Sỏi mật: Triệu chứng, Nguyên nhân, Điều trị

Bài viết này tổng hợp những thông tin bạn cần biết về bệnh sỏi mật.

Sỏi mật là sự lắng đọng của dịch tiêu hóa làm từ các chất đông đặc có trong mật, như cholesterol. Tình trạng bệnh lý này phổ biến và có thể có hoặc không có triệu chứng. Những người có xuất hiện các triệu chứng bất thường gây đau hoặc cản trở sinh hoạt cần phải cắt bỏ túi mật.

Đọc để tìm hiểu thêm về sỏi mật, các triệu chứng mà chúng có thể gây ra và cách điều trị chúng.

SỎI MẬT LÀ GÌ?

Túi mật là một cơ quan nhỏ ở bụng trên bên phải, ngay bên dưới gan. Đó là một túi chứa mật, một chất lỏng màu vàng xanh phục vụ quá trình trình tiêu hóa. Tình trạng bệnh lý với túi mật thường xảy ra khi có thứ gì đó chặn đường ống dẫn mật —chẳng hạn như sỏi mật.

Hầu hết sỏi mật được tạo ra khi các chất có trong mật, như cholesterol, cứng lại. Sỏi mật rất phổ biến và thường không có triệu chứng.

Tuy nhiên, khoảng 10% những người được chẩn đoán bị sỏi mật sẽ tiến triển các triệu chứng đáng chú ý trong vòng 5 năm.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA SỎI MẬT

Sỏi mật có thể dẫn đến đau ở vùng bụng trên bên phải hoặc trung tâm dạ dày. Thỉnh thoảng bạn có thể bị đau túi mật sau khi ăn thức ăn giàu chất béo, chẳng hạn như thực phẩm chiên rán, nhưng cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cơn đau do các vấn đề về sỏi mật thường chỉ kéo dài trong vài giờ, nhưng có thể gây cảm giác đau nghiêm trọng.

Nếu sỏi mật không được điều trị hoặc không xác định được, các triệu chứng có thể tăng lên như sau:

  • Sốt cao
  • Tim đập loạn nhịp
  • Vàng da và vàng mắt (chứng vàng da)
  • Tiêu chảy
  • Ớn lạnh
  • Hoang mang
  • Chán ăn

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn hoặc viêm túi mật, gan hoặc tuyến tụy.

Bởi vì các triệu chứng của sỏi mật có thể giống với các triệu chứng của các vấn đề bệnh lý khác như viêm ruột thừaviêm tụy, nên dù thế nào đi chăng nữa, nếu bạn đang đối mặt với một hoặc nhiều tình trạng bệnh lý này — thì bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được điều trị ngay lập tức.

Sỏi mật không triệu chứng

Bản thân sỏi mật không gây đau. Thay vào đó, cơn đau xảy ra khi sỏi mật cản trở sự di chuyển của mật từ túi mật.

Theo Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ (American College of Gastroenterology), khoảng 80% những người bị sỏi mật có “sỏi mật thầm lặng” tức không có triệu chứng. Điều này có nghĩa là họ không bị đau hoặc có triệu chứng. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể phát hiện ra sỏi mật khi chụp X-quang hoặc trong quá trình phẫu thuật.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân thực sự của sỏi mật được cho là do sự mất cân bằng hóa học của dịch mật bên trong túi mật. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác khiến sự mất cân bằng đó xảy ra, nhưng có một nguyên nhân sau đã được xem xét:

Quá nhiều cholesterol trong dịch mật

Có quá nhiều cholesterol trong mật có thể dẫn đến sỏi cholesterol màu vàng. Những viên sỏi cứng này có thể phát triển nếu gan sản sinh ra quá nhiều cholesterol hơn khả năng mật có thể hòa tan.

Quá nhiều bilirubin trong mật của bạn

Bilirubin là một chất được tạo ra trong quá trình phân hủy bình thường của các tế bào hồng cầu. Sau khi được tạo ra, bilirubin sẽ đi qua gan và cuối cùng được bài tiết ra khỏi cơ thể.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như tổn thương gan và một số rối loạn về máu, khiến gan sản xuất nhiều bilirubin hơn mức cần thiết. Sỏi mật sắc tố hình thành khi túi mật không thể phá vỡ lượng bilirubin dư thừa. Những viên sỏi cứng này thường có màu nâu sẫm hoặc đen.

Mật cô đặc do túi mật đầy

Túi mật của bạn cần có khả năng làm rỗng mật để hoạt động bình thường. Nếu nó không thể làm rỗng lượng mật của chứa trong nó, mật sẽ trở nên cô đặc quá mức, có thể hình thành sỏi.

ĐIỀU TRỊ

Trong mọi trường hợp, bạn sẽ không cần điều trị sỏi mật trừ khi tình trạng này gây đau. Đôi khi bạn có thể tự khỏi  mà không hề hay biết. Nếu bạn bị đau, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật. Trong những trường hợp hiếm hoi, thuốc có thể được khuyên sử dụng.

Nếu bạn có nguy cơ cao bị biến chứng sau phẫu thuật, có một số phương pháp điều trị khác mà không cần phẫu thuật có thể được sử dụng để giúp điều trị sỏi mật. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật không được thực hiện, tình trạng xuất hiện sỏi mật của bạn có thể tái phát  — ngay cả khi được điều trị bổ sung. Điều này có nghĩa là bạn có thể cần theo dõi tình trạng của mình trong suốt cuộc đời.

PHẪU THUẬT

Cắt túi mật, là phẫu thuật cắt bỏ túi mật, là một trong những thủ thuật phổ biến nhất được thực hiện ở người trưởng thành tại Hoa Kỳ. Bởi vì túi mật không phải là một cơ quan thiết yếu, nên bạn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh mà không có nó.

Có hai loại phẫu thuật cắt túi mật:

  • Mổ nội soi cắt bỏ túi mật: Đây là một phẫu thuật phổ biến cần gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ rạch ba hoặc bốn vết ở bụng của bạn. Sau đó, họ sẽ chèn một thiết bị nhỏ, được chiếu sáng vào một trong các vết mổ, kiểm tra sỏi và cẩn thận lấy túi mật của bạn ra. Bạn thường có thể về nhà vào ngay ngày thực hiện thủ thuật hoặc ngày hôm sau nếu bạn không có biến chứng.
  • Phẫu thuật mở ổ bụng cắt bỏ túi mật: Phẫu thuật này thường được thực hiện khi túi mật bị viêm, nhiễm trùng hoặc vỡ. Phẫu thuật này cũng có thể phải thực hiện nếu các vấn đề trên xảy ra hoặc phát hiện được trong quá trình cắt bỏ túi mật bằng phương pháp nội soi.

Bạn có thể gặp phải tình trạng phân lỏng hoặc chảy nước sau khi cắt bỏ túi mật. Loại bỏ túi mật liên quan đến việc định tuyến lại mật từ gan đến ruột non. Mật không còn đi qua túi mật và nó trở nên ít cô đặc hơn. Hậu quả ngay lập tức sau phẫu thuật cắt túi mật là tác dụng nhuận tràng có thể gây tiêu chảy, nhưng vấn đề này sẽ tự khỏi đối với hầu hết mọi người.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Nếu không thể thực hiện phẫu thuật, chẳng hạn như nếu bệnh nhân là người lớn tuổi, bác sĩ có thể cố gắng loại bỏ sỏi mật bằng một số phương pháp khác.

  • Liệu pháp hòa tan đường uống thường bao gồm sử dụng thuốc ursodiol (Actigall) và chenodiol (Chenix) để phá vỡ sỏi mật. Những loại thuốc này có chứa axit mật, có tác dụng phá vỡ sỏi. Phương pháp điều trị này phù hợp nhất để phá vỡ sỏi cholesterol và có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để có tác dụng hoàn toàn.
  • Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (Extracorporeal Shockwave Lithotripsy) là một lựa chọn khác. Máy tán sỏi là một loại máy tạo ra sóng xung kích truyền qua người. Những sóng xung kích này có thể phá vỡ sỏi mật thành những mảnh nhỏ hơn.
  • Dẫn lưu túi mật xuyên gan qua da (Percutaneous Transhepatic Gallbladder Drainage) liên quan đến việc đặt một kim vô trùng vào túi mật để hút (rút) mật. Sau đó, một ống được đưa vào để giúp thoát nước bổ sung. Quy trình này thường không phải là phương pháp ưu tiên và thương là phương án cuối cùng cho các cá nhân không thể thực hiện các phương pháp trên.

YẾU TỐ NGUY CƠ SỎI MẬT

Một số yếu tố nguy cơ gây sỏi mật có liên quan đến chế độ ăn uống, trong khi một số yếu tố nguy cơ khác không thể kiểm soát được. Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được như tuổi tác, chủng tộc, giới tính và tiền sử gia đình.

Yếu tố nguy cơ về lối sống

  • Béo phì
  • Chế độ ăn nhiều chất béo hoặc cholesterol và ít chất xơ
  • Trải qua quá trình giảm cân nhanh chóng
  • Mắc bệnh tiểu đường loại 2

Yếu tố nguy cơ di truyền

  • Giới tính nữ
  • Có tiền sử gia đình bị sỏi mật
  • Từ 60 tuổi trở lên

Yếu tố rủi ro liên quan đến tiền sử bệnh

  • Tiền sử mắc xơ gan
  • Có thai
  • Dùng một số loại thuốc để giảm cholesterol
  • Dùng thuốc có hàm lượng estrogen cao (như một số biện pháp tránh thai nhất định)

Mặc dù một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật, nhưng đừng ngừng dùng chúng trừ khi bạn đã trao đổi với bác sĩ và được họ chấp thuận.

CHẨN ĐOÁN

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát bao gồm kiểm tra mắt và da của bạn để biết những thay đổi có thể nhìn thấy về màu sắc. Màu hơi vàng có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, kết quả của việc quá nhiều bilirubin trong cơ thể bạn.

Thăm khám có thể bao gồm việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán giúp bác sĩ phát hiện ra những vấn đề bên trong cơ thể bạn. Những xét nghiệm này bao gồm:

Siêu âm: Siêu âm thăm dò hình ảnh bụng của bạn. Đây là phương pháp thăm do chức năng phổ biến thường được thực hiện trong việc khám và chẩn đoán sỏi mật. Phương pháp này cũng có thể cho thấy những bất thường liên quan đến viêm túi mật cấp tính.

Chụp CT bụng: Xét nghiệm hình ảnh này thăm dò gan và vùng bụng của bạn. 

Xạ hình (Radionuclide Scan): Quá trình thực hiện xạ hình này mất khoảng một giờ để hoàn thành. Một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch của bạn. Chất này đi qua máu của bạn đến gan và túi mật. Khi quét, hình ảnh thăm dò có thể cho thấy những bằng chứng gợi ý nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật do sỏi.

Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đo lượng bilirubin trong máu của bạn. Các xét nghiệm cũng giúp xác định chức năng gan của bạn hoạt động như thế nào.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ THỰC PHẨM

Để giúp cải thiện tình trạng bệnh lý này và giảm nguy cơ mắc sỏi mật, hãy thử các chế độ ăn uống sau:

  • Ăn ít carb tinh chế (như bánh quy và bánh mì trắng) và ít đường hơn.
  • Tăng những thực phẩm giàu chất béo tốt, như dầu cá và dầu ô liu, có thể giúp túi mật của bạn co bóp và làm trống một cách thường xuyên.
  • Ăn lượng chất xơ phù hợp mỗi ngày (phụ nữ cần khoảng 25 gam mỗi ngày, nam giới cần khoảng 38 gam mỗi ngày).
  • Hoạt động thể chất mỗi ngày.
  • Giữ đủ nước.

Nếu bạn có kế hoạch giảm cân, hãy thực hiện từ từ. Giảm cân nhanh chóng có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật và các vấn đề sức khỏe khác.

DỰ PHÒNG

Mặc dù không có cách dự phòng toàn diện nào cho bệnh lý sỏi mật, nhưng cholesterol dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành chúng. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị sỏi mật, bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Một số thực phẩm này bao gồm:

  • Thịt mỡ, như xúc xích và thịt xông khói
  • Bánh ngọt và bánh quy
  • Mỡ lợn và kem
  • Pho mai

Bởi vì những người mắc bệnh béo phì dễ bị sỏi mật hơn, nên việc giữ cân nặng của bạn ở mức vừa phải là một cách để hạn chế khả năng hình thành sỏi mật.

KẾT LUẬN

Nếu bác sĩ đã chẩn đoán bạn bị sỏi mật và quyết định bạn cần phẫu thuật để loại bỏ sỏi hoặc túi mật, tiên lượng thường khả quan. Trong hầu hết các trường hợp điều trị lấy sỏi, sỏi sẽ không tái phát trở lại.

Nếu bạn không thể phẫu thuật và quyết định dùng thuốc để làm tan sỏi, sỏi mật có thể quay trở lại, vì vậy bạn và bác sĩ sẽ cần theo dõi diễn tiễn bệnh lý của bạn.

Nếu sỏi mật không gây ra các triệu chứng đau hoặc khó chịu, rất có thể bạn sẽ không cần phải làm gì cả. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi lối sống để ngăn sỏi phát triển lớn hơn và gây đau và các triệu chứng khác.

Link bài dịch: 

  • A Guide to Gallstones

https://www.healthline.com/health/gallstones

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *