Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD): Tất cả những gì bạn cần biết

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD): Tất cả những gì bạn cần biết

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) là một tập hợp các rối loạn phát triển tâm thần kinh, có thể được phát hiện và biểu hiện rõ ràng trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Một số yếu tố về di truyền và môi trường góp phần vào sự gia tăng mức độ nặng của bệnh.

TỰ KỶ LÀ GÌ?

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder), hay chứng tự kỷ, là một thuật ngữ rộng được sử dụng để mô tả một tập hợp các rối loạn phát triển tâm thần kinh.

Những tình trạng này được đặc trưng bởi sự khác thường trong giao tiếp và tương tác xã hội. Những người mắc rối loạn phổ tự kỷ thường thể hiện sở thích hoặc kiểu hành vi bị hạn chế và có sự lặp đi lặp lại.

Rối loạn phổ tự kỷ có thể được phát hiện ở bất kỳ ai trên khắp thế giới, bất kể chủng tộc và sắc tộc, văn hóa hay nền tảng kinh tế.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. Centers for Disease Control and Prevention), rối loạn phổ tự kỷ gặp ở các bé trai nhiều hơn so với các bé gái. Một nghiên cứu về trẻ 8 tuổi ở 11 địa điểm tại Hoa Kỳ đã tìm thấy tỷ lệ giữa nam và nữ mắc rối loạn phổ tự kỷ là 4,3/1 vào năm 2016. Khoảng 1 trong số 54 người tham gia nghiên cứu mắc chứng tự kỷ.

Số lượng các trường hợp được phát hiện là mắc rối loạn phổ tự kỷ đang gia tăng. Các yếu tố về môi trường được tìm thấy là có liên quan đến sự gia tăng này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự gia tăng này có liên quan đến việc trẻ được đi khám sớm và được chẩn đoán nhiều hơn trong những năm gần đây khi so sánh tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở các tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ thường biểu hiện rất rõ ràng trong thời thơ ấu, từ 12 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn.

Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm chậm phát triển ngôn ngữ hoặc tương tác xã hội.

Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần, Ấn bản thứ Năm (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5) chia các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ thành hai loại:

  • Gặp các vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội
  • Các kiểu hành vi hoặc hoạt động bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại

Để được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, bệnh nhân phải trải qua các triệu chứng này.

Gặp các vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội

Rối loạn phổ tự kỷ có thể liên quan đến một loạt các vấn đề về giao tiếp, triệu chứng này có thể được phát hiện trước 5 tuổi.

Đây là một quá trình diễn tiến theo thời gian chung mô tả về những gì xảy ra khi mắc rối loạn phổ tự kỷ:

Từ khi sinh ra: khó duy trì giao tiếp bằng mắt

  • Đến 9 tháng: không trả lời khi được gọi tên
  • Đến 9 tháng: không thể hiện nét mặt phản ánh cảm xúc (như ngạc nhiên hoặc tức giận)
  • Đến 12 tháng: không tham gia vào các trò chơi tương tác cơ bản, như ú òa hoặc vỗ tay
  • Đến 12 tháng: không sử dụng (hoặc chỉ sử dụng một vài) cử chỉ tay, như vẫy tay
  • Đến 15 tháng: không chia sẻ sở thích của mình với người khác (chẳng hạn bằng cách cho ai đó xem một món đồ chơi yêu thích)
  • Đến 18 tháng: không chỉ hoặc nhìn vào nơi người khác chỉ
  • Đến 24 tháng: không để ý khi người khác tỏ ra buồn bã hoặc tổn thương
  • Đến 30 tháng: không tham gia vào “trò chơi giả vờ”, như chăm sóc búp bê hoặc chơi với các bức tượng nhỏ
  • Đến 60 tháng tuổi: không chơi các trò đuổi bắt.

Ngoài ra, trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc hoặc hiểu cảm xúc của người khác bắt đầu từ 36 tháng.

Khi lớn, trẻ có thể gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc kỹ năng giao tiếp rất hạn chế. Một số trẻ tự kỷ khác có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ với tốc độ không đồng đều. Ví dụ, nếu có một chủ đề cụ thể mà trẻ rất quan tâm, trẻ có thể phát triển vốn từ vựng rất mạnh để nói về chủ đề đó. Nhưng trẻ có thể gặp khó khăn khi giao tiếp về những thứ khác.

Khi trẻ tự kỷ bắt đầu nói chuyện, chúng cũng có thể nói với một giọng điệu khác thường, có thể từ the thé và giống như như hát, hoặc có thể tăng âm điệu đến rôm rả hoặc duy trì âm điệu bằng bằng.

Trẻ cũng có thể có dấu hiệu của chứng tăng đọc, bao gồm khả năng có thể đọc vượt quá những gì mong đợi ở độ tuổi của trẻ. Trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể học đọc sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa về có sự phát triển bình thường về thần kinh, đôi khi ngay từ 2 tuổi. Nhưng chúng có xu hướng không hiểu những gì chúng đang đọc.

Mặc dù chứng tăng khả năng đọc không phải lúc nào cũng đi kèm với bệnh tự kỷ, nhưng một nghiên cứu cho thấy gần 84% trẻ em mắc chứng tăng khả năng đọc có rối loại phổ tự kỷ.

Khi tương tác với người khác, trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc và sở thích của mình với người khác hoặc khó duy trì cuộc trò chuyện qua lại. Giao tiếp phi ngôn ngữ, như duy trì giao tiếp bằng mắt hoặc ngôn ngữ cơ thể, cũng có thể vẫn còn khó khăn đối với những trẻ này.

Những khó khăn trong việc giao tiếp có thể kéo dài suốt tuổi trưởng thành.

Các kiểu hành vi hoặc hoạt động bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại

Ngoài các vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội nêu trên, bệnh tự kỷ còn bao gồm các triệu chứng liên quan đến vận động và hành vi của cơ thể.

Các dấu hiệu này có thể bao gồm:

  • Những vận động lặp đi lặp lại, như lắc lư, vỗ tay, quay hoặc chạy tới chạy lui.
  • Xếp các đồ vật, chẳng hạn như đồ chơi, theo thứ tự nghiêm ngặt và khó chịu khi trật tự đó bị xáo trộn.
  • Luôn có các thói quen cố định, chẳng hạn như những thói quen nhất định phải thực hiện trước khi đi ngủ hoặc đến trường.
  • Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ mà trẻ nghe ai đó nói đi nói lại
  • Khó chịu vì những thay đổi nhỏ
  • Tập trung chăm chú vào các bộ phận của đồ vật, chẳng hạn như bánh xe của một chiếc xe tải đồ chơi hoặc tóc của một con búp bê
  • Phản ứng bất thường với một số tác động tới giác quan, như âm thanh, mùi và vị
  • Sở thích ám ảnh
  • Khả năng đặc biệt, như tài năng âm nhạc hoặc khả năng ghi nhớ

Những đặc điểm khác

Một số trẻ mắc chứng tự kỷ có thể gặp các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Kỹ năng vận động, ngôn ngữ hoặc nhận thức bị hạn chế
  • Co giật
  • Các triệu chứng tiêu hóa, như táo bón hoặc tiêu chảy
  • Lo lắng hoặc căng thẳng quá mức
  • Mức độ sợ hãi bất thường (cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến)
  • Hành vi hiếu động, thiếu chú ý hoặc bốc đồng
  • Phản ứng cảm xúc bất ngờ
  • Thói quen hoặc sở thích ăn uống bất thường
  • Kiểu ngủ bất thường

Triệu chứng kích thích là gì?

“Kích thích” là một thuật ngữ dùng để mô tả các hành vi tự kích thích, thường liên quan đến các chuyển động hoặc lời nói lặp đi lặp lại.

Ví dụ: trẻ có thể vỗ tay, xoa một đồ vật hoặc lặp lại một cụm từ. Dấu hiện này thường liên quan đến những người mắc chứng tự kỷ, nhưng hầu như tất cả mọi người đều biểu hiện một số trạng thái kích thích giống nhau, như xoa hai tay vào nhau hay cắn móng tay.

Đối với người tự kỷ, trạng thái tự kích thích đôi khi có thể cản trở cuộc sống hàng ngày hoặc gây tổn hại về thể chất. Nhưng nó cũng có thể đóng vai trò như một cơ chế đối phó hữu ích với tình trạng cảm xúc quá tải hoặc xử lý các tình huống không thoải mái.

Tìm hiểu thêm về trạng thái kích thích và các biểu hiện.

CHỨNG TỰ KỶ ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?

Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần, Ấn bản thứ Năm (DSM-5) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association – APA) xuất bản. Các bác sĩ lâm sàng sử dụng tiêu chuẩn này để chẩn đoán một số rối loạn tâm thần.

Phiên bản thứ năm gần đây nhất của cuốn sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần đã được phát hành vào năm 2013. Dựa theo ấn phẩm này, 05 phân loại rối loạn phổ tự kỷ khác nhau được đề cập, bao gồm:

  • Có hoặc không kèm theo thiểu năng trí tuệ
  • Có hoặc không kèm theo rối loạn ngôn ngữ
  • Liên quan đến tiền sử bệnh tật hoặc di truyền đã biết trước đó, hoặc yếu tố môi trường
  • Liên quan đến rối loạn phát triển tâm thần kinh, hoặc rối loạn hành vi
  • Mắc hội chứng căng trương lực (catatonia), là một rối loạn tâm thần và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển bình thường.

Một người mắc chứng tự kỷ có thể được chẩn đoán và phân loại vào một hoặc nhiều phân nhóm trên đây.

Trước khi ra đời sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần – Ấn bản thứ Năm, người mắc chứng tự kỷ có thể đã được chẩn đoán:

Điều quan trọng cần lưu ý là trẻ được phân loại thuộc vào một trong những chẩn đoán trước đó, sẽ không thay đổi hoặc tiến triển thành phân nhóm khác theo thời gian và sẽ không cần phải đánh giá lại.

Theo sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần – Ấn bản thứ Năm, chẩn đoán rộng hơn về rối loạn phổ tự kỷ bao gồm các tình trạng như hội chứng Asperger. Tìm hiểu thêm về hội chứng Asperger và các phân loại cũ khác về bệnh tự kỷ.

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH TỰ KỶ?

Nguyên nhân chính xác của rối loạn phổ tự kỷ vẫn chưa được biết rõ. Một nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy không có bất kỳ một nguyên nhân duy nhất nào gây ra chứng rối loạn này.

Một số yếu tố nguy cơ đối với chứng rối loạn phổ tự kỷ bao gồm:

  • Trong gia đình có một thành viên trước đó đã mắc chứng tự kỷ
  • Do một số đột biến gen
  • Hội chứng X dễ gãy (fragile X syndrome) là một bất thường di truyền trong nhiễm sắc thể x dẫn tới khuyết tật về trí tuệ và rối loạn hành vi; và những rối loạn di truyền khác
  • Được sinh ra từ bố mẹ lớn tuổi
  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Mất cân bằng trao đổi chất
  • Tiếp xúc với kim loại nặng và độc tố môi trường
  • Tiền sử mẹ bị nhiễm virus
  • Thai nhi tiếp xúc với thuốc axit valproic hoặc thalidomide (Thalomid)

Theo Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về những Rối Loạn Hệ Thần Kinh và Đột Quỵ (National Institute of Neurological Disorders and Stroke – NINDS), cả hai yếu tố di truyền và môi trường đều có thể ảnh hưởng đến việc liệu một người có thể mắc rối loại phổ tự kỷ hay không.

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn, mới, đã kết luận rằng vắc-xin không gây ra rối loại phổ tự kỷ.

Một nghiên cứu gây tranh cãi năm 1998 đã đề xuất mối liên hệ giữa bệnh tự kỷ và vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR). Tuy nhiên, nghiên cứu đó đã bị một nghiên cứu khác bác bỏ và cuối cùng đã bị rút lại vào năm 2010. Đọc thêm về bệnh tự kỷ và các yếu tố nguy cơ.

NHỮNG ĐÁNH GIÁ/XÉT NGHIỆM NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH TỰ KỶ?

Việc chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ bao gồm:

  • Sàng lọc rối loạn phát triển tâm thần
  • Xét nghiệm di truyền
  • Bài kiểm tra đánh giá

Sàng lọc rối loạn phát triển tâm thần

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP) khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên được kiểm tra rối loạn phổ tự kỷ ở độ tuổi 18 và 24 tháng.

Việc sàng lọc có thể giúp xác định rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em sớm hơn. Sẽ rất có lợi nếu trẻ được chẩn đoán và hỗ trợ sớm.

Bảng kiểm sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ trẻ nhỏ có hiệu chỉnh (Modified Checklist for Autism in Toddlers – M-CHAT) là một công cụ sàng lọc phổ biến mà nhiều phòng khám nhi khoa hoặc cơ sở y tế sử dụng. Phụ huynh sẽ điền vào bản khảo sát gồm 23 câu hỏi. Sau đó, các bác sĩ nhi khoa có thể sử dụng các câu trả lời để giúp xác định những trẻ có nguy cơ cao mắc rối loạn phổ tự kỷ

Điều quan trọng cần lưu ý là kết quả sàng lọc không phải là kết quả chẩn đoán cuối cùng. Trẻ có thể có kết quả dương tính từ việc sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ nhưng kết quả này không phải là chẩn đoán cuối cùng. Ngoài ra, kết quả khám sàng lọc không phải lúc nào cũng chính xác với tất cả trẻ mắc chứng tự kỷ.

Các công cụ sàng lọc và xét nghiệm khác

Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các xét nghiệm/đánh giá về chứng tự kỷ, bao gồm:

  • Xét nghiệm ADN về bệnh di truyền
  • Đánh giá hành vi
  • Kiểm tra hình ảnhâm thanh để loại trừ bất kỳ vấn đề nào về thị giác và thính giác không liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ
  • Sàng lọc hoạt động trị liệu
  • Đánh giá bằng bộ câu hỏi khảo sát rối luạn phát triển tâm thần, chẳng hạn như Bảng quan sát chẩn đoán tự kỷ, tái bản lần thứ hai (Autism Diagnostic Observation Schedule, Second Edition – ADOS-2)

Chẩn đoán xác định

Một nhóm các chuyên gia có thể tham gia đưa ra chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ. Đội ngũ này có thể bao gồm:

  • Nhà tâm lý học trẻ em
  • Nhà hoạt động trị liệu
  • Nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và lời nói

Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm đánh giá mà các chuyên gia này sử dụng để chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ.

HỖ TRỢ CHO NGƯỜI MẮC CHỨNG TỰ KỶ

Không có “phương pháp điều trị” chuyên biệt nào cho rối loạn phổ tự kỷ. Thay vào đó, đối với một số người mắc chứng tự kỷ, các liệu pháp hỗ trợ có thể giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn hoặc giảm bớt một số triệu chứng nhất định.

Nhiều phương pháp hỗ trợ liên quan đến các liệu pháp tâm lý như:

Mát-xa, các bài tập với quần áo và chăn có trọng lượng nặng, và các kỹ thuật thiền định cũng có thể giúp một số người tự kỷ kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, kết quả sẽ khác nhau. Một số người có thể đáp ứng tốt với một số cách tiếp cận nhất định, trong khi những người khác thì không.

Biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài ra, còn có một số biện pháp hỗ trợ khác có thể kết hợp các liệu pháp điều trị sẵn có. Những biện pháp hỗ trợ khác này bao gồm :

Trước khi áp dụng vào bất kỳ liệu pháp thay thế nào, cha mẹ và người chăm sóc nên cân nhắc chi phí tham gia và tài chính để có thể thực hiện và duy trì cho trẻ.

Khi nghi ngờ về liệu pháp hỗ trợ điều trị, tốt nhất bạn nên nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Tìm hiểu thêm về các biện pháp hỗ trợ cho bệnh tự kỷ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH TỰ KỶ?

Không có chế độ ăn cụ thể nào được thiết kế cho người tự kỷ. Tuy nhiên, một số người ủng hộ chứng tự kỷ nên được quan tâm và điều chỉnh trong chế độ ăn uống, như một cách giúp giảm thiểu các vấn đề về hành vi và tăng chất lượng cuộc sống nói chung.

Nguyên lý của việc quản lý chế độ ăn uống cho những người mắc chứng tự kỷ là tránh các chất phụ gia nhân tạo. Bao gồm các:

Thay vào đó, một chế độ ăn cho những người mắc chứng tự kỷ có thể tập trung vào các nhóm thực phẩm, như:

Một số quan điểm cũng tán thành chế độ ăn không có gluten cho những người chứng tự kỷ. Gluten protein được tìm thấy trong:

Những người ủng hộ quan điểm này tin rằng gluten có thể gây ra viêm và phản ứng bất lợi cho cơ thể ở một số người mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học trước đây vẫn chưa tìm ra những bằng chứng về mối quan hệ giữa bệnh tự kỷ, gluten và một loại protein khác được biết đến là casein.

Một số nghiên cứu và bằng chứng mang tính giá trị khác đã gợi ý rằng chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder – ADHD), một tình trạng có thể tương tự như bệnh tự kỷ. Tìm hiểu thêm về chế độ ăn kiêng ADHD.

BỆNH TỰ KỶ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?

Trẻ tự kỷ có thể không đạt được các mốc phát triển giống như các bạn đồng trang lứa, hoặc chúng có thể biểu hiện hạn chế hoặc mất các kỹ năng tương tác xã hội hoặc ngôn ngữ cần đạt được ở những mốc phát triển tương ứng.

Chẳng hạn, một đứa trẻ 2 tuổi không mắc chứng tự kỷ có thể tỏ ra thích thú với những trò chơi giả tưởng đơn giản. Một đứa trẻ 4 tuổi không mắc chứng tự kỷ có thể thích tham gia vào các hoạt động với những đứa trẻ khác. Một đứa trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn khi tương tác với người khác hoặc hoàn toàn không thích điều đó.

Trẻ tự kỷ cũng có thể biểu hiện các hành vi lặp đi lặp lại, khó ngủ hoặc tự ép mình ăn những thứ không phải thực phẩm. Họ có thể thấy khó chịu nếu không có môi trường có cấu trúc hoặc thói quen nhất quán.

Nếu con bạn mắc chứng tự kỷ, bạn có thể phải hợp tác chặt chẽ với giáo viên để đảm bảo trẻ có thể tham gia vào việc học tập.

Có nhiều nguồn lực để giúp đỡ trẻ tự kỷ cũng như sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình. Các nhóm hỗ trợ địa phương có thể được tìm thấy thông qua tổ chức phi lợi nhuận ở các quốc gia khác nhau về hỗ trợ bệnh nhân tự kỷ.

Tự kỷ và luyện tập thể dục

Đối với trẻ tự kỷ, một số bài tập nhất định có thể giúp giảm bớt sự thất vọng và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.

Bất kỳ loại bài tập nào mà con bạn thích đều có thể mang lại lợi ích. Đi bộ và chỉ đơn giản là vui chơi trên sân chơi đều lý tưởng.

Bơi lội và các hoạt động dưới nước khác có thể vừa là luyện tập và vừa là hoạt động vui chơi cảm giác. Các hoạt động vui chơi tạo cảm giác có thể giúp những người tự kỷ gặp khó khăn trong việc xử lý tín hiệu từ các giác quan của họ.

Đôi khi các môn thể thao tiếp xúc có thể gây khó khăn cho trẻ tự kỷ. Thay vào đó, bạn có thể khuyến khích trẻ thực hiện các dạng bài tập thử thách như tăng cường sức mạnh khác. Bắt đầu với những lời khuyên này về vòng tròn cánh tay, nhảy sao và các bài tập tự kỷ khác cho trẻ em.

TỰ KỶ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BÉ GÁI NHƯ THẾ NÀO?

Vì tỷ lệ này cao hơn ở các bé trai nên rối loạn phổ tự kỷ thường được coi là “bệnh của các bé trai”.

Theo một nghiên cứu năm 2020 về 11 khu vực trên khắp Hoa Kỳ, chứng tự kỷ được được phát hiện hơn 4,3 lần ở các bé trai 8 tuổi so với các bé gái 8 tuổi. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ năm 2016.

Một đánh giá tài liệu năm 2017 đã kết luận rằng tỷ lệ nam/nữ đối với thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ tương ứng với với tỷ lệ 3/1.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là rối loạn phổ tự kỷ không xảy ra ở trẻ em gái. Rối loạn phổ tự kỷ có thể đơn giản biểu hiện khác nhau ở trẻ em gái và phụ nữ.

So với những thập kỷ gần đây, rối loạn phổ tự kỷ hiện đang được nghiên cứu ở những độ tuổi nhỏ hơn và đánh giá thường xuyên hơn. Điều này dẫn đến tỷ lệ được báo cáo cao hơn ở cả bé trai và bé gái.

TỰ KỶ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Các gia đình có người thân mắc chứng tự kỷ có thể sẽ lo lắng về cuộc sống của họ khi trưởng thành.

Một số người trưởng thành mắc chứng tự kỷ tiếp tục sống hoặc làm việc độc lập. Những người khác có thể yêu cầu hỗ trợ hoặc hỗ trợ liên tục trong suốt cuộc đời của họ. Mức độ bệnh tật của người tự kỷ là khác nhau.

Đôi khi những người mắc chứng tự kỷ không được chẩn đoán cho đến rất lâu sau này trong cuộc đời.

Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để nhận được chẩn đoán. Hãy đọc bài viết này nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng tự kỷ ở người trưởng thành.

TẠI SAO NHẬN THỨC VỀ BỆNH TỰ KỶ LẠI QUAN TRỌNG?

Ngày 2 tháng 4 hàng năm được công nhận là “Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ” (World Autism Awareness Day – WAAD). Tháng 4 còn được gọi là Tháng Nhận thức về Tự kỷ ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ cộng đồng đã kêu gọi đúng đắn về nhu cầu nâng cao nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ trong suốt cả năm, không chỉ trong 30 ngày được chọn.

Hiệp hội Tự kỷ Hoa Kỳ và những người ủng hộ khác thậm chí đã đề xuất rằng tháng Tư được chỉ định là Tháng Chấp nhận Tự kỷ để thay thế.

Sự chấp nhận tự kỷ đòi hỏi sự đồng cảm và hiểu rằng rối loạn phổ tự kỷ là khác nhau đối với mọi người.

Một số liệu pháp và phương pháp tiếp cận có thể hiệu quả với một số người nhưng không hiệu quả với những người khác. Cha mẹ và người chăm sóc cũng có thể có những ý kiến khác nhau về trẻ tự kỷ.

Hiểu biết về chứng tự kỷ và người mắc chứng tự kỷ bắt đầu từ nhận thức, nhưng không dừng lại ở đó. Hãy xem câu chuyện của một người cha về “nỗi thất vọng” của anh ấy với nhận thức về chứng tự kỷ.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ATTENTION DEFICIT HYPERACTIVITY DISORDER – ADHD)?

Rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý đôi khi bị nhầm lẫn với nhau.

Trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý thường gặp các vấn đề về bồn chồn, tập trung và duy trì giao tiếp bằng mắt với người khác. Những triệu chứng này cũng thấy ở một số người tự kỷ.

Mặc dù có một số điểm tương đồng, nhưng rối loạn tăng động giảm chú ý không được coi là một chứng rối loạn phổ. Một điểm khác biệt lớn giữa hai loại này là những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý không có xu hướng thiếu các kỹ năng giao tiếp xã hội.

Nếu bạn nghĩ rằng con mình có thể hiếu động thái quá, hãy nói chuyện với bác sĩ của chúng về khả năng kiểm tra rối loạn tăng động giảm chú ý. Nhận được chẩn đoán rõ ràng là điều cần thiết để đảm bảo rằng con bạn đang nhận được sự hỗ trợ phù hợp.

Cũng có thể một người mắc cả chứng tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý. Khám phá mối quan hệ giữa chứng tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý đôi khi bị nhầm lẫn với nhau.

ĐỊNH HƯỚNG CHO NGƯỜI TỰ KỶ LÀ GÌ?

Các liệu pháp hiệu quả nhất liên quan đến hỗ trợ hành vi sớm và chuyên sâu. Trẻ tự kỷ nên được đăng ký vào các chương trình hỗ trợ đặc biệt càng sớm thì tiến triển của chúng trong tương lai sẽ càng tốt hơn.

Hãy nhớ rằng rối loạn phổ tự kỷ rất phức tạp. Người tự kỷ cần có thời gian – dù là trẻ em hay người lớn – để tìm ra chương trình hỗ trợ phù hợp nhất cho họ.

Link bài dịch: 

  • Everything You Need to Know About Autism Spectrum Disorder (ASD)

https://www.healthline.com/health/autism

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *