Cách chữa bệnh thoái đốt sống cổ hiệu quả

thoai-hoa-cot-song

Theo thống kê của Bộ y tế thì tại Việt Nam có khoảng 80% những người bị mắc bệnh xương khớp có độ tuổi từ 50 trở lên. Trong đó có khoảng 32% bị thoái hóa cột sống, đốt sống cổ.

Nhưng do nhận thức của con người về căn bệnh này còn hạn chế. Vì thế bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin cơ bản, cần thiết nhất của bệnh cho người đọc.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống cổ là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Và độ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa ở lứa tuổi 35.

Vị trí thoái hóa thường xuất hiện ở cổ do chịu nhiều lực tác động dễ gây ra các tổn thương sụn khớp ở cột sống cổ.

Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp

Người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng, biểu hiện như sau:

  • Đau lưng, cổ vai gáy bị cứng, đau đột ngột vào lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy.
  • Đau âm ỉ dài ngày và cơn đau sẽ tăng lên khi bạn vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Đau cổ vai gáy rồi lan ra tai, đau lan lên đầu hoặc lan xuống bàn tay, cánh tay. Còn đau lưng sẽ lan dần xuống chân, đầu gối, bàn chân.
  • Các cử động bị hạn chế, cảm giác khó chịu, mất ngủ, mất ăn, sức khỏe bị giảm sút.
  • Ở giai đoạn đầu thì người bệnh chỉ bị tê bì nhưng khi kéo dài khoảng 3 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này người bệnh mất cảm giác ở các chi hoặc nửa người, đau dai dẳng, mất kiểm soát vệ sinh cá nhân.
Thoái hóa cột sống là căn bệnh thường gặp cần được điều trị kịp thời
Thoái hóa cột sống cổ là căn bệnh thường gặp cần được điều trị kịp thời

Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây thoái hóa cột sống nhưng có thể phân chia thành 2 nhóm chính như sau:

1. Nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân khách quan tác động gây thoái hóa đốt sống cổ, lưng phải kể đến:

  • Do tuổi tác: tuổi càng cao thì các bộ phận trong cơ thể bắt đầu thoái hóa, giảm chất lượng.
  • Thói quen ăn uống không khoa học làm thiếu hụt canxi cùng các dưỡng chất khác trong quá trình sản xuất sụn khớp cũng như quá trình bôi trơn khớp.
  • Do di truyền.

2. Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những tác động từ bên ngoài thì chính bản thân người bệnh cũng sẽ tác động, đẩy nhanh quá trình vôi hóa đốt sống cổ. Những việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa như:

  • Bê vác vật nặng không đúng tư thế, làm việc quá sức.
  • Béo phì, thừa cân làm cho sức nặng của cơ thể dồn vào cột sống vượt qua mức chịu đựng của cột sống.
  • Thói quen ngồi học, ngồi làm việc sai tư thế hoặc ngồi quá lâu một tư thế cũng là nguyên nhân gây đau cột sống cổ, lưng.
  • Tập luyện thể dục thể thao không đúng cách.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Đây là căn bệnh diễn ra từ từ cần cả một quá trình. Vì thế người bệnh thường hay chủ quan không quan tâm đến sự nguy hiểm của nó đến khi nó biến chứng thì mới để ý. Một vài biến chứng phổ biến sẽ làm bạn thay đổi suy nghĩ về bệnh này:

  • Hạn chế khả năng vận động: Hạn chế khả năng vận động là điểu đáng lưu ý đầu tiên mà người bệnh cần phải chú ý. Khi cột sống bị thoái hóa sẽ gây đau nhức, mọc gai ở đốt sống, viêm khớp làm bệnh nhân khó cử động.
  • Chèn ép các dây thần kinh gây bại liệt: cột sống thoái hóa sẽ mọc gai ở đốt sống.
  • Lâu dài các gai sẽ chèn vào dây thần kinh gây bại liệt.
  • Thoát vị đĩa đệm: cột sống thoái hóa khi có tác động đủ mạnh sẽ làm cho đĩa đệm bị chèn ép, thoát vị khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, không thể nào cử động được. Còn chưa kể đến người bệnh có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, đau rễ thần kinh, tàn phế, teo cơ.
  • Gây rối loạn tiền đình: Thoái hóa làm tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép các mạch máu khiến người bệnh lo lắng, mệt mỏi, ăn ngủ kém, trầm cảm. Người già thường bị chóng mặt, dễ bị tai nạn.

Các cách chữa thoái hóa đột sống cổ

Có khá nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Dưới đây là ba phương pháp được áp dụng nhiều và được đánh giá khá cao.

1. Điều trị thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại

Phương pháp này bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng và làm một vài thủ tục xét nghiệm, kiểm tra.

Từ đó sẽ dựa vào kết quả kiểm tra các bác sĩ đưa ra kết luận và lên phác đồ điều trị. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kết hợp với liệu pháp phẫu thuật và vật lý.

Có nhiều biện pháp khác nhau để điều trị thoái hóa cột sống
Có nhiều biện pháp khác nhau để điều trị thoái hóa cột sống

Hiện y học hiện đại chưa có thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ đặc trị. Việc kết hợp với các liệu pháp khác chỉ giúp người bệnh giảm đau và duy trì vận động tốt nhất chứ không thể nào điều trị tận gốc.

2. Chữa thoái hóa cột sống cổ theo Y học cổ truyền

Cơ thể con người là một thể hoàn chỉnh, khi bị tà khí xâm nhập sẽ khiến khí huyết không lưu thông, tắc kinh lạc, máu không được đi nuôi dưỡng đến xương khớp gây thoái hóa.

Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ từ thảo dược tự nhiên giúp lưu thông khí huyết, đẩy tà khí ra ngoài đưa cơ thể về trạng thái cân bằng nhất.

Không những vậy các tạng phủ sẽ được bồi bổ và phục hồi chức năng. Từ đó các khí huyết cũng được lưu thông dễ dàng, vùng thoái hóa giảm đau và dần phục hồi lại.

3. Xông hơi

Xông hơi là phương pháp mới nhất được các bác sĩ khuyên dùng. Bởi hơi nóng được tạo ra từ máy xông hơi giúp đẩy lùi tà khí trong cơ thể và đưa cơ thể về trạng thái cân bằng nhất.

Không chỉ có vậy xông hơi bằng thảo dược sẽ bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hồi phục lại chức năng của các bộ phận giúp các vùng bị thoái hóa giảm đau và dần hồi phục.

Xông hơi massage là phương pháp giảm cân hiệu quả sẽ giảm áp lực lên các khớp xương giúp giảm đau hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết Những tác dụng của xông hơi massage đúng cách

Phòng ngừa thoái hóa cột sống

Thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế phòng bệnh là một trong những khâu quan trọng vô cùng mà bạn không thể nào bỏ qua được.

Để phòng ngừa thoái hóa, chúng ta cần phải thay đổi thoái quen sinh hoạt, lao động để tránh tạo ra các căng thẳng lên cột sống. Không nên mang vác vật nặng, lao động quá sức và tránh ngồi hay làm việc quá lâu ở một tư thế.

Cũng cần phải có một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, không sử dụng các chất kích thích, có lối sống lành mạnh để không làm ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể.

Người bệnh có thể chủ động tìm hiểu thêm kiến thức về bệnh để bổ trợ cho quá trình điều trị của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *