Cỏ mần trầu – Phương thuốc dân gian đại bổ của người Việt

Cỏ mần trầu – Phương thuốc dân gian đại bổ của người Việt

Cỏ mần trầu là loại cỏ mộc mạc nhưng vốn được xem như phương thuốc dân gian bởi tính hữu hiệu trong việc trợ giúp cơ thể con người. Đây là loại thảo dược quý thường được người dân Việt Nam sử dụng nhiều trong đời sống. Với những thông tin hữu ích về cây cỏ này, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về cỏ mần trầu.

1. Khái niệm

Cỏ mần trầu – tên gọi Tiếng Anh là Eleusine indica (L.) Gaertn- cùng nhiều tên gọi dân gian khác như cỏ vườn trầu, ngưu cân thảo,…

Xét về mặt tên Hán, cỏ xuất hiện dưới nhiều đặc danh, điển hình là dã kê thảo (móng gà rừng). Tiếng Latin gọi tên loại cỏ này là Eleusine indica (L) Gaertn, thuộc họ Lúa (Poaceae). 

co-man-trau-duoc-su-dung-nhu-mot-loai-rau-thuoc- 
co-man-trau-duoc-su-dung-nhu-mot-loai-rau-thuoc-

Cây cỏ thường ra hoa tập trung thành một cụm, mọc trên cán ở ngọn thân. Một cụm gồm 5 đến 7 bông, nở theo lối tỏa tròn như những cái chong chóng, lá cây nhỏ dài. Toàn bộ thân cây đều có thể được đem vào sử dụng như rau thuốc, ở cả dạng tươi và khô. 

2. Phân loại

Cỏ mần trầu được xếp vào giống cây thuốc nam quý, mọc ở dạng bụi, họ thân thảo và tuổi đời khá lâu năm. Cỏ chỉ có một loại duy nhất với những đặc trưng nổi bật dễ dàng nhận thấy. 

Đặc điểm nhận dạng: Thân cây bò dài từ gốc, chiều cao khoảng từ 30 đến 90 cm, trơn nhẵn, có màu xanh nhạt. Lá mọc đơn, xếp thành hình so le. Phiến lá dài được phủ bởi một lớp lông ngắn khá cứng. Gân lá song song nhau, nổi rõ hình ở mặt dưới lá. Bẹ lá trong trắng ngoài xanh, hình dáng mảnh dẻ. 

Loại cỏ này khá đơn giản trong việc nhận dạng. 
Loại cỏ này khá đơn giản trong việc nhận dạng.

Hoa nở theo cụm, có khoảng từ 5 tới 7 bông xẻ ngón. Cán hoa hình trụ dẹp, trổ xanh đậm ở ngọn và nhạt dần về đầu gốc. Quả giống như có 3 cạnh, vỏ quả rất mềm. 

3. Thành phần thuộc tính

Trong Đông y, cây cỏ mần trầu hàm chứa vị ngọt đắng, tính bình, được dùng như phương thuốc để hạ nhiệt, cầm máu, tiêu viêm. Có khả năng hỗ trợ giảm thiểu tác động xấu từ các bệnh lao phổi, giải độc, tính chất hoàn toàn an toàn với phụ nữ có thai. 

Theo nghiên cứu khoa học, trong một cây cỏ bao gồm nhiều hoạt chất như flavonoid, phenol, saponin, alkaloid,… Đây đều là các hoạt chất chứa hoạt tính sinh học, là thành tố quan trọng cấu thành nhiều loại thảo dược tại Việt Nam.

Đây là phương thuốc dân gian rất hữu hiệu của người Việt Nam. 
Đây là phương thuốc dân gian rất hữu hiệu của người Việt Nam.

Dưỡng chất chiết xuất từ cây cỏ còn có tính kháng khuẩn rất cao, có thể kháng lại nấm và virus, hỗ trợ tăng cường độ miễn dịch cho cơ thể.

4. Tác dụng của cỏ

4.1 Công dụng hữu ích 

Trong y học hiện đại, cỏ mần trầu được phát hiện chứa nhiều hoạt chất mang tính dược lý khác nhau. Những hoạt chất này có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, kiến tạo sự khỏe mạnh cho cơ thể con người. 

Cây cỏ với tác dụng làm đẹp

Theo nhiều nghiên cứu, cỏ được xem là vị thuốc mát, rất tốt cho gan. Do vậy, sử dụng trà chiết xuất từ mần trầu thường xuyên sẽ giúp làn da trở nên láng mịn, hồng hào. 

Ngoài ra, tính mát chứa trong mần trầu còn có thể hỗ trợ hạ nhiệt, giảm sốt, ngăn co giật, giúp cơ thể nhanh chóng thoát mồ hôi. Khi kết hợp lá mần trầu cùng với hương nhu, bồ kết, đây sẽ là sản phẩm dầu gội dân gian giúp cho bạn có một mái tóc chắc khỏe và bóng mượt.

Cây cỏ điều trị huyết áp cao, ổn định huyết áp

Trong thành phần cỏ có chứa các dưỡng chất hỗ trợ cơ thể điều hòa huyết áp một cách đáng kể. Đây là một phương thuốc dân gian rất được cha ông ta ưa sử dụng vì độ hiệu quả của nó. 

Hơn nữa, khi sử dụng cỏ khô đun sôi với nước đều đặn sẽ giữ mức huyết áp trong cơ thế ở vạch trung bình. Ngăn chặn cơn tăng huyết áp đột ngột, rất tốt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử mắc phải huyết áp cao.

Cỏ mần trầu với nhiều công dụng có ích cho cơ thể. 
Cỏ mần trầu với nhiều công dụng có ích cho cơ thể.

Cây cỏ bảo vệ hệ tiêu hóa, thải độc cho gan

Cỏ bao gồm những thành phần dược lý chứa nhiều dưỡng chất kháng khuẩn rất tốt. Do đó, cỏ có khả năng kháng lại các virus xấu xuất hiện ở hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng viêm, tiêu chảy. 

Bên cạnh đó, cỏ có sức đóng góp đáng kể trong việc phục hồi và tăng cường chức năng của gan, thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng tiêu hóa đường ruột.

Cây cỏ chữa chứng nóng sốt

Tác dụng hạ nhiệt của loại cỏ này rất có ích trong việc hạ sốt, thanh nhiệt cho cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch.

Cây cỏ giúp phụ nữ có bầu an thai

Phụ nữ mang thai được khuyến khích sử dụng trà chiết xuất từ cỏ mần trầu, có khả năng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, nhẹ nhàng. Đồng thời, cỏ còn có thể ngăn ngừa chứng táo bón, mang tới sự an dưỡng mỹ mãn cho cơ thể.

Loại cỏ lành tính này còn có thể sử dụng như thức uống hàng ngày. 
Loại cỏ lành tính này còn có thể sử dụng như thức uống hàng ngày.

Cây cỏ hỗ trợ điều trị chứng viêm thận, sỏi thận:

Theo Đông y Việt Nam, khi kết hợp cỏ mần trầu với bông mã đề như một thức uống hàng ngày sẽ có hiệu quả giảm khả năng mắc phải viêm thận, bài trừ sỏi thận khỏi cơ thể. 

Cây cỏ giúp hạ sốt, điều trị bệnh rôm sảy, ban đỏ ở trẻ em

Không những tốt cho người lớn, loại cỏ này cũng rất công hiệu trong việc giảm sốt đối với trẻ em. Hơn nữa, cỏ cũng có khả năng điều trị chứng rôm sảy, ban đỏ ở trẻ. Khi sử dụng, có thể đun sôi cho trẻ uống hoặc đun nước để tắm.

Cây cỏ có thể phòng bệnh viêm não do virus

Hoạt chất dược tính trong thành phần cỏ hỗ trợ củng cố sức đề kháng, ngăn ngừa kể cả virus. Dùng trà từ cỏ mần trầu thường xuyên vừa có tác dụng làm đẹp da, vừa có thể ngăn ngừa nhiều bệnh.

4.2 Một số bài thuốc tham khảo làm từ cỏ 

* Chữa chứng cao huyết áp 

  • Dùng 500g cỏ rửa thật sạch dưới nước rồi đem giã nát. 
  • Trộn đều trong 1 bát nước rồi lọc lấy nước cốt. 
  • Sử dụng nước cốt làm thức uống 2 lần mỗi ngày. 

* Ngừa bệnh viêm não truyền nhiễm

  • Dùng 30g cỏ hãm như nước trà để uống trong ngày 
  • Sử dụng 3 ngày liên tục, sau đó nghỉ một khoảng thời gian 10 ngày lại tiếp tục chu trình 3 ngày như ban đầu.  

* Điều trị bệnh viêm gan gây vàng da 

  • Sử dụng độ 60g cỏ mần trầu và 30g rễ tổ kén giống đực 
  • Đem tất cả nguyên liệu cho vào đun trong ấm rồi uống mỗi ngày. 

* Chữa chứng cảm sốt, nóng, nổi mẩn đỏ

  • Sử dụng 16g cỏ mần trầu và 16g rễ cỏ tranh
  • Cho tất cả nguyên liệu sắc trong ấm rồi  uống hết trong một ngày.

* Chữa sỏi tiết niệu

  • Sử dụng 40g cỏ mần trầu, 20 lá cây tre, 8g loại cám thảo, 8g cù mạch, 16g sinh địa, 20g bông cây mã đề, 8g mộc cây thông, 8g loại chi tử, 12g hương phụ chế. 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào một thang thuốc để sắc rồi chia thành 3 phần để uống trong ngày. 

* Chữa bạc tóc 

  • Sử dụng 10g cỏ mần trầu, 15g loại đỗ trọng, 25g rễ cây khúc khắc, 5g loại cam thảo, 5g cây nhân trần và 15g loại ngũ gia bì.
  • Dùng tất cả nguyên liệu sắc thành thuốc uống trong một ngày, trước khi dùng bữa tầm 15 phút. 

 

Từ cỏ có thể chế ra được nhiều phương thuốc hữu dụng. 
Từ cỏ có thể chế ra được nhiều phương thuốc hữu dụng.

* Bài thuốc chữa bệnh nóng sốt, môi nứt 

  • Sử dụng mỗi loại một nắm: cỏ mần trầu, cây rau má, rễ tranh, lá cây muồng trâu, rau sam; 2 khoanh quả bí đao và 1 muỗng đầy đậu xanh.
  • Bỏ vào ấm, nấu đến khi nước cạn còn tầm 2 bát nước thì tắt bếp. 
  • Chia phần thuốc sắc được ra làm 2 phần, lần lượt uống trong ngày. 

5. Lưu ý khi sử dụng

Để đảm bảo  an toàn cho quá trình điều trị bệnh, người sử dụng phải đảm bảo cỏ mần trầu dùng là cỏ sạch, không bị nhiễm phải thuốc trừ sâu. 

Tùy theo cơ địa của từng người, hiệu quả của cỏ có thể có đôi chút khác biệt. Do đó, trước khi dùng, bạn nên tham khảo qua ý kiến của chuyên gia. 

Nhìn chung, cỏ mần trầu là loại thảo dược có nhiều công dụng hữu hiệu, vẫn luôn được lưu truyền như phương thuốc đại toàn trong dân gian. Hi vọng với bài viết trên đây, độc giả có thể hiểu hơn cũng như nắm bắt được thêm một phương cách tốt ngừa bệnh cho cơ thể mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *