Sen và những bí mật ẩn giấu đằng sau vẻ đẹp Quốc hoa của Việt Nam

Sen và những bí mật ẩn giấu đằng sau vẻ đẹp Quốc hoa của Việt Nam

Hoa sen – “nàng thơ” của văn học Việt Nam. Sen len lỏi vào từng câu thơ, từng lời nhạc, trở thành nguồn cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ. “Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đó, đã là người Việt Nam thì những câu thơ trên không ai là không nằm lòng. Quốc hoa của Việt Nam mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, cuốn hút không bị hòa lẫn với những thứ “hôi tanh” tầm thường.  

Khái quát chung

Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, phổ biến nhất là loại sen hồng. Theo sinh học, sen thuộc chi sen, là một loại thực vật thủy sinh thân thảo sống lâu năm. Thân và rễ mọc trong bùn, thường xuất hiện ở khu vực sông hay ao. Lá nổi trên mặt nước còn hoa thì mọc cao hơn. 

Hoa sen
Hoa sen

Người Ai Cập cổ đại xưa kia sùng kính hoa sen và thường sử dụng nó vào các nghi thức tế lễ quan trọng. Sau đó được đưa sang các vùng khác như Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngày nay, hoa sen trở nên hiếm hoặc thậm chí không xuất hiện tại các nước châu Phi. Nhưng bù lại nó lại rất được ưa thích ở miền nam châu Á và Australia. Đặc biệt là ở Việt Nam, hình ảnh hoa  được chọn là Quốc hoa và trở thành biểu tượng của nhiều lĩnh vực. 

Thành phần cấu tạo chính

Cây hoa sen được hình thành từ 5 phần chính: củ sen, ngó sen, cuống sen, lá sen và búp sen.

Củ sen

Củ sen hay rễ có màu trắng cho phần này của sen chìm trong nước và không đón ánh nắng. Củ sen có hình dáng thon dài, gần giống với hình bầu dục hoặc hình elip. Được tạo thành từ các đốt nối lại với nhau. Bên trong củ có nhiều khoang lỗ giúp sen có thể sinh trưởng và phát triển ngay cả khi sống ở môi trường ngập bùn, không có không khí. Củ sen có thể ăn được.  

Ngó sen

Ngó sen
Ngó sen

Do cũng nằm sâu dưới mặt nước, nơi ánh sáng mặt trời không chiếu vào được nên ngó sen có màu trắng. Ngó sen có hình tròn, to khoảng bằng cỡ ngón tay, dài khoảng 10-12cm. 

Cuống sen

Đây là phần nhô lên khỏi mặt nước, có màu xanh đặc trưng. Cuống  có hình tròn, xung quanh có gai bao bọc. Phần thân bên trong cuống cũng có các khoang lỗ nhỏ, vừa để cấp nước vừa để cung cấp dinh dưỡng cho . Cuống sen có chứa lượng tơ sen cao.

Lá sen

Lá sen
Lá sen

sen hình tròn to, nằm nổi trên mặt nước. Phiến lá mỏng, thân lá có đường gân chính hướng từ tâm ra. Các đường gân nhỏ mọc so le với nhau. Lá có màu xanh, đặc biệt hơn nữa là mang hương thơm thanh mát, nhẹ nhàng. 

Búp sen

Búp sen có màu xanh lục, núp dưới dạng hình bầu dục để nâng đỡ cho hoa sen ở bên trên. Hoa sen có nhiều cánh, từng cánh hoa giống hình dạng giọt nước, thuôn nhọn về phía đầu. Cánh sen khá đều nhau, màu sắc đan xen tạo nét riêng. Khi hoa nở, phần nhị vàng ẩn bên trong sẽ lộ ra ngoài. 

Các loại hoa tại Việt Nam

Người ta thường phân loại sen theo màu sắc riêng của chúng. Tại Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là sen hồng. Ngoài ra còn có sen trắng, hay sen xanh cũng được nhiều người yêu mến.  

Hoa sen hồng

Tên khoa học của sen hồng là Nelumbo nucifera. Thường thì khi nhắc chung về sen , người ta luôn đặt  sen hồng lên hàng đầu. Về cơ bản, đều là loại thực vật thủy sinh thân thảo.

Hoa sen hồng được coi là loại hoa tối cao, loại hoa sen đích thực. Màu hồng của hoa tượng trưng cho trái tim và tình yêu. Hoa sen hồng mang biểu tượng của sự hoàn hảo, thuần khiết và sự từ bi. Vì vậy mà nó luôn gắn liền cùng với hình ảnh của Đức Phật. 

Hoa sen trắng

Hoa sen trắng
Hoa sen trắng

Tên khoa học là Nelumbo lutea, còn được nhiều người biết đến là sen vàng hay sen Mỹ. Khác với sen hồng, hoa sen trắng mang đến vẻ đẹp thuần khiết, dung dị và thanh cao. Bản thân sen trắng còn mang ý nghĩa to lớn, đầy giá trị nhân văn của Phật giáo đối với nhân sinh. 

Hoa sen xanh

Thực chất, sen xanh chính là hoa sen trắng. Phần cánh dưới của hoa có màu trắng, còn phần ngọn thì có màu hồng nhưng rất nhạt. Tạo nên sắc xanh lạ lẫm cho hoa. 

Hoa sen xanh
Hoa sen xanh

Sen xanh là biểu tượng của sự tự do, bình đẳng. Nó còn là tượng trưng cho lòng bác ái, tấm lòng kiên trung bất khuất. So với sen hồng, sen trắng thì hoa sen xanh thường ít phổ biến hơn. Nhưng cũng không phải vì thế mà nó đánh mất đi ý nghĩa của riêng mình.

Công dụng của sen không nhiều người biết

Ngoài ý nghĩa tinh thần, dựa trên các nghiên cứu khoa học từ thực tiễn, hoa sen và các sản phẩm được làm từ sen có tác động tích cực đến sức khỏe con người. 

Giảm các cơn đau dạ dày

Được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Người ta ngâm hạt sen trong nước ấm khoảng vài giờ, sau đó thêm đường cho vừa ăn. Có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm bớt các cơn đau. Nhưng nên lưu ý là cách này không áp dụng với người bị tiêu chảy.

Trị mất ngủ

Trà tâm sen hoặc chè hạt sen có tác dụng an thần, trấn kinh. Đây là bài thuốc dân gian từ lâu đời giúp cho người bệnh dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.

Giảm cholesterol

Thành phần chính của củ sen là chất xơ và carbohydrate phức hợp. Khoa học chứng minh rằng khi 2 thành phần này kết hợp lại với nhau nó sẽ kiểm soát được lượng đường huyết. Lượng cholesterol cũng giảm xuống. Giảm béo phì, duy trì hoạt động ổn định cho hệ tiêu hóa. 

Trị mụn

Hoa sen khi được bỏ thêm vào cùng trà xanh, pha uống như trà thông thường làm giảm lượng bã nhờn cơ thể tiết ra. Một số người còn lựa chọn các giã nhuyễn, đắp lên mặt cũng với mục đích làm giảm mụn.

Trị ho

Một phương pháp đã có từ lâu đời nhưng vẫn được nhiều người tin dùng vì tính khả thi cao. Trộn bột hạt sen cùng với mật ong sẽ giúp làm giảm các cơn ho. Vị ngọt từ mật ong hòa cùng tinh chất bột sen sẽ làm cổ họng dịu mát trở lại, các cơn ho vì vậy mà cũng bớt đi.

Bổ sung vi chất vào cơ thể

Một số nhận định cho rằng, củ sen là thành phần chứa nhiều dưỡng chất nhất của sen. Trong củ sen có nhiều khoáng chất, chứa nguồn dinh dưỡng phong phú như vitamin C, kali. Đây đều là những vi chất cần thiết đối với sức khỏe mỗi người. Đặc biệt là kali, nó có tác dụng điều chỉnh huyết áp, rất tốt cho người có tiền sử bệnh huyết áp cao. 

Lưu ý khi sử dụng tâm sen

Tâm sen
Tâm sen

Tâm sen là mầm của hạt sen. Đây được coi là loại thảo dược quý từ cây hoa sen. Thường được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y, có tác dụng cho việc an thần, điều trị mất ngủ. Nhưng khi dùng cần cẩn thận để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

  • Không dùng tâm sen đối với người có tiền sử về bệnh tim. Vì trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid, hợp chất này gây ảnh hưởng xấu với người bị bệnh tim. 
  • Người bị bệnh về đường tiêu hóa cũng không nên dùng trà tâm sen
  • Không nên lạm dụng sử dụng tâm sen liên tục, sẽ rất nguy hại cho sức khỏe. Khi sử dụng liên tục có thể gây phản tác dụng, cơ thể mệt mỏi, uể oải, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim. Nặng hơn nữa có thể gây ra suy giảm trí nhớ. 
  • Nên sao vàng trước khi chế biến trà tâm sen, việc này giúp loại bỏ độc tố, tâm sen cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tâm sen được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và cả những người huyết áp thấp. 

Hình ảnh hoa sen từ lâu đã ghi dấu ấn riêng trong tâm trí của mỗi người dân đất Việt. Nét mộc mạc, bình dị, thuần khiết, không dễ pha trộn với bất cứ loại hoa nào khác. Sen đẹp, sen đi vào thơ ca, vào hội họa. Sen là biểu tượng của sự từ bi, bác ái của Phật giáo. Quả không hổ danh là Quốc hoa của Việt Nam. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *