Bệnh Gút: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh Gút: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gút có thể được điều trị và quản lý bằng thuốc và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn có thể giúp bạn phát triển chiến lược điều trị tốt nhất cho bạn.

Gút là một thuật ngữ chung cho một loạt các tình trạng bệnh lý gây ra bởi sự tích tụ axit uric. Sự tích tụ này thường ảnh hưởng đến bàn chân.

Nếu bạn bị bệnh gút, có thể bạn sẽ cảm thấy sưng và đau ở các khớp ở bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái. Cơn đau đột ngột và dữ dội, hoặc còn gọi là cơn đau gút, có thể khiến bạn có cảm giác bàn chân nóng như đang bốc cháy.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÚT

Một số người có mức axit uric trong máu cao nhưng không có triệu chứng. Điều này được gọi là tăng axit uric máu không triệu chứng.

Đối với bệnh gút cấp tính, các triệu chứng xuất hiện nhanh chóng do sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp của bạn và kéo dài từ 3 đến 10 ngày.

Bạn sẽ bị đau và sưng tấy dữ dội, và tại khớp có thể có cảm giác nóng ấm. Giữa các cơn gút, bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Nếu bạn không điều trị bệnh gút, tình trạng này có thể trở thành mãn tính. Nốt sần căng phồng xuất hiện gọi là hạt tophi hay nốt tophi là tập hợp những tinh thể của hợp chất sodium urate monohydrate, có thể phát triển trong khớp của bạn và da và mô mềm xung quanh chúng. Những tổ chức này có thể phá hủy vĩnh viễn các khớp của bạn.

Điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh gút chuyển sang tình trạng mãn tính.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BỆNH GÚT TẠI NHÀ

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm nồng độ axit uric và ngăn ngừa các cơn gút cấp. Các loại thực phẩm và đồ uống sau đây đã được đề xuất cho bệnh gút:

Nhưng những phương pháp đơn độc này có thể không đủ để kiểm soát bệnh gút.

ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT

Nếu không được điều trị, bệnh gút có thể dẫn đến viêm khớp do gút, đây là một tình trang viêm khớp nghiêm trọng hơn. Tình trạng bệnh lý này có thể khiến khớp của bạn bị tổn thương và sưng tấy vĩnh viễn.

Kế hoạch điều trị mà bác sĩ đề xuất sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bạn.

Các loại thuốc điều trị bệnh gút dựa theo một trong hai cơ chế: Giảm đau và giảm viêm hoặc ngăn ngừa các cơn gút cấp trong tương lai bằng cách giảm nồng độ axit uric.

Thuốc giảm đau do gút bao gồm:

Các loại thuốc dự phòng các cơn gút cấp bao gồm:

  • Chất ức chế xanthine oxidase, chẳng hạn như allopurinol (Lopurin, Zyloprim) và febuxostat (Uloric)
  • Probenecid (Probalan)

Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi lối sống để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và giảm nguy cơ mắc các cơn gút cấp trong tương lai. Ví dụ, bác sĩ có thể khuyến khích bạn:

  • Giảm uống rượu, nếu bạn uống
  • Giảm cân, nếu bạn đang thừa cân
  • Bỏ hút thuốc, nếu bạn hút thuốc

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị bổ sung cũng đã cho thấy nhiều hứa hẹn.

PHẪU THUẬT BỆNH GÚT

Bệnh gút thường có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. Nhưng sau nhiều năm, tình trạng bệnh lý này có thể làm hỏng khớp, rách gân và gây nhiễm trùng da trên khớp.

Cặn cứng, được gọi là tinh thể tophi, có thể tích tụ trên các khớp của bạn và ở những nơi khác, chẳng hạn như tai của bạn. Những khối u này có thể gây đau và sưng tấy, và chúng có thể làm hỏng vĩnh viễn các khớp của bạn.

Ba phương pháp phẫu thuật điều trị hạt tophi:

  • Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp
  • Phẫu thuật thay khớp

Một trong những ca phẫu thuật mà bác sĩ khuyên thực hiện tùy thuộc vào mức độ tổn thương, vị trí của hạt tophi và nhu cầu cá nhân của bạn.

NGUYÊN NHÂN BỆNH GÚT

Sự tích tụ axit uric trong máu do sự phân hủy purin gây ra bệnh gút.

Một số tình trạng, chẳng hạn như máu và rối loạn trao đổi chất hoặc mất nước, khiến cơ thể bạn sản xuất quá nhiều axit uric.

Bệnh lý về thận hoặc tuyến giáp, hoặc rối loạn di truyền, có thể khiến cơ thể bạn khó loại bỏ axit uric dư thừa hơn.

Nguy cơ mắc bệnh Gút cao nếu bạn là:

Đối với một số người, bệnh gút là do tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều purin tạo ra bệnh gút.

CÁC THỰC PHẨM CẦN TRÁNH

Một số loại thực phẩm có hàm lượng purin cao tự nhiên mà cơ thể bạn phân hủy thành axit uric.

Hầu hết mọi người có thể dung nạp thức ăn có hàm lượng purine cao. Nhưng nếu cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc giải phóng axit uric dư thừa, bạn có thể muốn tránh một số loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như:

  • Những loại thịt đỏ
  • Thịt nội tạng
  • Một số loại hải sản
  • Rượu bia

Đồ uống có đường và thực phẩm có chứa đường fructose cũng có thể gây ra vấn đề, mặc dù chúng không chứa purin.

Một số thực phẩm giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể và là lựa chọn tốt nếu bạn bị bệnh gút.

Mối liên quan giữa bệnh gút và rượu

Rượu, cũng như thịt đỏ và hải sản, chứa nhiều purin. Khi cơ thể bạn phân hủy purin, quá trình này sẽ giải phóng axit uric.

Mức axit uric cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Rượu cũng có thể làm giảm tốc độ cơ thể bạn loại bỏ axit uric.

Không phải ai uống rượu cũng sẽ mắc bệnh gút. Nhưng uống nhiều rượu (hơn 12 ly mỗi tuần) có thể làm tăng nguy cơ – đặc biệt là ở nam giới. Bia có nhiều khả năng ảnh hưởng đến rủi ro hơn rượu.

Trong các cuộc khảo sát, một số người đã báo cáo rằng uống rượu làm bệnh gút của họ trở nên nghiêm trọng hơn.

CHẨN ĐOÁN BỆNH GÚT

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh gút dựa trên việc xem xét tiền sử bệnh, thăm khám sức khỏe và các triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể sẽ dựa trên các vấn đề sau đây để chẩn đoán tình trạng của bạn:

  • Mô tả của bạn về cơn đau khớp của bạn
  • Tần suất bạn bị đau dữ dội ở khớp
  • Vị trí khớp bị đỏ hoặc sưng như thế nào

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra sự tích tụ axit uric trong khớp của bạn. Một mẫu dịch sinh thiết từ khớp của bạn có thể cho biết liệu nó có chứa axit uric hay không. Bác sĩ cũng có thể chụp X-quang khớp của bạn.

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh gút, bạn có thể bắt đầu bằng việc khám bác sĩ để biết được tình trạng của bản thân. Nếu tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng, bạn có thể đi khám bác sĩ chuyên khoa sâu về cơ – xương – khớp.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH GÚT

Một số loại thực phẩm, thuốc và điều kiện có thể gây ra các triệu chứng bệnh gút. Bạn có thể cần tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều purin như sau:

  • Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt lợn và thịt bê
  • Thịt nội tạng
  • Cá, chẳng hạn như cá tuyết, sò điệp, trai và cá hồi
  • Rượu bia
  • Sô-đa
  • Nước hoa quả

Một số loại thuốc bạn dùng để kiểm soát các tình trạng khác làm tăng nồng độ axit uric trong máu của bạn. Trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Aspirin
  • Thuốc hạ huyết áp, chẳng hạn như thuốc chẹn beta và thuốc chẹn thụ thể angiotensin ii

Sức khỏe hiện tại của bạn cũng có thể là một yếu tố gây phát bệnh. Tất cả những tình trạng sau đây này có liên quan đến bệnh gút:

  • Béo phì
  • Tiểu đường hoặc tiền tiểu đường
  • Mất nước
  • Chấn thương khớp
  • Nhiễm trùng
  • Suy tim sung huyết
  • Huyết áp cao
  • Bệnh thận

Đôi khi có thể khó xác định yếu tố nào trong số những yếu tố này đứng sau các cơn gút cấp của bạn. Viết nhật ký là một cách để theo dõi chế độ ăn uống, thuốc men và sức khỏe của bạn để giúp xác định nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của bạn.

DỰ PHÒNG BỆNH GÚT

Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giúp dự phòng bệnh gút:

  • Hạn chế uống bao nhiêu rượu.
  • Hạn chế lượng thực phẩm giàu purine, chẳng hạn như động vật có vỏ, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn và nội tạng mà bạn ăn.
  • Ăn một chế độ ăn ít chất béo, không chứa sữa, giàu rau.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Tránh hút thuốc.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Giữ nước.

Nếu bạn mắc các bệnh lý khác hoặc dùng thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, hãy hỏi bác sĩ cách bạn có thể giảm nguy cơ mắc gút cấp.

BỆNH GÚT VỚI BIẾN CHỨNG CÓ HẠT TOPHI

Khi các tinh thể axit uric tích tụ lâu ngày trong các khớp xương sẽ tạo ra những cục cứng gọi là hạt tophi dưới da. Nếu không điều trị, những hạt tophi này có thể làm hỏng xương và sụn và khiến khớp bị biến dạng vĩnh viễn.

Tophi là những khối u cục sưng tấy xung quanh các khớp trông giống như những nốt sần trên thân cây. Chúng xảy ra ở các khớp như ngón tay, bàn chân và đầu gối, cũng như trên tai. Bản thân tophi không gây đau đớn, nhưng tình trạng viêm nhiễm mà chúng gây ra có thể gây đau đớn.

Đôi khi tophi hình thành trong mô liên kết bên ngoài khớp.

BỆNH GÚT CÓ ĐAU KHÔNG?

Đúng vậy, bệnh gút có thể gây đau đớn. Trên thực tế, đau ở ngón chân cái thường là một trong những triệu chứng đầu tiên mà người bệnh báo cáo. Cơn đau đi kèm với các triệu chứng viêm khớp điển hình hơn, chẳng hạn như sưng và nóng ở khớp.

Đau gút có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Lúc đầu, cơn đau ở ngón chân cái có thể rất dữ dội. Sau cơn cấp tính có thể giảm dần thành cơn đau âm ỉ.

Cơn đau, cũng như sưng tấy và các triệu chứng khác, là kết quả của việc cơ thể khởi động một biện pháp phòng vệ (bởi hệ thống miễn dịch) chống lại các tinh thể axit uric trong khớp. Cuộc tấn công này dẫn đến việc giải phóng các chất hóa học gọi là cytokine, thúc đẩy quá trình viêm đau.

TINH DẦU GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT

Tinh dầu là những chất có nguồn gốc thực vật được sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Một số loại dầu được cho là có tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn.

Một số loại tinh dầu được sử dụng để điều trị bệnh gút bao gồm:

  • Dầu sả
  • Dầu hạt cần tây
  • Chiết xuất lá ô liu
  • Quế 

Trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi bạn bắt đầu sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào. Xin lưu ý rằng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US.FDA) không quy định độ tinh khiết hoặc chất lượng của các loại tinh dầu, vì vậy hãy nghiên cứu nhãn hiệu.

Hãy chắc chắn làm theo các biện pháp dự phòng an toàn khi sử dụng các loại tinh dầu:

Đừng bôi tinh dầu trực tiếp lên da của bạn. Điều quan trọng là trước tiên bạn phải pha loãng chúng với dầu nền như dầu dừa hoặc dầu jojoba. Ví dụ, để pha loãng 3 phần trăm, trộn 20 giọt tinh dầu với 6 muỗng cà phê dầu nền. 

Đừng cho tinh dầu vào miệng vì chúng không an toàn khi nuốt.

Bảo quản tinh dầu và dầu dẫn ở nơi mát, tối, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt.

BỆNH GÚT CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

Nguyên nhân gây bệnh gút có thể ít nhất một phần là do di truyền. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng chục gen làm tăng tính nhạy cảm của con người đối với bệnh gút, bao gồm SLC2A9 và ABCG2. Các gen liên quan đến bệnh gút ảnh hưởng đến lượng axit uric mà cơ thể giữ và thải ra ngoài.

Do yếu tố di truyền, bệnh gút có tính chất gia đình. Những người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân khác bị bệnh gút có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.

Có khả năng gen chỉ tạo tiền đề cho bệnh gút. Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn uống, thực sự gây ra bệnh.

TỔNG KẾT

Bệnh gút thường có thể được điều trị và quản lý thành công. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giúp giảm nồng độ axit uric và giảm viêm và đau.

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể đề xuất những thay đổi trong chế độ ăn uống của bạn để giúp ngăn ngừa quá trình phát bệnh. Chế độ ăn uống cân bằng và thói quen lối sống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát tốt bệnh gút.

Link bài dịch: 

  • Gout: Symptoms, Causes, and Treatments

https://www.healthline.com/health/gout

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *