không liên quan nhưng cũng rất quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc mỡ động vật thì thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, hãy cung cấp các thực phẩm chứa nhiều canxi và glucosamin để giúp xương thêm chắc khỏe, não bộ thêm phát triển. Vitamin E chính là thực phẩm vàng làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ. 

Không sử dụng chất kích thích

Không sử dụng các chất kích thích
Không sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích không hề tốt cho não của bạn. Vì vậy hãy tránh xa thuốc lá hay rượu bia. Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm trí nhớ của bạn bị thoái hóa cực nhanh. Rượu bia cũng ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau nhiều lần thường xuyên say bia rượu thì não của bạn cũng hoạt động kém hơn. 

Thường xuyên luyện tập cho não

Bạn có thể luyện tập cho não của mình bằng tạo thói quen đọc sách. Ngoài ra bạn cũng nên chơi một nhạc cụ nào đó để giúp não bộ được nhạy bén hơn. Khi đó, khả năng mắc Alzheimer của bạn là rất thấp.

Trên đây là những thông tin về bệnh Alzheimer. Đây thật sự là một căn bệnh nguy hiểm mà không ai muốn mắc phải. Các bạn hãy thực hiện một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *