Những điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Những điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một căn bệnh gây tổn thương phổi theo thời gian. Tình trạng này có thể bắt đầu với các triệu chứng nhẹ và sau đó trở nên tồi tệ hơn. Việc điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH LÀ GÌ?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thường được gọi là COPD, là một nhóm các bệnh phổi tiến triển.

Phổ biến nhất của các bệnh này là khí phế thũngviêm phế quản mãn tính. Nhiều người mắc COPD bao gồm cả hai tình trạng này.

Khí phế thũng phá hủy dần các túi khí trong phổi, làm cản trở luồng không khí đi ra ngoài. Viêm phế quản gây viêm và thu hẹp các ống phế quản, tạo điều kiện cho chất nhầy tích tụ.

Người ta ước tính rằng có khoảng 30 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh COPD. Có đến một nửa không biết rằng họ đang mắc phải căn bệnh này.

Nếu không được điều trị, COPD có thể dẫn đến bệnh tiến triển nhanh hơn, và dễ mắc phải các vấn đề về tim mạch và nhiễm trùng đường hô hấp nặng hơn.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA COPD LÀ GÌ?

COPD khiến bạn khó thở hơn. Lúc đầu, các triệu chứng có thể nhẹ, bắt đầu bằng ho ngắt quãng và khó thở gia tăng. Khi tình trạng bệnh lý này tiến triển nặng hơn, các triệu chứng có thể trở nên liên tục hơn đến mức có thể ngày càng khó thở.

Bạn có thể bị thở khò khè và tức ngực hoặc tiết ra quá nhiều đờm. Một số người bị COPD có các đợt cấp tính với các triệu chứng nghiêm trọng bùng phát.

Triệu chứng ban đầu

Lúc đầu, các triệu chứng của COPD có thể khá nhẹ. Bạn có thể nhầm chúng với cảm lạnh.

Các triệu chứng ban đầu bao gồm:

  • Thỉnh thoảng khó thở, đặc biệt là sau khi tập thể dục.
  • Ho nhẹ nhưng thường xuyên tái phát.
  • Hắng giọng thường xuyên, đặc biệt là mỗi khi thức dậy vào buổi sáng.

Bạn có thể bắt đầu thực hiện những thay đổi nhỏ, chẳng hạn như tránh leo cầu thang và bỏ qua các hoạt động thể chất.

Triệu chứng nặng

Các triệu chứng có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi phổi bị thương tổn nặng nề, bạn có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Khó thở, ngay cả sau khi tập thể dục nhẹ như đi bộ lên cầu thang
  • Thở khò khè, là một kiểu thở có âm vực cao hơn, đặc biệt là khi thở ra
  • Tức ngực
  • Ho mãn tính, có hoặc không có chất nhầy
  • Cần làm sạch chất nhầy từ phổi của bạn mỗi ngày
  • Cảm lạnh thường xuyên, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác
  • Mệt mỏi, kiệt sức

Trong các giai đoạn sau của COPD, một số triệu chứng cũng có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc chân
  • Giảm cân
  • Các triệu chứng có thể tồi tệ hơn nhiều nếu bạn hiện đang hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.

Tìm hiểu thêm về các triệu chứng của COPD.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH COPD?

Hầu hết những người mắc COPD đều thuộc độ tuổi ít nhất là 40 và có tiền sử hút thuốc. Nếu hút thuốc lá càng lâu và càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của bạn càng cao.

Ngoài khói thuốc lá, khói xì gà, khói thuốc lào và khói thuốc thụ động có thể gây bệnh COPD. Nguy cơ mắc bệnh COPD càng cao nếu bạn bị hen suyễn và hút thuốc.

Nguyên nhân khác

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể xuất hiện hoặc tiến triển nặng hơn nếu tiếp xúc với hóa chất và khói bụi tại nơi làm việc. Tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí và hít phải bụi cũng có thể gây ra bệnh COPD.

Tại các nước đang phát triển, cùng với khói thuốc lá, nhà cửa thường được thông gió kém, buộc các gia đình phải hít thở khói từ việc đốt nhiên liệu dùng để nấu ăn và sưởi ấm. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh. 

Tình trạng bệnh lý này có thể liên quan đến di truyền . Ước tính có tới 5% những người bị COPD bị thiếu hụt một loại protein gọi là alpha-1-antitrypsin.

Sự thiếu hụt này làm cho tình trạng của phổi xấu đi và cũng có thể ảnh hưởng đến gan. Cũng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền liên quan khác.

CHẨN ĐOÁN COPD

Không có xét nghiệm đặc hiệu dành riêng cho COPD. Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, khám sức khỏe và kết quả xét nghiệm.

Khi đi khám, hãy trao đổi với bác sĩ tất cả các triệu chứng của bạn. Hãy cho bác sĩ biết nếu:

  • Bạn là người hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc
  • Bạn đang tiếp xúc với các chất kích thích phổi trong công việc
  • Bạn đang tiếp xúc với rất nhiều khói thuốc lá thụ động
  • Bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh COPD
  • Bạn bị hen suyễn hoặc các tình trạng hô hấp khác
  • Bạn đang sử dụng loại thuốc nào đó mua tự do hoặc theo đơn

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ nghe tim phổi. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm sau để có được thông tin tổng thể về tình trạng của bạn:

  • Đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế là một nghiệm pháp không xâm lấn để đánh giá chức năng phổi. Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ hít một hơi thật sâu rồi thổi vào một ống nối với phế dung kế.
  • Một số xét nghiệm thăm dò hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang ngực hoặc chụp CT. Những hình ảnh thăm dò này có thể cung cấp cái nhìn chi tiết về phổi, mạch máu và tim của bạn.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch. Điều này liên quan đến việc lấy mẫu máu từ động mạch để đo lượng oxy trong máu, carbon dioxide và các mức quan trọng khác.

Những xét nghiệm này có thể giúp xác định xem bạn có bị COPD hay một tình trạng khác, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh phổi hạn chế hoặc suy tim.

Tìm hiểu thêm về cách chẩn đoán COPD.

ĐIỀU TRỊ COPD

Điều trị có thể làm giảm đi các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng và nói chung là làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Phương án điều trị cho bệnh lý COPD có thể bao gồm việc thăm khám với một bác sĩ chuyên khoa về hô hấp và điều trị với các phương pháp vật lý trị liệu cải thiện tình trạng hô hấp.

Liệu pháp oxy

Nếu mức oxy trong máu của bạn quá thấp, bạn có thể nhận thêm oxy qua mặt nạ hoặc ống thông mũi để giúp bạn thở tốt hơn. Một thiết bị di động có thể giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được dành riêng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nghiêm trọng hoặc khi các phương pháp điều trị khác không thành công, điều này thường xảy ra khi bạn mắc một dạng khí phế thũng nặng.

Một loại phẫu thuật được gọi là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong thủ thuật này, các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các khoảng không khí lớn, bất thường (bọng khí) ra khỏi phổi.

Một cách khác là phẫu thuật giảm thể tích phổi, loại bỏ mô phổi trên bị tổn thương. Phẫu thuật giảm thể tích phổi có thể có hiệu quả trong việc cải thiện hơi thở, nhưng rất ít bệnh nhân trải qua thủ thuật quan trọng và khá rủi ro này.

Ghép phổi là một lựa chọn trong một số trường hợp. Ghép phổi có thể điều trị khỏi bệnh COPD hiệu quả, nhưng có nhiều rủi ro.

Có một phương pháp ít xâm lấn hơn để cải thiện hiệu suất của luồng không khí ở những người bị khí phế thũng nghiêm trọng được gọi là van nội phế quản, là van một chiều giúp chuyển hướng không khí được hít vào vùng phổi khỏe mạnh và tránh xa vùng phổi bị tổn thương, để vùng này không hoạt động.

Vào năm 2018, một thiết bị van nội phế quản có tên là van nội phế quản Zephyr đã được FDA chấp thuận và đã được chứng minh là cải thiện chức năng phổi, khả năng tập thể dục và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mắc bệnh khí phế thũng.

Thay đổi lối sống

Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ hỗ trợ phù hợp.

Bất cứ khi nào có thể, hãy tránh khói thuốc thụ động và khói hóa chất.

Ăn đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn để thiết lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về mức độ luyện tập thể dục nào là an toàn dành cho bạn.

Tìm hiểu thêm về các lựa chọn điều trị khác nhau cho COPD.

THUỐC ĐIỀU TRỊ COPD

Thuốc có thể làm giảm các triệu chứng và cắt giảm các đợt bùng phát. Có thể mất thời gian thử nghiệm để tìm ra loại thuốc và liều lượng phù hợp nhất với bạn, dưới đây là một số lựa chọn:

Thuốc giãn phế quản dạng hít

Các loại thuốc được gọi là thuốc giãn phế quản giúp nới lỏng các cơ bị thắt chặt trong đường thở của bạn. Chúng thường được dùng qua ống hít hoặc máy phun sương.

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Bạn chỉ nên sử dụng chúng khi bạn cần. Có một số loại thuốc tác dụng kéo dài mà bạn có thể sử dụng hàng ngày, thương kéo dài hiệu quả khoảng 12 giờ.

Đối với những người bị COPD cảm thấy khó thở hoặc khó thở khi gắng sức, Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ đặc biệt khuyên dùng thuốc đồng vận beta 2 tác dụng dài (long-acting-beta-agonist – LABA) kết hợp với thuốc thuốc kháng muscarinic tác dụng kéo dài (long-acting muscarinic antagonist – LAMA).

Những thuốc giãn phế quản này hoạt động bằng cách làm giãn các cơ bị thắt chặt trong đường thở, giúp mở rộng đường thở của bạn để không khí đi qua tốt hơn. Các loại thuốc này cũng giúp cơ thể bạn loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi. Hai loại thuốc giãn phế quản này có thể được dùng kết hợp bằng ống hít hoặc bằng máy phun sương.

Dưới đây là danh sách các liệu pháp điều trị giãn phế quản LABA/LAMA được khuyến nghị:

  • Aclidinium/formoterol
  • Glycopyrrolate/formoterol
  • Tiotropium/olodaterol
  • Umeclidinium/vilanterol

Corticoid

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài thường được kết hợp với glucocorticosteroid dạng hít. Một glucocorticosteroid có thể làm giảm viêm trong đường thở và giảm tiết chất nhầy.

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài có thể làm giãn cơ đường thở để giúp đường thở giãn rộng hơn. Corticosteroid cũng có sẵn ở dạng thuốc viên.

Thuốc ức chế phosphodiesterase-4

Loại thuốc này có thể được dùng ở dạng viên để giúp giảm viêm và thư giãn đường thở. Nó thường được kê đơn cho bệnh nhân mắc COPD nặng kèm theo viêm phế quản mãn tính.

Theophylin

Thuốc này làm giảm tức ngực và khó thở. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa bùng phát. Loại thuốc này có sẵn ở dạng thuốc viên.

Theophylline là một loại thuốc cũ làm giãn cơ đường thở và có thể gây ra tác dụng phụ. Đây thường không phải là phương pháp điều trị đầu tiên cho liệu pháp điều trị COPD.

Thuốc kháng sinh và thuốc kháng vi-rút

Antibiotics or antivirals may be prescribed when you develop certain respiratory infections.

Vắc-xin

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên tiêm phòng cúm hàng năm, vắc xin phế cầu khuẩntiêm nhắc lại bệnh uốn ván bao gồm bảo vệ khỏi bệnh ho gà (ho gà).

Tìm hiểu thêm về các loại thuốc và thuốc được sử dụng để điều trị COPD.

KHUYẾN NGHỊ VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ COPD

Không có chế độ ăn uống cụ thể cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng quát. Khi tình trạng sức khỏe của bạn ở mức ổn định, bạn càng có khả năng dự phòng các biến chứng và vấn đề sức khỏe khác.

Chọn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng từ những nhóm sau:

  • Rau
  • Hoa quả
  • Hạt
  • Chất đạm
  • Sản phẩm bơ sữa

Ngoài ra, nên kiểm soát việc sử dụng muối. Muối sẽ khiến cơ thể của bạn giữ nước, có thể gây khó thở.

Đồ uống

Uống nhiều nước. Uống ít nhất 6 đến 8 ly nước không chứa caffein mỗi ngày có thể giúp làm loãng dịch nhầy. Điều này có thể làm cho chất nhầy dễ ho ra hơn.

Hạn chế đồ uống chứa caffein vì chúng có thể ảnh hưởng đến thuốc. Nếu bạn có vấn đề về tim, bạn nên uống ít đồ uống loại này hơn, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bạn.

Kiểm soát cân nặng

Duy trì cân nặng phù hợp là rất quan trọng. Bạn cần tiêu hao nhiều năng lượng hơn để thở khi mắc COPD, vì vậy bạn có thể cần nạp nhiều calo hơn. Nhưng nếu bạn thừa cân, phổi và tim của bạn có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Nếu bạn thiếu cân hoặc ốm yếu, ngay cả việc duy trì cơ thể hoạt động bình thường cũng có thể trở nên khó khăn. Nhìn chung, COPD làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và giảm khả năng chống lại các nhiễm trùng.

Thói quen ăn uống

Bụng đầy khiến phổi của bạn khó mở rộng hơn và làm cho bạn bị khó thở. Nếu bạn thấy rằng đang mắc phải vấn đề này, hãy thử các biện pháp khắc phục sau:

Làm sạch đường thở của bạn khoảng một giờ trước bữa ăn.

Cắn những miếng thức ăn nhỏ hơn mà bạn nhai chậm trước khi nuốt.

Đổi ba bữa ăn một ngày thành năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn.

Giảm uống đồ uống cho đến khi kết thúc bữa ăn để bạn cảm thấy ít no hơn trong bữa ăn.

05 lời khuyên về chế độ ăn uống cho những người bị COPD.

Sống chung với COPD

COPD khiến người bệnh phải điều trị và quản lý tình trạng bệnh này suốt đời. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải làm theo lời khuyên của bác sĩ và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Vì phổi của bạn bị suy yếu do COPD nên bạn sẽ cần tránh bất cứ thứ gì có thể làm phổi hoạt động quá mức hoặc gây cơn COPD cấp. Dưới đây là những điều cần cân nhắc khi bạn điều chỉnh lối sống của mình.

  • Tránh hút thuốc lá: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc lá, hãy nói chuyện với bác sĩ về các chương trình cai thuốc lá. Cố gắng tránh khói thuốc thụ động, hơi hóa chất, ô nhiễm không khí và bụi.
  • Tập thể dục: Một bài tập nhỏ mỗi ngày có thể giúp bạn khỏe mạnh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc tập thể dục bao nhiêu là tốt cho bạn.
  • Ăn một chế độ ăn uống các loại thực phẩm bổ dưỡng: Tránh thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều calo và muối nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng.
  • Điều trị các tình trạng bệnh lý khác: Nếu bạn mắc các bệnh mãn tính khác cùng với COPD, điều quan trọng là phải điều trị và quản lý cả những bệnh đó, đặc biệt là bệnh đái tháo đường và bệnh tim.
  • Nhà cửa sạch sẽ: Dọn dẹp và sắp xếp hợp lý ngôi nhà của bạn để bạn tốn ít năng lượng hơn khi làm các công việc gia đình khác. Nếu bạn bị COPD nặng, hãy nhờ người khác giúp đỡ trong công việc hàng ngày.
  • Hãy chuẩn bị cho các đợt COPD cấp tính: Luôn mang theo thông tin liên lạc khẩn cấp của bạn và dán nó lên tủ lạnh của bạn: Bao gồm thông tin về những loại thuốc bạn dùng, cũng như liều lượng. Lập danh sách các số liên lạc khẩn cấp vào điện thoại của bạn.
  • Tìm sự hỗ trợ: Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi nói chuyện với những người khác hiểu mình. Cân nhắc tham gia một nhóm hỗ trợ. Tổ chức COPD cung cấp một danh sách đầy đủ các tổ chức và nguồn lực cho những người mắc bệnh COPD.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA COPD LÀ GÌ?

Một biện pháp đánh giá COPD có thể thông qua đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế. 

Có nhiều hệ thống phân loại khác nhau và một hệ thống phân loại được ứng dụng nhiều là một phần của phân loại GOLD. Phân loại GOLD được sử dụng để xác định mức độ nghiêm trọng của COPD và giúp hình thành kế hoạch tiên lượng và điều trị.

Có bốn tiêu chuẩn VÀNG dựa trên đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế:

  • Cấp độ 1: nhẹ
  • Cấp độ 2: trung bình
  • Cấp độ 3: nặng
  • Cấp độ 4: rất nặng

Điều này dựa trên kết quả kiểm tra phế dung kế theo chỉ số FEV1 của bạn. Đây là lượng không khí bạn có thể thở ra khỏi phổi trong giây đầu tiên của quá trình thở ra bắt buộc. Mức độ nghiêm trọng tăng lên khi FEV1 của bạn giảm.

Phân loại GOLD cũng tính đến các triệu chứng cá nhân và tiền sử các đợt cấp của bạn. Dựa trên thông tin này, bác sĩ của bạn có thể chỉ định một nhóm chữ cái để đọc trong khi bạn thực hiện nghiệm pháp để giúp xác định mức độ COPD của bạn.

Khi bệnh tiến triển, bạn dễ bị biến chứng hơn, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cảm lạnh thông thường, cúm và viêm phổi
  • Vấn đề tim mạch
  • Huyết áp tăng trong động mạch phổi (tăng áp phổi)
  • Ung thư phổi
  • Trầm cảm và lo âu

Tìm hiểu thêm về các giai đoạn khác nhau của COPD.

CÓ MỐI LIÊN QUAN NÀO GIỮA COPD VÀ UNG THƯ PHỔI KHÔNG?

COPD và ung thư phổi là những vấn đề sức khỏe lớn trên toàn thế giới. Hai bệnh này được cho là có liên quan với nhau dựa trên một số điểm.

COPD và ung thư phổi đều có chung một số yếu tố nguy cơ phổ biến. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ số một đối với cả hai bệnh. Cả hai bên trên đều có nhiều khả năng xuất hiện hơn nếu bạn hít phải khói thuốc thụ động, hoặc tiếp xúc với hóa chất hoặc các loại khói khác tại nơi làm việc.

Có thể có yếu tố nguy cơ về di truyền ở những người mắc cả hai bệnh. Ngoài ra, nguy cơ tiến triển bệnh COPD hoặc ung thư phổi tăng theo độ tuổi.

Người ta ước tính vào năm 2009 rằng từ 40 đến 70% những người bị ung thư phổi cũng bị COPD. Nghiên cứu tương tự năm 2009 này đã kết luận rằng COPD là một yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy hai bệnh cảnh trên thực sự có thể là các khía cạnh khác nhau của cùng một căn bệnh và COPD có thể là một yếu tố thúc đẩy ung thư phổi.

Trong một số trường hợp, mọi người không biết mình bị COPD cho đến khi họ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.

Tuy nhiên, mắc COPD không nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư phổi. 

Tìm hiểu thêm về các biến chứng có thể có của COPD.

THỐNG KÊ VỀ BỆNH COPD

Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 65 triệu người bị COPD từ trung bình đến nặng. Khoảng 16 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh COPD.

Hầu hết những người bị COPD đều từ 40 tuổi trở lên.

Phần lớn những người bị COPD là người hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Hút thuốc là yếu tố rủi ro quan trọng nhất có thể thay đổi được.

Trong tối đa 5% những người bị COPD, nguyên nhân là do rối loạn di truyền liên quan đến sự thiếu hụt một loại protein có tên là alpha-1-antitrypsin.

COPD là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện ở các nước công nghiệp hóa. Tại Hoa Kỳ, COPD là nguyên nhân gây ra một số lượng lớn các ca cấp cứu và nhập viện.

Vào năm 2000, người ta ghi nhận rằng đã có hơn 700.000 lượt nhập viện và khoảng 1,5 triệu lượt đến khoa cấp cứu.

COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong do COPD ở phụ nữ cao hơn nam giới mỗi năm.

Người ta dự đoán rằng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh COPD sẽ tăng hơn 150% từ năm 2010 đến năm 2030. Phần lớn trong số đó có thể là do dân số già đi.

Kiểm tra thêm số liệu thống kê về COPD.

KẾT LUẬN

COPD thường làm giảm tuổi thọ, mặc dù có sự khác biệt về tiến triển bệnh ở mỗi người. 

Những người mắc COPD không bao giờ hút thuốc có thể bị giảm tuổi thọ ít hơn, trong khi những người đã từng hút thuốc trước đây và hiện tại đang hút có khả năng bị giảm tuổi thọ nhiều hơn do bệnh. 

COPD có xu hướng tiến triển chậm. Bạn thậm chí có thể không biết bạn có tình trạng của bệnh xuất hiện trong giai đoạn đầu.

Khi bạn đã được chẩn đoán, bạn sẽ cần bắt đầu gặp bác sĩ thường xuyên. Bạn cũng sẽ phải thực hiện các bước để quản lý tình trạng của mình và thực hiện các thay đổi phù hợp với cuộc sống hàng ngày của mình.

Các triệu chứng ban đầu thường có thể được kiểm soát và một số lựa chọn lối sống nhất định có thể giúp bạn duy trì chất lượng cuộc sống tốt trong một thời gian.

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể ngày càng gây hạn chế hoạt động hô hấp. 

Những người mắc bệnh COPD giai đoạn nặng có thể không thể tự chăm sóc bản thân nếu không có sự trợ giúp. Họ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường hô hấp, các vấn đề về tim và ung thư phổi. Họ cũng có thể có nguy cơ bị trầm cảm và lo lắng.

Bên cạnh việc hút thuốc, tiến triển bệnh của bạn phụ thuộc vào mức độ bạn đáp ứng với điều trị và liệu bạn có thể tránh được các biến chứng nghiêm trọng hay không. Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn và cho bạn lời khuyên về những vấn đề có thể xảy ra khi mắc bệnh

Tìm hiểu thêm về tuổi thọ và tiên lượng cho những người mắc bệnh COPD.

Link bài dịch: 

  • Everything You Need to Know About Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD)

https://www.healthline.com/health/copd#What-is-COPD?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *