Áp xe hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Chẩn đoán bệnh apxe hậu môn

Áp xe hậu môn là tình trạng khu vực hậu môn bị mưng mủ. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng. Căn bệnh này có thể gặp ở bất cứ ai, từ người già đến trẻ nhỏ. Loại apxe hậu môn phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn. Biểu hiện của bệnh là sưng đau và phần xung quanh hậu môn bị mủ. Chỗ đau sưng đỏ, chạm vào thấy nóng. Vậy khi bị áp xe thì nên xử lý như thế nào, cách điều trị và phòng tránh ra sao. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để cung cấp những kiến thức đầy đủ nhất về apxe hậu môn.

Khái niệm

Áp xe hậu môn là gì?
Áp xe hậu môn là gì?

Áp xe hậu môn được giải thích là một ổ nhiễm khuẩn mưng mủ nằm ở khu vực hậu một hoặc trực tràng. Đây là kết quả của sự nhiễm trùng từ các tuyến hậu môn nhỏ. Trực tràng là đoạn cuối của ruột già. Đây là nơi lưu trữ phân trước khi thải ra ngoài cơ thể. Khi trực tràng bị nhiễm trùng thì các khoang hoặc lỗ ở khu vực này sẽ mưng mủ. Các khoang chứa mủ này được gọi là áp xe. Loại bệnh này không phân biệt đối tượng, bất kỳ ai cũng có thể gặp. 

Đối với trẻ nhỏ, áp xe thường do vi khuẩn tụ cầu hoặc các loại vi khuẩn đường ruột gây ra. Các biến chứng của bệnh áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ như sau: viêm sưng, mưng mủ ở khu vực hậu môn, apxe nang lông hay tuyến bã cạnh khu vực hậu môn. Các hình thức khác của căn bệnh này nằm ở mô sâu hơn nên rất khó thấy và phát hiện kịp thời. Người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã phát triển nặng gây đau nhức. 

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh apxe hậu môn
Nguyên nhân gây ra bệnh apxe hậu môn

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh áp xe hậu môn. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Nhiễm trùng từ các vết rạn nứt trên hậu môn (các vết nứt nhỏ trên da của ống hậu môn). Chính các vết rạn nứt này là môi trường để vi khuẩn xâm nhập vào gây nên các triệu chứng viêm sưng, mưng mủ.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 
  • Tắc tuyến hậu môn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho bệnh apxe hậu môn được hình thành. 

Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến bệnh apxe hậu môn thì còn các yếu tố nguy cơ của căn bệnh này như sau:

  • Viêm đại tràng. Đại tràng bị tổn thương là cơ hội tốt để vi khuẩn phát triển, là nguy cơ dẫn đến apxe hậu môn.
  • Viêm ruột, viêm loét đại tràng
  • Tiểu đường
  • Viêm túi thừa
  • Viêm vùng chậu
  • Lây qua đường tình dục khi quan hệ tình dục qua hậu môn
  • Sử dụng các loại thuốc như prednisone

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh

Triệu chứng apxe hậu môn
Triệu chứng apxe hậu môn

Khi bị apxe hậu môn, người bệnh sẽ bị đau nhói nhức nhối ở phần hậu môn. Đi lại và ngồi xuống gặp rất nhiều khó khăn. Căn bệnh này làm người bệnh phải khổ sở và đôi khi rất “thốn”. Người bệnh còn gặp các triệu chứng như kích thích hậu môn, hậu môn chảy mủ hay táo bón. Trường hợp ổ áp xe nằm sâu trong hậu môn sẽ gây sốt cao, ớn lạnh. Người bệnh sẽ mệt mỏi và cực kì khó chịu. Một số trường hợp người bệnh chỉ có biểu hiện sốt. Vì vậy, để phát hiện chính xác căn bệnh này bằng các cách nhận biết thông thường rất khó khăn. Nếu thấy các biểu hiện như trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa và tư vấn kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh

Để nhanh chóng trị dứt điểm căn bệnh này, chúng ta cần một phương pháp điều trị khoa học và đúng đắn. 

Chẩn đoán bệnh apxe hậu môn

Chẩn đoán bệnh apxe hậu môn
Chẩn đoán bệnh apxe hậu môn

Do các cách nhận biết thông thường rất khó phát hiện ra bệnh áp xe hậu môn nên chúng ta cần đến những biện pháp chẩn đoán khoa học hơn. Thông thường nhất là cách kiểm tra chụp đại tràng số hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải làm một số xét nghiệm sàng lọc với một số trường hợp như bệnh lây qua đường tình dục, viêm ruột, túi thừa hay ung thư trực tràng. 

Ngoài ra, có một phương pháp hiện nay cho ra kết quả cực nhanh và chính xác đó chính là siêu âm, chụp CT hay chụp cộng hưởng từ.

Các biện pháp điều trị bệnh

Điều trị áp xe hậu môn
Điều trị áp xe hậu môn

Khi khối apxe trong hậu môn bị vỡ, người bệnh phải được làm tiểu phẫu để loại bỏ mủ. Trường hợp nặng thì phải nhập viện để làm phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh phải dùng thuốc giảm đau. Trường hợp người khỏe mạnh thì có thể không cần dùng thêm kháng sinh. Còn các trường hợp người bị suy giảm miễn dịch hay tiểu đường thì bắt buộc phải dùng bổ sung kháng sinh. 

Trong điều trị, dẫn lưu phẫu thuật là bước quan trọng nhất. Có những trường hợp phẫu thuật rò hậu môn mất 4-6 tuần để thực hiện sau khi áp xe được dẫn lưu. Sau nhiều năm, có thể lỗ rò vẫn không xuất hiện. 

Lời khuyên dành cho những người bệnh là nên ngâm khu vực apxe vào nước ấm từ 3-4 lần/ngày. Làm mềm phân sẽ giúp bạn đại tiện dễ dàng hơn, giúp giảm sự khó chịu ở vùng nhu động ruột. Người bệnh cũng nên mang theo miếng gạc hoặc khăn để thấm dịch, ngăn dịch chảy vào quần áo.

Các biến chứng sau điều trị

Các biến chứng sau điều trị người bệnh có thể gặp phải là:

  • Nhiễm trùng
  • Rạn nứt hậu môn
  • Áp xe có thể lại tái phát
  • Để lại sẹo

Lời khuyên của bác sĩ

Sau phẫu thuật, người bệnh cần thoải mái về tinh thần. Vì càng lo lắng, khả năng tái phát bệnh càng cao. Người bệnh nên đến các cơ sở ý tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Có một số bệnh viện đã sử dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu trong điều trị áp xe hậu môn và đạt được những kết quả rất tích cực. Phương pháp này giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân, không gây chảy máu và điều trị triệt để, không bao giờ tái phát. 

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, các chế độ ăn uống ngủ nghỉ của bệnh nhân cũng phải khoa học và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sự vận động và điều tiết hợp lý sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và hậu môn của bệnh nhân cũng sẽ được cải thiện. 

Các biện pháp phòng tránh

Phòng bệnh apxe hậu môn
Phòng bệnh apxe hậu môn

Để không bị mắc bệnh áp xe hậu môn thì mỗi chúng ta nên chủ động phòng tránh bệnh. Cách phòng tránh bệnh apxe rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt một cách khoa học, hợp lý và lành mạnh. Nếu sống khoa học lành mạnh thì các vi khuẩn không có cơ hội để tấn công chúng ta. Hơn nữa, hệ miễn dịch của chúng ta cũng khỏe mạnh hơn, bảo vệ cơ thể tốt hơn.
  • Vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ mỗi ngày và sau khi đi vệ sinh. Giữ vùng hậu môn luôn khô thoáng. Hậu môn là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất. Cũng vì thế mà đây là bộ phận chúng ta cần phải chú ý giữ vệ sinh để đảm bảo sức khỏe. 
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Bao cao su không chỉ giúp tránh mang thai ngoài ý muốn mà còn giúp tránh được các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
  • Đối với trẻ nhỏ thì thay bỉm thường xuyên và giữ mông luôn khô thoáng. Vệ đúng cách cho trẻ.

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh áp xe hậu môn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn bổ sung thêm kiến thức về bệnh apxe, các triệu chứng, cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh. Đây là căn bệnh không chừa ra một đối tượng nào nên các bạn hãy chủ động tìm hiểu để phòng tránh nó. Bên cạnh đó bạn hãy tuyên truyền cho người thân để tránh khỏi căn bệnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *