Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia): Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia): Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) là chứng bệnh thường gặp trong mọi độ tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Căn bệnh này hầu hết không thể chữa trị dứt điểm tuy nhiên vẫn có thể áp dụng một số biện pháp can thiệp nhằm kiểm soát bệnh.

Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) là gì?

Căn bệnh này chỉ tập hợp một loạt triệu chứng gây ra bởi những rối loạn tác động lên não. Đây không được xem là chứng bệnh cụ thể.

Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) sẽ tác động đến nhận thức, hành vi cũng như khả năng thực hiện những hành động thường nhật. Chức năng của não bộ bị tác động sẽ là trở ngại cho hoạt động của con người trong cuộc sống. Biểu hiện phân biệt bệnh là mất hoàn toàn năng lực thực hiện các hoạt động thông thường là hậu quả của việc suy giảm nhận thức.

Những rối loạn tác động lên não gây ra bệnh sa sút trí tuệ
Những rối loạn tác động lên não gây ra bệnh sa sút trí tuệ

Nếu xuất hiện hai hoặc nhiều chức năng nhận thức giảm sút sẽ được tiến hành chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ. Các chức năng nhận thức của con người bao gồm ngôn ngữ, trí nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng… Người bị sa sút trí tuệ sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề và kiểm soát cảm xúc của bản thân. Những dấu hiệu sa sút trí tuệ sẽ phụ thuộc vào vị trí nơi não bộ hư tổn sẽ là căn nguyên gây bệnh.

Một vài trường hợp bệnh sa sút trí tuệ (Dementia), các tế bào thần kinh không hoạt động và mất liên lạc với các tế bào rồi chết đi. Căn bệnh này thường phát triển không ngừng tức nó sẽ lan sang não bộ và khiến tình trạng bệnh nhân tệ hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh này bởi những tổn thương hoặc các tế bào thần kinh chết đi và mất kết nối trong não. Tùy thuộc vào khu vực tổn thương sẽ được xác định bởi những nguyên nhân khác nhau. Các hình thức phổ biến của bệnh bao gồm:

Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu chiếm tỷ lệ 2/3 các trường hợp mắc bệnh. Bệnh Alzheimer làm suy giảm mức độ nhận thức dần và diễn ra mất trí nhớ.

Đặc điểm nổi bật của bệnh biểu hiện bằng sự không bình thường bên trong não bộ bao gồm mảng bám khối protein và đám rối thần kinh. Những yếu tố này làm cản trở sự liên lạc giữa các tế bào thần kinh và làm chúng chết đi.

Sa sút trí tuệ não mạch (Vascular dementia)

Đây là hiện tượng suy giảm khả năng nhận thức bởi các hư hại mạch máu bên trong não bộ. Tình trạng này có thể do tiền sử bệnh từng đột quỵ một hay nhiều lần diễn ra theo thời gian. Vascular dementia khi có triệu chứng về bệnh mạch máu não và khả năng nhận thức bị suy giảm làm ảnh hưởng đến cuộc sống. 

Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi đột quỵ hoặc diễn ra chậm rãi trong khi bệnh mạch máu não diễn biến nặng. Những triệu chứng này sẽ thay đổi tùy theo vị trí và mức độ hư hại não. Nó sẽ gây ra tác động đến một hoặc một số chức năng nhận thức nào đó của con người. Trên thực tế có sẽ có tình trạng pha lẫn bệnh Alzheimer và bệnh sa sút trí tuệ não mạch là phổ biến.

Sa sút trí tuệ não mạch là những hư hại mạch máu trong não
Sa sút trí tuệ não mạch là những hư hại mạch máu trong não

Sa sút trí tuệ thể Lewy

Đặc điểm nổi bật  của dạng này chính là sự xuất hiện thể dạng lewy bên trong não bộ. Thể lewy là khối protein bất thường ở dạng giống như một quả bóng bay. Sự xuất hiện này tác động lên  cử động, nhận thức và hành động của con người. Có các triệu chứng như mơ trong lúc ngủ, ảo giác và mắc rối loạn trong chú ý hay khả năng tập trung. Và những biểu hiện khác như di chuyển chậm, run, cứng nhắc.

Bệnh sa sút trí tuệ tiền đình thái dương (frontotemporal dementia)

Căn bệnh này bao gồm những hư hại tăng cao trong thùy tiền đình hoặc thùy thái dương của não. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi vào độ tuổi 50 – 60 hoặc có thể sớm hơn.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh

Một số triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ bao gồm:

  • Nhận thức suy giảm
  • Trí nhớ kém
  • Khó khăn về mặt ngôn ngữ
Trí nhớ thuyên giảm
Trí nhớ thuyên giảm
  • Khó khăn về thị khác, không gian
  • Khó khăn trong tư duy, chú ý, tưởng tượng
  • Khó khăn trong giải quyết các vấn đề
  • Tâm lý bất ổn
  • Tính cách thay đổi
  • Thường rơi vào tình trạng lo âu, muộn phiền
  • Mắc chứng hoang tưởng
  • Dễ bị kích động, rơi vào ảo giác
  • Hành vi không phù hợp

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng một số phương pháp sau:

Đánh giá về nhận thức và thần kinh

  • Bệnh nhân sẽ được đánh giá về khả năng tư duy bằng một số bài kiểm tra kỹ năng: tư duy, trí nhớ, chú ý, ngôn ngữ, định hướng, phán đoán…
  • Bệnh nhân sẽ được đánh giá về khả năng nhận thức bằng cách đánh giá trí nhớ, thị giác, chú ý, chuyển động, cân bằng, phản xạ…
  • Chụp não
  • Các bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT hoặc MRI giúp tìm ra dấu hiệu của đột quỵ hay tràn dịch trong não hay chảy máu não hay khối u.
  • Liệu pháp PET SCAN giúp phát hiện mô hình hoạt động trong não và tìm ra mảng protein amyloid – biểu hiện chủ yếu của bệnh Alzheimer.
Pet scan được áp dụng giúp phát hiện những dấu hiệu gây bệnh
Pet scan được áp dụng giúp phát hiện những dấu hiệu gây bệnh

Xét nghiệm

  • Việc xét nghiệm máu giúp tìm ra những bất thường về thể chất có ảnh hưởng đến não. Ví dụ như thiếu vitamin B12 hoặc suy giảm hoạt động tuyến giáp. Bên cạnh đó còn kiểm tra dịch não tủy có bị nhiễm trùng, viêm hoặc thoái hóa hay không.

Đánh giá tâm thần

  • Các bác sĩ chuyên khoa về tâm thần sẽ chẩn đoán trầm cảm hoặc vấn đề liên quan đến tâm thần gây ra bệnh sa sút trí tuệ (dementia).

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay trên thực tế vẫn chưa có biện pháp nào giúp chữa trị triệt để bệnh sa sút trí tuệ. Tuy nhiên vẫn có thể áp dụng một số biện pháp giúp kiểm soát diễn biến của bệnh:

  • Sử dụng thuốc: thuốc kháng cholinesterase, thuốc memantine.
  • Thay đổi môi trường: giảm thiểu sự lộn xộn cũng như tiếng ồn giúp bệnh nhân tập trung và hoạt động tốt hơn.
  • Trị liệu: các nhà chuyên môn sẽ giúp đỡ bệnh nhân trong việc bố trí nhà cửa sao cho an toàn và khả năng đối phó vấn đề.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Đến nay vẫn chưa có các biện pháp nào được xem là chắc chắn ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sa sút trí tuệ. Tuy nhiên vẫn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết: những người thiếu vitamin D thường có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và một số dạng sa sút trí tuệ. Vì thế cần bổ sung đủ lượng vitamin D cho cơ thể thông qua sử dụng thực phẩm, phơi nắng…
  • Tham gia hoạt động thể chất và xã hội. Khi tham gia các hoạt động này sẽ giúp cho cơ thể linh hoạt, không bị ù lì và giảm thiểu được khả năng mất trí nhớ.
  • Không hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu và trên thực tế đã cho thấy rằng việc hút thuốc lá sẽ gây tác hại rất lớn đến sức khỏe con người trong mọi mặt. Nó làm gia tăng nguy cơ suy giảm trí tuệ hoặc các bệnh mạch máu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong thực đơn hàng ngày như rau, củ quả, hạt ngũ cốc, trái cây, axit béo omega 3… Sử dụng cá hồi 3 lần/tuần và một số loại hạt như hạnh nhân, óc chó.
  • Đảm bảo đủ giấc ngủ. Cần đảm bảo cho cơ thể chất lượng của giấc ngủ mỗi ngày. Đảm bảo đủ giờ, đủ giấc, không ngáy hoặc nằm mộng khi ngủ.
Cần đảm bảo giấc ngủ ngon cho cơ thể
Cần đảm bảo giấc ngủ ngon cho cơ thể
  • Giữ tinh thần ổn định. Duy trì những hoạt động bổ ích cho tinh thần như đọc sách, câu cá, thiền, trò chơi duy trì khả năng ghi nhớ…
  • Kiểm soát các yếu tố liên quan tim mạch. Cần chữa trị, theo dõi những bệnh như huyết áp, tiểu đường, cholesterol… vì nó sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ con người.

Với những kiến thức bổ ích được cập nhật hy vọng rằng các bạn sẽ duy trì và phát triển được trí tuệ của mình về lâu dài. Bệnh sa sút trí tuệ (dementia) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống chúng ta vì thế cần chủ động trong việc ngăn ngừa bệnh xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *