Thoát vị khe hoành: Triệu chứng, chỉ định phẫu thuật và điều trị

Thoát vị khe hoành: Triệu chứng, chỉ định phẫu thuật và điều trị

Thoát vị khe hoành xảy ra khi phần trên của dạ dày hoặc tạng khác bị đẩy lên qua cơ hoành và vào vùng ngực. Thoát vị khe hoành không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Các triệu chứng thoát vị khe hoành có thể bao gồm chứng ợ nóng, trào ngược dịch axit và đau ngực.

THOÁT VỊ KHE HOÀNH LÀ GÌ?

Thoát vị khe hoành xảy ra khi phần trên của dạ dày đẩy lên qua cơ hoành và vào vùng ngực.

Cơ hoành là một cơ lớn nằm giữa bụng và ngực của bạn. Đây là một cơ lớn hỗ trợ việc thở. Thông thường, dạ dày của bạn nằm dưới cơ hoành, nhưng ở những người bị thoát vị khe hoành, một phần của dạ dày hoặc tạng khác sẽ bị đẩy lên qua cơ. Khoảng mở mà nó di chuyển qua được gọi là khoảng khe hoành.

PHÂN LOẠI THOÁT VỊ KHE HOÀNH

Nhìn chung có hai loại thoát vị hoành: thoát vị trượt và thoát vị cố định, hoặc thoát vị cận thực quản.

Thoát vị trượt

Đây là loại thoát vị khe hoành phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi dạ dàythực quản của bạn trượt vào và ra khỏi ngực thông qua chỗ thoát bị. Thoát vị trượt có xu hướng nhỏ. Chúng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và có thể không cần điều trị.

Thoát vị cố định

Loại thoát vị này thường không phổ biến. Tình trạng này còn được gọi là thoát vị cạnh thực quản.

Trong trường hợp thoát vị cố định, một phần dạ dày của bạn đẩy qua cơ hoành và ở lại cố định tại đó mà không thu về. Hầu hết các trường hợp không nghiêm trọng, nhưng có nguy cơ máu chảy vào dạ dày của bạn, hoặc có thể bị tắc nghẽn. Điều này có thể gây hoại tử tổ chức bị thoát vị và được coi là một trường hợp cấp cứu y tế.

TRIỆU CHỨNG CỦA THOÁT VỊ KHE HOÀNH

Thoát vị khe hoành cố định hiếm khi gây ra các triệu chứng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, chúng thường do axit dạ dày, mật hoặc không khí xâm nhập vào thực quản của bạn gây ra. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

PHẪU THUẬT THOÁT VỊ HOÀNH

Điều trị phẫu thuật đôi khi được yêu cầu để xử trí thoát vị khe hoành lớn và điều trị các triệu chứng ợ nóng. Phẫu thuật thoát vị khe hoành được sử dụngf nếu các triệu chứng trào ngược không thể được kiểm soát thành công bằng thuốc hoặc nếu bạn mắc phải một loại thoát vị gọi là thoát vị thực quản khổng lồ (giant esophageal hernia), còn được gọi là dạ dày nâng tới ngực (intrathoracic stomach).

Các loại phẫu thuật

Mặc dù thoát vị khe hoành thường có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc, nhưng một số người có thể cần phẫu thuật để điều trị thoát vị khe hoành. 

Phẫu thuật để xử lý thoát vị khe hoành có thể bao gồm các kỹ thuật gồm thắt chặt cơ hoành và kéo dạ dày từ khoang ngực xuống trở lại vào bụng.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ đề nghị phẫu thuật dựa trên phân loại và giai đoạn thoát vị khe hoành mà bạn đang mắc phải.

Các lựa chọn phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật xử trí khe hoành: Phẫu thuật này sử dụng chỉ khâu và lưới nhân tạo để thắt chặt và giảm kích thước của khe đứt bị phình ra, đó là lỗ ở cơ hoành mà thực quản đi qua trên đường đến dạ dày. Thủ thuật này giúp ngăn không cho dạ dày của bạn phình lên qua chỗ đứt và được sử dụng cho thoát vị khe hoành giai đoạn đầu.
  • Phẫu thuật cuộn đáy vị Nissen: Quy trình này liên quan đến việc sử dụng các mũi khâu để quấn phần trên của dạ dày, được gọi là đáy, xung quanh phần dưới cùng của thực quản để giữ dạ dày ở vị trí bên dưới cơ hoành. Các mũi khâu tạo ra áp lực ở cuối thực quản của bạn, ngăn không cho axit dạ dày và thức ăn trào lên từ dạ dày.
  • Phẫu thuật tạo hình dạ dày Collis-Nissen: Phẫu thuật này được sử dụng để kéo dài thực quản ở những bệnh nhân có dạng thoát vị khe hoành phức tạp hơn do thực quản bị rút ngắn. Trong thủ tục này, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng mô từ phần trên của dạ dày để kéo dài thực quản của bạn.

Tiên lượng sau phẫu thuật

Phẫu thuật xử lý thoát vị khe hoành thường mất từ 2 đến 3 giờ và được thực hiện khi được gây mê toàn thân, vì vậy bạn sẽ ngủ thiếp đi và không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật.

Phẫu thuật điều trị khe thoát vị có thể được thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau:

  • Phẫu thuật mở: Trong phẫu thuật mở, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ thực hiện một vết mổ lớn trên bụng của bạn để tiến hành phẫu thuật.
  • Phẫu thuật nội soi: Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một số vết nhỏ trên bụng của bạn và luồn một ống mỏng có gắn camera nhỏ qua một trong các vết cắt. Dụng cụ phẫu thuật sẽ được đưa vào qua các vết cắt khác. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ sử dụng một màn hình được nối với máy ảnh để xem bên trong dạ dày của bạn và tiến hành phẫu thuật.

Quá trình hồi phục

Bạn có thể ở lại bệnh viện từ 1 đến 2 ngày sau khi giải phẫu. Một số ca phẫu thuật có thể yêu cầu bạn tuân theo chế độ ăn mềm hoặc lỏng và tránh đồ uống có ga trong vài tuần sau phẫu thuật.

Bạn có thể thấy rằng sự thèm ăn của bạn đã giảm sau phẫu thuật và một số bệnh nhân có thể bị tiêu chảy trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật thoát vị.

Nhìn chung không có hạn chế đáng kể nào sau phẫu thuật xử lý thoát vị khe hoành, điều đó có nghĩa là bạn có thể đi bộ, leo cầu thang, quan hệ tình dục hoặc tập thể dục miễn là không đau.

Bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ của bạn sẽ cung cấp các hướng dẫn cụ thể hơn để bạn phục hồi, tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn thực hiện.

LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ KHE HOÀNH

Hầu hết các trường hợp thoát vị khe hoành không cần điều trị. Sự xuất hiện của các triệu chứng thường quyết định phương pháp điều trị. Nếu bạn bị trào ngược axit và ợ nóng, bạn có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu điều trị thuốc không hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn bao gồm:

  • Thuốc kháng axit không cần theo đơn kê của bác sĩ để trung hòa axit dạ dày
  • Thuốc không cần theo đơn kê hoặc thuốc chẹn thụ thể H2 theo toa làm giảm sản xuất axit
  • Thuốc không cần theo đơn kê hoặc thuốc ức chế bơm proton theo đơn để ngăn chặn việc tiết axit, giúp thực quản của bạn có thời gian để chữa lành

Ăn kiêng

Thoát vị khe hoành gây ra các triệu chứng trào ngược axit. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh. Có thể giúp ăn nhiều bữa nhỏ nhiều lần trong ngày thay vì ba bữa lớn. Bạn cũng nên tránh ăn bữa chính hoặc ăn nhẹ trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.

Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị ợ nóng. Cần cân nhắc tránh bao gồm:

  • Thức ăn cay
  • Sô cô la
  • Món ăn làm từ cà chua
  • Cafein
  • Hành
  • Trái cây có múi
  • Rượu bia

Các cách khác để giảm các triệu chứng của bạn bao gồm:

  • Ngừng hút thuốc
  • Nâng đầu giường của bạn lên ít nhất 15 cm
  • Tránh cúi xuống hoặc nằm xuống sau khi ăn

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI THOÁT VỊ KHE HOÀNH

Nguyên nhân chính xác của nhiều thoát vị khe hoành không được biết đến. Ở một số người, chấn thương hoặc tổn thương khác có thể làm suy yếu mô cơ. Điều này giúp dạ dày của bạn có thể đẩy qua cơ hoành.

Một nguyên nhân khác là gây quá nhiều áp lực (lặp đi lặp lại) lên các cơ xung quanh dạ dày của bạn. Điều này có thể xảy ra khi:

  • Ho
  • Nôn mửa
  • Áp lực khi đi tiêu
  • Nâng vật nặng

Một số người cũng được sinh ra với một khe thoát vị lớn bất thường. Điều này làm cho dạ dày di chuyển qua nó dễ dàng hơn.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị khe hoành bao gồm:

Bạn không thể tránh hoàn toàn thoát vị khe hoành, nhưng bạn có thể phòng ngừa tình trạng thoát vị khe hoành trở nên nặng hơn bằng cách:

  • Giảm cân thừa
  • Giảm áp lực khi đi tiêu
  • Nhờ giúp đỡ khi nâng vật nặng
  • Tránh thắt lưng quá chặt và một số bài tập bụng

XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN THOÁT VỊ KHE HOÀNH

Một số xét nghiệm có thể chẩn đoán thoát vị khe hoành.

Chụp X quang cản quang ống tiêu hóa trên với Barium

Bác sĩ có thể cho bạn uống chất lỏng có chứa bari trước khi chụp X-quang. Kỹ thuật X-quang này cung cấp một hình ảnh rõ ràng về đường tiêu hóa trên của bạn. Hình ảnh cho phép bác sĩ nhìn thấy vị trí dạ dày của bạn. Nếu khối khảo sát nhô ra khỏi cơ hoành, bạn đã bị thoát vị khe hoành.

Nội soi

Nội soi là kỹ thuật sẽ đưa một ống mỏng trong cổ họng và đưa nó xuống thực quản và dạ dày của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ có thể xem liệu dạ dày của bạn có đẩy qua cơ hoành hay không. Bất kỳ sự bóp nghẹt hoặc tắc nghẽn nào cũng sẽ được nhìn thấy.

DỰ PHÒNG THOÁT VỊ KHE HOÀNH

Hiện nay, vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây thoát vị khe hoành hoặc cách dự phòng bệnh lý này xuất hiện.

Nhưng một số yếu tố như béo phì và hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng thoát vị khe hoành, do đó, duy trì cân nặng vừa phải và bỏ hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này.

CẤP CỨU Y TẾ

Khối thoát vị bị nghẽn hoặc thoát vị nghẹt có thể chặn lưu lượng máu đến dạ dày hoặc tạng thoát vị của bạn. Đây được coi là một trường hợp cấp cứu y tế. Liên hệ với cấp cứu nếu:

  • Bạn cảm thấy buồn nôn
  • Nôn vọt
  • Bạn không thể xả khí hoặc làm rỗng ruột

Đừng cho rằng thoát vị khe hoành gây đau hoặc khó chịu ở ngực. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim hoặc loét dạ dày tá tràng. Điều quan trọng là gặp bác sĩ của bạn. Chỉ xét nghiệm mới có thể tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (GERD) VÀ THOÁT VỊ HOÀNH LÀ GÌ?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi thức ăn, chất lỏng và axit trong dạ dày của bạn trào ngược lên thực quản. Điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc buồn nôn sau bữa ăn. Những người bị thoát vị khe hoành thường bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những tình trạng này thường xuyên xảy ra cùng nhau. Bạn có thể bị thoát vị khe hoành mà không có trào ngược dạ dày thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản không có thoát vị.

TỔNG KẾT

Nhiều người bị thoát vị khe hoành không có triệu chứng và không cần chăm sóc y tế. Nhưng đối với những người bị thoát vị nghiêm trọng hơn, điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống và trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để xử trí khối thoát vị và giúp giảm các triệu chứng khó chịu như ợ nóng và đau ngực.

Thoát vị khe hoành có thể tái phát sau phẫu thuật. Trong một nghiên cứu năm 2020, tỷ lệ tái phát đối với những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tạo đáy ít xâm lấn là 18%.

Thay đổi lối sống như giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh, bỏ hút thuốc, ăn khẩu phần nhỏ hơn, hạn chế một số loại thực phẩm béo và có tính axit, và ăn các bữa cách nhau ít nhất 3 đến 4 giờ trước khi nằm có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng thoát vị hoành.

Link bài dịch: 

  • Hiatal Hernia

https://www.healthline.com/health/hiatal-hernia

4/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *