Tiêu chảy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tiêu chảy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu bạn bị tiêu chảy, bạn thường sẽ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước và cảm thấy cần đi tiêu gấp nhiều lần trong ngày. Tiêu chảy có thể được phân loại theo cấp tính hoặc mãn tính.

Tiêu chảy cấp xảy ra khi tình trạng bệnh kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Bạn có thể bị tiêu chảy do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn mà bạn mắc phải qua thứ bạn đã ăn hoặc uống.

Tiêu chảy mãn tính là việc bị tiêu chảy trong hầu hết các ngày trong thời gian dài hơn 3 đến 4 tuần. Một số nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy mãn tính bao gồm:

  • Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome)
  • Viêm loét đại tràng (Inflammatory Bowel Diseases)
  • Tình trạng bệnh khác, chẳng hạn như Bệnh Celiac, ảnh hưởng đến sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng

NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY?

Bạn có thể bị tiêu chảy do một số điều kiện hoặc hoàn cảnh. Nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh tiêu chảy bao gồm:

Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp trên toàn cầu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC), nhiễm trùng này gây ra khoảng 40% số ca nhập viện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trên thế giới, hầu hết các trường hợp tử vong do tiêu chảy là hậu quả của nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Bạn cũng có nhiều khả năng bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm do ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Theo USCDC, hàng năm có gần 48 triệu ca bệnh tiêu chảy do thực phẩm bị nhiễm khuẩn gây ra ở Hoa Kỳ.

Tiêu chảy mãn tính có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn như hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm loét đại tràng. Tiêu chảy nặng và thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh đường ruột hoặc rối loạn chức năng đường ruột.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIÊU CHẢY LÀ GÌ?

Các triệu chứng chính của bệnh tiêu chảy là phân lỏng, nhiều nước và thường xuyên muốn đi tiêu.

Có nhiều triệu chứng tiêu chảy khác nhau. Bạn có thể chỉ mắc phải một trong số những triệu chứng này hoặc bất kỳ sự xuất hiện cùng lúc của tất cả chúng. Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân. Các triệu chứng này thường dễ nhận thấy bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Chuột rút
  • Đầy bụng
  • Mất nước
  • Tăng nhu động ruột 
  • Lượng phân lớn
  • Mất nước

Mất nước và tiêu chảy

Tiêu chảy có thể khiến bạn mất nước nhanh chóng. Nếu bạn không được điều trị tiêu chảy, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Các triệu chứng mất nước bao gồm:

Liên hệ với bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt nếu bạn thấy rằng tình trạng mất nước do tiêu chảy nhiều.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ em đặc biệt dễ bị tiêu chảy và mất nước. USCDC báo cáo rằng bệnh tiêu chảy và các biến chứng của nó chiếm khoảng 1/9 trường hợp trẻ em tử vong hàng năm trên toàn thế giới, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thứ hai ở những trẻ dưới 5 tuổi.

Đưa con bạn tới cơ sở y tế hoặc khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy các triệu chứng mất nước, như sau:

  • Giảm đi tiểu
  • Khô miệng
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Thiếu nước mắt khi khóc
  • Da khô
  • Đôi mắt trũng sâu
  • Thóp trũng
  • Buồn ngủ
  • Cáu gắt

VIỆC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc điều trị tiêu chảy thường đòi hỏi phải bù nước và bù điện giải. Điều này có nghĩa là bạn cần uống thêm nước hoặc đồ uống thay thế chất điện giải, chẳng hạn như đồ uống trong thể thao.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể truyền dịch tĩnh mạch. Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Bác sĩ sẽ quyết định việc điều trị của bạn dựa trên:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy và tình trạng liên quan
  • Tần suất tiêu chảy và tình trạng liên quan
  • Mức độ mất nước
  • Sức khỏe của bạn
  • Tiền sử bệnh
  • Tuổi 
  • Khả năng chịu đựng các thủ tục hoặc thuốc khác nhau 
  • Kỳ vọng cải thiện tình trạng của bạn

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NGUYÊN NHÂN TIÊU CHẢY? 

Bác sĩ sẽ hoàn thành khám sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh của bạn khi xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Họ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm để kiểm tra mẫu nước tiểu và máu.

Các xét nghiệm bổ sung mà bác sĩ có thể yêu cầu để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và các tình trạng liên quan khác có thể bao gồm:

  • Các xét nghiệm loại bỏ chế độ ăn uống để xác định xem nguyên nhân là do không dung nạp hoặc dị ứng thực phẩm
  • Khảo sát hình ảnh cận lâm sàng để kiểm tra tình trạng viêm và bất thường về cấu trúc của ruột
  • Nuôi cấy phân để kiểm tra vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc dấu hiệu bệnh
  • Nội soi đại tràng để kiểm tra toàn bộ đại tràng để tìm dấu hiệu của bệnh đường ruột
  • Soi đại tràng sigma để kiểm tra trực tràng và đại tràng dưới để tìm các dấu hiệu của bệnh đường ruột

Nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma đặc biệt hữu ích để xác định xem bạn có mắc bệnh đường ruột hay tiêu chảy nặng hoặc mãn tính hay không.

LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ NGĂN NGỪA TIÊU CHẢY?

Mặc dù tiêu chảy có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng có những cách thức mà bạn có thể thực hiện để dự phòng được:

  • Bạn có thể tránh bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm bằng cách rửa khu vực nấu ăn và chuẩn bị thực phẩm thường xuyên hơn.
  • Ăn thức ăn ngay sau khi chuẩn bị.
  • Để thực ăn thừa vào tủ lạnh
  • Luôn rã đông thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh.

Dự phòng tiêu chảy khi đi du lịch

Bạn có thể dự phòng tiêu chảy khi đi du lịch bằng cách thực hiện các bước:

  • tránh nước máy, đá viên và sản phẩm tươi sống có thể đã được rửa bằng nước máy khi bạn đi du lịch
  • chỉ uống nước đóng chai khi đi du lịch
  • chỉ ăn thức ăn nấu chín khi đi du lịch

Ngăn ngừa sự lây nhiễm virus hoặc vi khuẩn

Nếu bạn bị tiêu chảy do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, bạn có thể ngăn ngừa việc truyền tác nhân gây nhiễm trùng cho người khác bằng cách rửa tay thường xuyên hơn.

Khi bạn rửa tay, hãy sử dụng xà phòng và rửa trong 20 giây. Sử dụng chất khử trùng tay khi không thể rửa tay.

KHI NÀO LIÊN HỆ VỚI BÁC SĨ

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp tính đều tự khỏi và các triệu chứng sẽ cải thiện trong vòng vài ngày.

Tuy nhiên, theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases), nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 ngày, bạn nên đi khám vì bạn có thể bị mất nước và cần truyền dịch tĩnh mạch hoặc các biện pháp điều trị và đánh giá khác.

Tiêu chảy cũng là triệu chứng của một số trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng. Nếu bạn gặp phải tình trạng phân lỏng, nhiều nước cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp. Sự kết hợp của các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn.

  • Sốt
  • Phân có máu
  • Nôn mửa thường xuyên

Tới cơ sở y tế để được điều trị ngay lập tức nếu bất kỳ dấu hiệu nào sau đây xuất hiện trên con bạn:

  • Đã bị tiêu chảy trong 24 giờ hoặc hơn.
  • Bị sốt từ 39°C trở lên.
  • Có phân chứa máu.
  • Có phân chứa mủ.
  • Có phân màu đen và hắc ín.

Đây là tất cả các triệu chứng cho thấy một trường hợp khẩn cấp.

KẾT LUẬN

Nếu bạn bị tiêu chảy, bạn thường sẽ đi ngoài phân lỏng, mất nước nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể cảm thấy muốn đi đại tiện đột ngột.

Tiêu chảy thường là kết quả của nhiễm trùng trong thời gian ngắn nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là mất nước. Tình trạng này cũng có thể là mãn tính, mặc dù điều này ít phổ biến hơn.

Nhiễm virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy. Không dung nạp thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc và các tình trạng mãn tính tiềm ẩn cũng có thể gây tiêu chảy.

Nếu bạn gặp các triệu chứng trong hơn 2 ngày, bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu một đứa trẻ dưới sự chăm sóc của bạn có các triệu chứng tiêu chảy, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt dễ bị tiêu chảy và mất nước, và đây thường là trường hợp cấp cứu y tế.

Link bài dịch: 

  • Diarrhea: Causes, Symptoms, and Treatments

https://www.healthline.com/health/diarrhea

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *