Những điều bạn nên biết về sốc nhiệt

Những điều bạn nên biết về sốc nhiệt

Sốc nhiệt (say nắng) là một trường hợp cấp cứu y tế đe dọa tính mạng. Nguyên nhân thường là do ở ngoài trời trong thời tiết quá nóng và ẩm, nhưng cũng có thể do ở trong không gian trong nhà quá nóng.

Sốc nhiệt là loại chấn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất có thể xảy ra. Nguyên nhân là do cơ thể quá nóng đến nhiệt độ cơ thể trung tâm từ 40°C trở lên.

Có hai loại sốc nhiệt:

  • Sốc nhiệt do gắng sức: Loại sốc nhiệt này thường do hoạt động thể chất cường độ cao diễn ra ngoài trời trong thời tiết nóng.
  • Sốc nhiệt không do gắng sức: Loại sốc nhiệt này thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, có bệnh nền như tiểu đường. Sốc nhiệt không do gắng sức có thể xảy ra dần dần trong vài giờ hoặc vài ngày.

Khi không được điều trị kịp thời, sốc nhiệt có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể, trong đó có não bộ. Sốc nhiệt không được điều trị cũng có thể gây tử vong.

Đọc để tìm hiểu các triệu chứng và nguyên nhân của sốc nhiệt cũng như các chiến lược phòng ngừa và điều trị.

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng sốc nhiệt có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc từ từ. Sốc nhiệt luôn là một trường hợp cấp cứu y tế.

Người lớn trên 65 tuổi và trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị sốc nhiệt. Những người tập thể dục hoặc có những công việc đòi hỏi thể chất diễn ra ngoài trời trong thời tiết nóng ẩm cũng vậy. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị sốc nhiệt, vì vậy điều quan trọng là phải biết các triệu chứng.

Các triệu chứng của sốc nhiệt bao gồm:

  • Sốt cao (da có cảm giác nóng khi chạm vào)
  • Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc da khô không đổ mồ hôi (anhidrosis)
  • Chuột rút cơ bắp
  • Mạch và nhịp tim nhanh
  • Huyết áp thấp
  • Thở nhanh
  • Mất thăng bằng
  • Mất phương hướng
  • Có những hành vi thất thường
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Mất nước (khô miệng và khát nước dữ dội)
  • Lượng nước tiểu ít hoặc nước tiểu sẫm màu
  • Suy sụp về thể chất
  • Hôn mê

Triệu chứng sốc nhiệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thiếu khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể một cách hiệu quả.

Sốc nhiệt có thể trở thành một trường hợp cấp cứu y tế tiến triển rất nhanh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • Sốt từ 39,4°C trở lên
  • Mất ý thức
  • Da nóng, khô hoặc đổ mồ hôi
  • Da đỏ, đỏ bừng
  • Mạch nhanh hoặc nhịp tim
  • Hô hấp yếu
  • Thờ ơ hoặc chậm chạp
  • Lú lẫn

Cần tới cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ trẻ bị sốc nhiệt, đặc biệt nếu trẻ đã ở trong môi trường có nhiệt độ cao

NGUYÊN NHÂN

Sốc nhiệt thường xảy ra khi ở trong môi trường rất nóng và ẩm ướt. Uống rượu, không uống đủ nước hoặc mặc quần áo dày hoặc sẫm màu trong môi trường nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như mắc bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh tiểu đường loại 2, có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

Mặc dù không phải là nguyên nhân nhưng tuổi tác có thể là một yếu tố nguy cơ. Trẻ sơ sinh và người lớn trên 65 tuổi khó điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể hơn. Điều này có thể khiến những người trong độ tuổi này dễ bị sốc nhiệt hơn nếu quá nóng xảy ra.

Ở người lớn tuổi, sốc nhiệt có thể dễ xảy ra ở những nơi quá nóng trong nhà hơn là ở ngoài trời. Đến các trung tâm hoặc cơ sở có máy làm mát hoặc lắp quạt và điều hòa không khí có thể giúp bạn tránh được vấn đề này.

KHI NÀO CẦN ĐƯỢC TRỢ GIÚP Y TẾ

Sốc nhiệt là một trường hợp cấp cứu y tế luôn cần được hỗ trợ và điều trị ngay lập tức.

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có các triệu chứng sốc nhiệt và được tìm thấy trong một môi trường như phòng nóng, thiếu không khí hoặc ô tô nóng, hãy gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức.

Các triệu chứng sốc nhiệt cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khẻ liên quan đến nhiệt độ như kiệt sức vì nóng. Có thể khó biết bạn hoặc người mắc bệnh đang gặp phải tình trạng nào. Vì lý do đó, hãy luôn tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức đối với các triệu chứng có thể cho là sốc nhiệt.

SƠ CỨU KHI SỐC NHIỆT

Nếu bạn hoặc người khác đang có các triệu chứng sốc nhiệt, hãy tìm cách có thể để hạ nhiệt độ cơ thể trong khi chờ cấp cứu. Những điều cần làm bao gồm:

  • Di chuyển ra khỏi khu cực có nhiệt độ cao vào phòng máy lạnh hoặc khu vực bóng râm
  • Loại bỏ quần áo dư thừa
  • Ngâm cơ thể bạn trong bồn nước đá hoặc bồn nước lạnh
  • Nếu không thể ngâm nước lạnh, chườm lạnh vào háng, gáy, trán và nách
  • Nếu bạn tỉnh táo và có thể giữ nước, uống nước mát hoặc lạnh hoặc ngậm đá viên

Vẫn nên tìm kiếm sự thăm khá và điều trị y tế, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn sau khi thực hiện các bước này.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Sốc nhiệt thường được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe và đánh giá các triệu chứng. Nếu nghi ngờ hoặc chẩn đoán sốc nhiệt, bác sĩ có thể sẽ theo dõi nhiệt độ của bạn bằng cách sử dụng nhiệt kế trong ống thông Foley, đây là một loại ống thông tiểu. Điều này cho phép giám sát liên tục.

Sau khi bạn nhận được chẩn đoán, phương pháp điều trị được thiết kế để hạ nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ được đưa ra. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau giúp hạ nhiệt độ cơ thể của bạn, chẳng hạn như:

  • Ngâm nước lạnh
  • Làm mát bay hơi, sử dụng nước phun sương và không khí thổi
  • Chăn làm mát
  • Đá gel (túi gel – gel ice pack)
  • Truyền dịch tĩnh mạch được làm mát
  • Rửa bằng nước lạnh (ống thông chứa nước lạnh được đưa vào trực tràng hoặc cổ họng)

Làm mát cơ thể là điều cần thiết để giảm nguy cơ biến chứng do sốc nhiệt như tổn thương tim, não hoặc thận. Nếu bạn bất tỉnh, quá trình làm mát sẽ tiếp tục trong quá trình hồi sức.

Trong quá trình làm mát, nhiệt độ của bạn sẽ được theo dõi liên tục để phát hiện tình trạng hạ thân nhiệt.

Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giãn cơ, có thể được dùng để giảm và nhưng tình trạng run. Run rẩy không kiểm soát có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và nên tránh. Thuốc cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa co giật.

Nếu cần, bạn có thể được truyền dịch tĩnh mạch để điều trị tình trạng mất nước.

Sau khi bạn đã ổn định, bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đề nghị các xét nghiệm để xác định xem cơ hoặc cơ quan nội tạng của bạn có bị tổn thương hay không. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang
  • Điện tâm đồ
  • Xét nghiệm máu để đo nồng độ khí trong máu, natri và kali
  • Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá chức năng thận
  • Xét nghiệm chức năng cơ

Nhiệt độ không ổn định, hoặc khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, thường xảy ra sau sốc nhiệt. Bạn có thể được theo dõi trong bệnh viện trong một hoặc hai ngày, ngay cả khi không có biến chứng nào xảy ra.

PHỤC HỒI

Tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các tình trạng cơ bản của bạn đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Các biến chứng mà bạn có thể gặp phải do sốc nhiệt cũng vậy.

Bạn có thể gặp phải tình trạng nhiệt độ cơ thể dao động nhiều hơn bình thường trong vài tuần. Nghỉ ngơi và tránh gắng sức sẽ giúp phục hồi trong thời gian này, cũng như các biện pháp phòng ngừa giúp giảm nguy cơ tái phát.

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ đề xuất các xét nghiệm theo dõi đánh giá chức năng thận và gan trong và sau khi hồi phục. Trao đổi về bất kỳ triệu chứng bất thường nào với bác sĩ chẳng hạn như lượng nước tiểu giảm hoặc khó thở.

DỰ PHÒNG

Thực hiện theo những lời khuyên này có thể giúp giảm nguy cơ sốc nhiệt và các bệnh liên quan đến nhiệt khác:

  • Giữ nước bằng cách uống nhiều nước hoặc đồ uống thể thao có chứa chất điện giải.
  • Giảm lượng thời gian bạn ở ngoài trời trong thời tiết rất nóng.
  • Khi bạn ở bên ngoài trong thời tiết nóng, hãy mặc quần áo nhẹ, sáng màu, rộng rãi.
  • Lắp điều hòa hoặc dùng quạt khi ở trong nhà khi thời tiết nóng.
  • Tránh tập thể dục và các loại hoạt động thể chất vất vả hoặc gắng sức khác ở ngoài trời khi trời nóng và ẩm.

Bạn cũng nên tránh để trẻ em, động vật hoặc người lớn trong không gian nóng kín như ô tô hoặc phòng không có cửa sổ và không có máy lạnh.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Sự khác biệt giữa sốc nhiệt và kiệt sức vì nóng là gì?

Sự khác biệt chính giữa hai là nhiệt độ cơ thể trung tâm. Khi bị kiệt sức vì nóng, một người có nhiệt độ cơ thể trung tâm khoảng 38°C. Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể trung tâm của một người đạt tới 40°C hoặc cao hơn. 

Kiệt sức vì nóng không phải là một trường hợp cấp cứu y tế nhưng sốc nhiệt thì có.

Bạn có thể chết vì sốc nhiệt không?

Đúng. Nếu không được điều trị, sốc nhiệt có thể dẫn đến suy nội tạng, tổn thương não và trong trường hợp nghiêm trọng là tử vong.

Sốc nhiệt kéo dài bao lâu?

Nếu bạn bị sốc nhiệt, bạn càng được điều trị nhanh thì quá trình phục hồi của bạn càng dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn có thể tiếp tục cảm thấy nhạy cảm với nhiệt trong khoảng một tuần sau khi các triệu chứng của bạn đã biến mất.

KẾT LUẬN

Sốc nhiệt là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng cần được điều trị y tế ngay lập tức. Những người mắc bệnh này có nhiệt độ cơ thể trung tâm đạt tới 40°C hoặc cao hơn.

Sốc nhiệt thường do thời tiết ở ngoài trời quá nóng và ẩm. Tình trạng này cũng có thể được gây ra bởi không gian trong nhà quá nóng. Trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn tuổi và những người mắc một số bệnh mãn tính có nguy cơ bị sốc nhiệt cao hơn.

Bạn có thể tránh sốc nhiệt bằng cách giữ cho cơ thể mát mẻ và giữ nước.

Link bài dịch: 

  • Everything You Should Know About Heatstroke

https://www.healthline.com/health/heat-stroke

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *