Bệnh bạch biến: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh bạch biến: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bạch biến là căn bệnh khá phổ biến ở người chỉ sắc tố da bị hư hại trên nhiều bộ phận cơ thể. Tuy rằng bệnh bạch biến không gây nhiều nguy hiểm cho con người nhưng nó khiến người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc với nhiều người. Bạch biến không bị lây lan và có thể điều trị được. Tuy nhiên thì khi xuất hiện bệnh cần đến ngay bệnh viện thăm khám để hiệu quả chữa trị đạt được tốt nhất. Nếu vẫn còn thiếu hiểu biết về căn bệnh này thì ngày hôm nay tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết hôm nay.

Bạch biến là gì?

Bạch biến chỉ hiện tượng những tế bào sắc tố da bị hư tổn khiến sắc tố melanin bị triệt tiêu và xuất hiện nhiều mảng màu trắng trên da hay nói đơn giản hơn là làn da bị mất màu. Những vùng bị ảnh hưởng thường là lông, tóc, mặt, ngực, vùng lưng, bàn tay, háng… Đây là bệnh không gây nhiều nguy hại và có thể chữa trị được nếu được thăm khám và điều trị sớm. Tuy không gây nhiều nguy hại nhưng nó ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ khiến bệnh nhân tự ti và nặng hơn là rơi vào trầm cảm.

Bệnh bạch biến khiến nhiều vùng da trên cơ thể bị mất màu
Bệnh bạch biến khiến nhiều vùng da trên cơ thể bị mất màu

Đây không phải là căn bệnh hiếm gặp, nó chiếm khoảng 1% dân số trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau. Độ tuổi mắc bệnh thường rơi vào khoảng trước 20 tuổi và sẽ phát triển vào độ tuổi trước 40.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh?

Căn bệnh bạch biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Di truyền: căn bệnh này có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền từ những người thân trong gia đình của bạn. Yếu tố này làm cho làn da không được cung cấp đủ tế bào melanocytes và quá trình tổng hợp sắc tố melanin bị ảnh hưởng. Từ đó trên làn da người bệnh sẽ xuất hiện những mảng trắng theo diện rộng. Một số trường hợp bệnh xảy ra ở lông, tóc và làm cho tóc mau bạc.
  • Hệ quả từ các bệnh tự miễn: sự rối loạn diễn ra bên trong cơ thể bởi các bệnh như tiểu đường, tuyến giáp hay thiếu máu thalassemia… làm ức chế lên quá trình tạo hắc sắc tố cho da.
  • Tiếp xúc với hóa chất gây hại: việc tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại do tính chất công việc của bạn cũng gây tác động lên quá trình hình thành các hắc sắc tố làm da bị hư hại.
  • Quá trình tự miễn khiến các tế bào hình thành sắc tố bị hủy hoại
  • Sự rối loạn trong hoạt động thần kinh và cơ chế tự hủy của enzyme
  • Stress, căng thẳng: đối với các bệnh nhân bị bệnh bạch biến dạng tiềm ẩn và gặp phải stress sẽ rất dễ dàng làm bùng phát các mảng bạch biến trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Stress là một trong những nguyên nhân gây bạch biến
Stress là một trong những nguyên nhân gây bạch biến

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Bạch biến có sự ảnh hưởng đối với các nhóm chủng tộc và sắc tộc. Chúng ta có thể bắt gặp căn bệnh này nhiều hơn ở những người có làn da sậm màu. Căn bệnh này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên theo ghi nhận thì chứng bệnh này xảy ra nhiều hơn ở những người có độ tuổi dưới 20.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Có 2 yếu tố nổi trội nhất là gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh bạch biến ở người:

  • Yếu tố di truyền: những người sinh ra trong gia đình có người bị bạch biến sẽ dễ mắc hơn những người khác. 
  • Yếu tố khác: những bệnh tự miễn dịch gây tác động đến nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh

Thường xuyên quan sát những thay đổi trên cơ thể để phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể để điều trị thật hiệu quả. Những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này thường là những đốm, những mảng trắng ( mất sắc tố ) xuất hiện ngay trên da. Những đốm này ban đầu có kích thước khá nhỏ, sau thời gian nó sẽ lan rộng hơn và liên kết lại thành những vùng trắng rộng lớn. Lông và tóc có ở những vùng da ấy cũng sẽ chuyển thành trắng. Những vùng bị tổn hại ấy sẽ không có nổi vảy hay bong tróc, gây ra bất kỳ cảm giác nào cho người bệnh. Bệnh nhân vẫn cảm thấy bình thường nếu như không nhìn thấy cũng sẽ không phát hiện ra.

Bạch biến không gây ra bất kỳ cảm giác nào cho bệnh nhân
Bạch biến không gây ra bất kỳ cảm giác nào cho bệnh nhân

Những vị trí trên cơ thể thường xuất hiện bạch biến là mặt, bàn tay, cổ tay, vùng lưng, cổ… Những vị trí như niêm mạc, vùng lòng bàn tay hay là lòng bàn chân sẽ không mắc phải bạch biến. Những dấu hiệu của bệnh có thể lan rộng, tồn tại theo thời gian nhưng cũng có những trường hợp chúng sẽ tự thu nhỏ kích thước. 

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay có rất nhiều biện pháp chữa trị căn bệnh này được y học áp dụng như:

  • Kem chống nắng có chỉ số SPF > 45: sử dụng kem sẽ giúp ngăn ngừa việc bị phỏng ở những mảng da bị tổn hại do chúng rất nhạy cảm. Bên cạnh đó, kem chống nắng làm giảm những tổn hay do nắng gây ra và bảo vệ làn da.
  • Mỹ phẩm: sử dụng mỹ phẩm sẽ giúp che phủ vùng da bị mất màu. Mỹ phẩm có ưu điểm là giá thành thấp lại dễ thực hiện và ít gây tác dụng phụ.
  • Dùng corticosteroids: phương pháp này sẽ có tác dụng mạnh chỉ trong 1 – 2 tháng đầu sau đó bệnh nhân sẽ giảm liều lượng với corticosteroids liều thấp hơn.
Sử dụng corticosteroid trong điều trị bạch biến
Sử dụng corticosteroid trong điều trị bạch biến
  • Khử sắc tố: sử dụng chất monobenzyl ether sẽ khiến da bị mất sắc tố đối với người mắc bệnh ở mức độ nặng. Monobenzone là loại độc chất phenol phá hủy melanocytes thượng bì khiến da bị mất đi sắc tố khi dùng lâu dài. Chúng sẽ tạo nên sự hài hòa màu da đảm bảo độ thẩm mỹ đối với trường hợp có sự đối lập giữa vùng da bệnh và vùng da khỏe. Lưu ý khi sử dụng thuốc này cần tránh tiếp xúc với người khác kể từ khi bôi thuốc khoảng 1h. Nếu tiếp xúc với mọi người bạn sẽ khiến cho người khác bị tổn hại làn da đấy.
  • Ghép mỏng tự thân Thiersch: phương pháp này thực hiện bằng cách mổ hoặc lóc phần da mỏng để bào da ở vùng cho. Có thể rút ngắn khoảng thời gian chữa trị bằng cách cấy ghép vùng da rộng. Phương pháp này sẽ phù hợp nhất khi điều trị vùng môi bạch biến. Điểm trừ của phương pháp này chính là phải gây mê toàn bộ cơ thể và để lại sẹo to ở vùng da cho và nhận.
  • Ghép tự thân Mini – punch: Khoan khu vực da cho – nhận kích thước nhỏ 1.20mm – 1.25mm và chúng cách nhau khoảng 4 – 5mm. Phương pháp này vẫn đảm bảo độ thẩm mỹ và bổ sung lượng tế bào hắc tố đủ cho kích thích hình thành sắc tố.
  • Ghép melanocytes tự thân nuôi cấy: việc chữa trị bạch biến ở bệnh nhân có sang thương lớn bằng phương pháp ghép tế bào hắc tố qua nuôi cấy từ các mẫu da cho ở phòng thí nghiệm. Tuy nhiên phương pháp này có độ khó, độ phức tạp và giá thành cao.

Biện pháp phòng tránh bệnh

Để ngăn ngừa bệnh bạch biến xảy ra mọi người cần xây dựng cho mình lối sống phù hợp cũng như chế độ ăn hợp lý.

  • Bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài
  • Đội nón, mặc áo khoác, áo dài tay và quần dài khi ra ngoài để bảo vệ da
  • Thăm khám ngay các bác sĩ nếu da bị đỏ hoặc phỏng nặng.
  • Sử dụng rau bina vì nó chứa nhiều omega 3, vitamin B và các loại khoáng chất như magie, sắt. Song song đó, nó còn chứa chất phytochemical hỗ trợ ngăn ngừa sự thoái hóa và bảo vệ làn da khỏe mạnh.
  • Cà chua có nhiều vitamin C hỗ trợ chống oxy hóa ở da
  • Trái cây, đặc biệt là việt quất vì chứa khá nhiều vitamin cũng như chất xơ cần cho khả năng miễn dịch của bạn.
Ăn nhiều trái cây giúp hỗ trợ ngăn ngừa bạch biến
Ăn nhiều trái cây giúp hỗ trợ ngăn ngừa bạch biến

Bạch biến không khó để điều trị nhưng mọi người cũng không nên chủ quan, hãy lưu ý thật kỹ lưỡng trong việc bảo vệ làn da của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *