Sự thật ít người biết về cây hà thủ ô – Vị thuốc bổ trong Đông Y

Sự thật ít người biết về cây hà thủ ô - Vị thuốc bổ trong Đông Y

Từ xưa đến nay, hà thủ ô luôn được coi là một vị thuốc bổ trong Đông y. Nó là loại thảo dược rất quen thuộc, đặc biệt thường dùng để chữa bệnh bạc tóc. Loài cây này phổ biến đến vậy nhưng xung quanh nó vẫn còn rất nhiều điều thú vị. Hãy cùng chúng tôi khám phá qua nội dung bài viết dưới đây. 

Khái quát về cây hà thủ ô

Hà thủ ô thuộc loại cây thân leo, thân cây mọc xoắn vào với nhau. Mặt ngoài phần thân cây có màu xanh tía, nhẵn và có vân. Đây là loại cây sống lâu năm, có rễ phồng dưới dạng củ.  Lá cây mọc so le với nhau, cuống lá dài, đầu lá nhọn. Phiến lá có hình tim, dài khoảng 4-8cm, rộng khoảng 2,5-5cm. 

Cây hà thủ ô
Cây hà thủ ô

Theo Đông y, hà thủ ô có vị chát, ngọt, đắng, tính ấm. Loại thảo được này có tác dụng tốt trong việc dưỡng can, an thần, nhuận tràng, chữa được bệnh sốt rét… Và công dụng thần kỳ được nhiều biết đến nhất là chính là việc chữa bệnh bạc tóc. Sử dụng loại dược liệu này khiến tóc đen và mọc dày hơn. Nó là phương pháp được nhiều người chọn dùng giống như một phương thức để giữ lại phần nào đó của tuổi xuân. 

Phân loại

Người ta chia hà thủ ô ra làm 2 loại: hà thủ ô đỏhà thủ ô trắng. Ở nước ta hay một số quốc gia Đông Á, các thầy thuốc thường dùng hà thủ ô đỏ để làm thuốc. Vì thế mà cây hà thủ ô đỏ phổ biến hơn so với cây trắng. 

Hà thủ ô đỏ

Tên khoa học của hà thủ ô đỏ là Polygonum multiflorum Thunb. Ngoài ra, nó còn được biết đến với các tên khác như: dạ hợp, địa tinh, giao đằng… Đây là loại thảo dược thuộc họ rau răm, sống lâu năm và thường mọc lẫn với nhiều loại cây khác nhau.

Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ

Về hình dáng, loại cây này có dạng gần giống với cây khoai lang. Với cấu tạo các bộ phận:

  • Thân cây: mềm, có dạng leo, thân cây khi mọc cao quấn lại với nhau
  • Lá cây: mọc so le với nhau, lá có dạng hình tim, nhọn về phần đầu. Cuống lá dài
  • Hoa: có hình dáng giống hình chùy. Hoa màu trắng, thường mọc ở kẽ lá hoặc phía đầu cành 
  • Quả: có 3 cạnh, quả khô và không tự mở được
  • Rễ: cây có rễ phình to, tạo thành củ
  • Củ: vị chát, đắng, tính hơi ấm. Phần củ thường được sử dụng để làm thuốc. 

Chính nhờ vị đắng, chát, tính lành mà loại cây này được góp mặt trong nhiều phương thuốc điều trị bệnh. Dưới bàn tay của thầy thuốc, cây được tán ra dưới dạng bột có màu nâu hồng, không mùi. 

Hà thủ ô trắng

Cây hà thủ ô trắng thuộc họ thiên lý Asclepiadaceae, có tên khoa học là Streptocaulon Juventas. Người ta cũng thường gọi loại cây này dưới cái tên như: hà thủ ô nam, dây sừng bò, mã liên an, cây sữa bò, dây mốc…

Hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng

Cây có mùi thơm nhẹ, vị đắng chát đặc trưng. Các bộ phận cũng khác so với cây hà thủ ô đỏ.

  • Thân cây: thường thấy có màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, thân nhỏ, dạng thân leo
  • Lá cây: phần đầu của lá nhọn, lá cây mọc so le
  • Hoa: có màu nâu vàng, hay mọc giữa các kẽ lá
  • Điều đặc biệt của loại cây này là ở hoa, lá, thân hay quả đều có một lớp lông ngắn, lớp lông này rất dày và dễ nhận biết.

So với loại cây đỏ, hà thủ ô trắng không có tác dụng đối với sức khỏe. Cây thường mọc hoang ở các vùng núi, người ta cũng có thể tự nuôi trồng được. Chính vì thế mà người ta thường nhầm lẫn với loại cây màu đỏ, do mật độ xuất hiện của cây hà thủ ô trắng nhiều hơn. 

Thành phần hóa học và vị tính

Hà thủ ô là loại cây thân leo, sống lâu năm. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Thường xuất hiện nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng… Hiện nay, cây được trồng rộng rãi hơn ở nhiều nơi. 

Thành phần hóa học

Trong thành phần cây có chứa 1,7% Anthraglycosid trong đó có các chất như Chrysophanol, Emodin, Rhein, 1,1% Protid, 42,2% tinh bột. Ngoài ra còn có 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% các chất tan trong nước…

Trong quá trình chế biến, thành phần hóa học của cây cũng có sự thay đổi. Theo như ghi chép trong Đông y, cây khi còn sống chứa 7,68% Tanin, 0,259% dẫn chất Anthraquinon tự do và 0,805% dẫn chất Anthraquinon toàn phần. 

Trải qua quá trình chế biến, dược liệu sau đó có chứa 3,82% Tanin, 0,113% dẫn chất Anthraquinon tự do và 0.25% dẫn chất Anthraquinon toàn phần. 

Vị tính 

Hà thủ ô có tính bình, vị đắng chát. Cảm giác hơi ngọt ở đầu lưỡi sau khi dùng. Phần rễ củ của cây được tận dụng để làm thuốc. Được coi là một loại thuốc bổ, loài cây này có tác dụng bổ huyết giữ tinh, giúp hòa khí huyết. Bên cạnh đó, thành phần dược tính của cây giúp bổ gan, thận, nhuận tràng, mạnh gân xương. 

Khi thí nghiệm trên động vật, các nhà khoa học nhận thấy nước được sắc từ cây còn có công dụng tác động làm giảm lượng đường trong máu. Rất tốt với những người mắc bị suy nhược thần kinh hay những bệnh về thần kinh. 

Công dụng chữa bệnh

Trong Đông y, hà thủ ô đỏ được sử dụng chủ yếu trong việc chế biến thuốc. Được ví như một loài thuốc quý, vừa có công dụng chữa bệnh lại là thảo dược bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Loại dược liệu này thường được bán dưới dạng củ hoặc phiến.

Hà thủ ô trong Đông y
Hà thủ ô trong Đông y

Công dụng của hà thủ ô đỏ 

Công dụng của loại dược liệu này trong Đông y cụ thể như sau:

  • Chữa bệnh bạc tóc, làm đen tóc
  • Bổ máu
  • An thần, đặc biệt tốt cho những người gặp vấn đề với các bệnh về thần kinh
  • Dưỡng can, bổ gan, ích thận
  • Nhuận tràng
  • Chữa được bệnh sốt rét
  • Chữa yếu sinh lý ở nam giới

Trong Tây y:

  • Bổ tim, giúp sinh huyết dịch
  • Kích thích hệ tiêu hóa
  • Cải thiện, bổ sung dinh dưỡng vào cơ thể
  • Tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú
  • Kháng viêm, chống viêm nhiễm
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Ngăn cản sự phát triển của trực khuẩn lao

Công dụng cây hà thủ ô trắng

So với cây hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng không được sử dụng nhiều. Tuy vậy nó cũng có một vài công dụng trong việc chữa bệnh:

  • Chữa bệnh cảm mạo, sốt nóng
  • Trị bệnh viêm ruột hay tiêu chảy
  • Hỗ trợ điều trị, chữa bệnh viêm thận mãn tính
  • Chế biến làm thuốc lợi sữa

Lưu ý khi sử dụng

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này đó là không nên dùng loại thảo dược này đối với phụ nữ mang thai và trẻ em. Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Bên cạnh đó, người có tiền sử bệnh huyết áp thấp hoặc đường huyết thấp cũng không nên sử dụng. Đặc biệt, người bị tiêu chảy hay nên tránh dùng hoặc những loại thuốc có thành phần chứa loại dược liệu này. Người bị viêm gan cũng nên hạn chế sử dụng, tránh gây hại cho sức khỏe.

Viên hà thủ ô
Viên hà thủ ô

Dựa trên các ghi chép trong Đông y, khi dùng dược liệu cần tuyệt đối tránh củ cải trắng, tỏi và hành. Hạn chế tối đa hoặc ngừng hẳn việc dùng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu hay gừng. Những loại gia vị này có tính cay, gây nóng nên sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến các chức năng bổ gan, thận, bổ huyết. Làm mất đi tác dụng chữa bệnh của dược liệu.

Tác dụng phụ thường thấy có thể là buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy… Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay khi bạn gặp bất cứ phản ứng bất thường nào của cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc. 

Hà thủ ô là một vị thuốc trong Đông y với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Tuy vậy, những công dụng của loại cây này vẫn chưa nhận được minh chứng rõ ràng trong khoa học. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu sử dụng cần cân nhắc thật kỹ. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *