Cẩm nang thông tin về vị thuốc quý bách hợp bạn nên biết

Bách hợp gồm đa dạng các loại: màu trắng, phớt hồng, vàng,...

Bách hợp còn có tên gọi là tỏi rừng hay loa kèn. Nhắc đến tỏi rừng chắc hẳn bất cứ ai cũng bị lôi cuốn bởi màu trắng tinh khiết. Một vẻ đẹp tinh khôi, gần gũi mà không kém phần kiêu sa, đài cát. Tỏi rừng còn gây bất ngờ khi chúng được coi là vị thuốc quý có thể điều trị nhiều bệnh. Ngay trong bài viết này, chúng ta sẽ được khám phá những điều lý thú về loa kèn.

Bách hợp còn có tên gọi là củ rừng hay loa kèn
Bách hợp còn có tên gọi là củ rừng hay loa kèn

1. Khái niệm về bách hợp

Bách hợp là một loại hoa thuộc thân thảo có chiều cao tầm 0.5m. Theo tiếng Latinh, danh pháp của chúng gồm có hai phần: Lilium pumilum. Loại hoa này xếp trong họ loa kèn (Liliaceae). Hiểu một cách đơn giản, chúng thuộc họ Hành.

Về mặt khoa học, chúng có tên là: Bulbus Lili – Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri Wils. Loài hoa này quý giá bởi phần củ mang lại nhiều lợi ích cho con người. Do đó, bộ phận được giữ lại để sử dụng chính là củ. 

Tỏi rừng được xem là một vị thuốc nam được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.  Chúng thường mọc hoang tại các vùng núi như: Lạng Sơn, Quảng Ninh,… Tuy nhiên, chúng ta rất hiếm khi gặp được loại cây này.

2. Phân loại bách hợp (tỏi rừng)

Tỏi rừng gồm có nhiều loại khác nhau. Theo tiêu chí về màu sắc của hoa thì chúng bao gồm: 

Bách hợp gồm đa dạng các loại: màu trắng, phớt hồng, vàng,...
Bách hợp gồm đa dạng các loại: màu trắng, phớt hồng, vàng,…

Hoa trắng

Loài tỏi rừng này sở hữu bông hoa màu trắng tinh khiết. Chúng thể hiện sự trong trắng, nhân cách cao quý của người phụ nữ. Bởi vậy nói đến tỏi rừng trắng, chúng ta liên tưởng đến vẻ đẹp của người con gái đức hạnh.

Hoa vàng

Tỏi rừng vàng báo hiệu mùa xuân kết thúc để đón chào mùa hè tới. Hoa vàng tượng trưng cho sự nho nhã, sang trọng và thanh lịch. Ngoài ra, chúng còn được coi là biểu tượng của sự giàu có, hạnh phúc và quyền quý.

Hoa cam

Dòng tỏi rừng màu cam với vẻ đẹp nóng bỏng. Chúng mang đến màu sắc rực rỡ, chói chang và có chút giận dữ.

Hoa tím

Tỏi rừng tím tượng trưng cho sự chung thủy, một lòng một dạ. Tông màu mang đến cảm giác dịu nhẹ và lôi cuốn người nhìn. 

3. Thành phần thuộc tính

Tỏi rừng có thể sống nhiều năm. Thân cây đa phần có màu trắng đục, đôi lúc phớt hồng. Chúng dễ bị gãy khi có sự va chạm. Lá cây mọc kiểu so le có chiều dài tầm 2-15cm. Chiều rộng của ở mức 0.5 – 3.5 cm. 

Tỏi rừng có tính hàn, vị đắng
Tỏi rừng có tính hàn, vị đắng

Hoa tỏi rừng mọc ở vị trí đầu cành. Mỗi cành có 2-6 bông to 14-16cm. Quả của tỏi rừng nằm trong nhóm quả nang cấu tạo 3 ngăn. Thông thường, tỏi rừng được giữ lại phần củ để làm vị thuốc trong Đông Y. Hầu hết củ tỏi rừng đều có vị đắng, tính hàn. Trong củ có chứa nhiều thành phần hóa học quý giá:

  • Tinh bột: 30% giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa,…
  • Protid: chiếm 4% giúp kích thích thèm ăn, hạn chế tối đa các rối loạn của bệnh lý.
  • Chất béo: chiếm 0.1%. giúp dự trữ và bảo vệ cơ thể.
  • Vitamin C tăng cường sức khỏe.
  • Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa,…

4. Tác dụng của bách hợp (tỏi rừng)

Sự đa dạng và giàu có các thành phần hóa học đã giúp cho tỏi rừng trở thành vị thuốc Nam được yêu thích. Chúng có thể chữa nhiều căn bệnh như sau:

Tỏi rừng có tác dụng điều trị ho, viêm phế quản,...
Tỏi rừng có tác dụng điều trị ho, viêm phế quản,…

Giảm và điều trị ho ra máu

Tỏi rừng có tính hàn nên rất thích hợp điều trị ho đờm, ho ra máu. Để điều trị, bạn sẽ mang tỏi rừng sấy khô hay hấp. Tùy vào điều kiện mà bạn cho phương thức phù hợp. Tỏi rừng được tán thành bột kết hợp với đông hoa. Tiếp đến, thuốc được luyện mật với kích thước tầm hạt nhãn. Mỗi ngày bạn sẽ uống 1 viên trước khi đi ngủ. Chỉ cần bạn dùng vài ngày là có thể điều trị dứt điểm được ho ra máu.

Điều trị bệnh phổi ho ra máu

Tỏi rừng được rửa sạch và xay nhuyễn lấy nước. Bạn sẽ uống trực tiếp nước cốt này cùng với nước ấm. Bạn uống 1-2 lần/ngày là có thể giảm thiểu được bệnh phổi thổ huyết.

Điều trị phế thủng phiền muộn

Tỏi rừng rửa sạch rồi thái thành lát nhỏ. Bạn lấy mật trộn cùng với tỏi rừng rồi mang đi hấp. Tiếp đến bạn cho vào miệng ngậm nuốt lấy nước. Sau vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.

Điều trị bệnh đau tai, điếc tai

Tỏi rừng được tán thành bột rồi mang uống với nước ấm. Bạn nên duy trì tần suất 2 lần/ngày. Bạn uống kéo dài từ 5-7 ngày là có thể giúp bệnh tình thuyên giảm đi nhiều.

Điều trị khô miệng

Bạn kết hợp 30g tỏi rừng với 15g đông hoa cho vào nồi rồi sắc lấy nước uống. Bạn nên đun trong vòng nửa tiếng với lửa nỏ. Bạn chỉ cần uống trong vòng 30 ngày là có thể giúp căn bệnh được đẩy lùi.

Điều trị đau ngực, thổ huyết

Bệnh đau ngực, thổ huyết gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Để điều trị bệnh này bạn nên thái tỏi rừng rồi xay nhuyễn lấy nước cốt để uống. Tần suất uống 1-2 lần mỗi ngày. 

Điều trị viêm phế quản

Để trị dứt điểm bệnh viêm phế quản, bạn cần kết hợp tỏi rừng với bạch hộ, mạch môn, tang bì và ý dĩ. Mỗi loại dược liệu được lấy theo tỷ lệ đúng tiêu chuẩn. Tất cả hỗn hợp này được mang đi sắc lấy nước uống. Bạn sử dụng trong vòng 1 tuần. Mỗi ngày uống 3 lần là có thể khỏi được bệnh.

Điều trị chứng mất ngủ, ngủ ít, suy nhược cơ thể

Các thành phần hóa chất trong tỏi rừng giúp tinh thần trở lên phấn chấn. Bạn được ăn ngon, ngủ kỹ. Từ đó, cơ thể trở lên khỏe mạnh, không bị suy nhược và ốm yếu.

Để điều trị căn bệnh này, bạn sẽ kết hợp các vị dược liệu như sau:

  • Tỏi rừng: 20g
  • Địa hoàng: 20g
  • Lan tiên: 20g
  • Tim sen: 5g

Tất cả các hỗn hợp này mang đi sắc với 1 lít nước trong vòng nửa tiếng. Bạn sẽ sử dụng mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống. Trong vòng 7 ngày, bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện hoàn toàn.

Điều trị chứng đau bụng, đau dạ dày

Tỏi rừng rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Nếu bạn cảm thấy khó tiêu, đau bụng hoặc mắc bệnh dạ dày thì có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Tỏi rừng: 30g
  • Bàng tỵ: 10g

Cả hai vị thuốc trên trộn đều rồi mang sắc với 800ml nước. Mỗi ngày bạn dùng 1 thang chia làm 3 lần uống. 

Tốt cho hệ tim mạch, điều trị chứng hồi hộp

Tỏi rừng là vị thuốc bổ tim rất tốt. Sử dụng tỏi rừng giúp cơ thể tránh được tình trạng tim đập nhanh hay hồi hộp. Bên cạnh đó, chúng còn giúp dưỡng tâm, huyết áp ổn định. Bạn sẽ không còn cảm giác luôn lo lắng, bồn chồn hoặc hay giật mình.

Hỗ trợ điều trị bệnh HIV

Tỏi rừng được coi là dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh HIV hiệu quả. Theo nghiên cứu của nền y học chỉ ra rằng: Các chất tinh bột, Protein, Colchicine,… có trong tỏi rừng rất tốt cho người nhiễm HIV. Những người đang bị HIV ở giai đoạn đầu nên sử dụng 30g tỏi rừng sắc lấy nước uống mỗi ngày. Từ đó, căn bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải được thuyên giảm. Cơ thể khỏe mạnh chống được các tế bào xấu, các tác nhân gây hại cơ thể.

5. Lưu ý khi sử dụng

Bách hợp (tỏi rừng) tuy rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng không đúng cách có thể gây tác hại đến cơ thể. Trong quá trình dùng tỏi rừng, bạn cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

Không nên dùng tỏi rừng khi bị tiêu chảy
Không nên dùng tỏi rừng khi bị tiêu chảy
  • Không sử dụng tỏi rừng khi cơ thể bị tiêu chảy hoặc tỳ vị kém và yếu.
  • Nếu bạn bị ho do phong hàn thì không được dùng tỏi rừng để đòi trị
  • Khi mang thai hoặc cho con bú không nên dùng tỏi rừng. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi có ý định dùng.
  • Với những ai có tiền sử bị dị ứng với các dược liệu thì nên cẩn thận dùng tỏi rừng. Bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ mà bạn không thể lường trước được. Bởi vậy trong quá trình sử dụng tỏi rừng bạn cần thận trọng. 

Chắc chắn nếu bạn chưa từng đọc bài viết trên, bạn sẽ không thể biết được những tác dụng to lớn của bách hợp mang lại. Chúng được y học cổ truyền đánh giá cao và coi trọng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *